Thứ Sáu, ngày 04/02/2022 | 14:50
Nhờ phát huy vai trò chủ thể của người dân, đồng thời triển khai nhiều công việc trọng tâm nên Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) và mỗi xã một sản phẩm (OCOP) trên địa bàn Tỉnh tiếp tục gặt hái nhiều kết quả ấn tượng.
Hiện nông dân Hậu Giang đã và đang hình thành nhiều mô hình kinh tế trong xây dựng NTM cho hiệu quả kinh tế cao.
Công nhận thêm xã NTM và NTM nâng cao
Theo đánh giá của Văn phòng điều phối NTM tỉnh thì trong năm 2021, mặc dù phải đối mặt với không ít khó khăn và thách thức, nhất là ảnh hưởng của dịch Covid-19; thế nhưng, với sự chủ động đề ra kế hoạch, lộ trình xây dựng NTM ngay từ đầu năm, đồng thời linh hoạt thực hiện phù hợp với từng thời điểm cụ thể của các ngành, các cấp từ Tỉnh đến cơ sở, đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát và kịp thời của Tỉnh ủy, UBND tỉnh nên Chương trình xây dựng NTM trên địa bàn tỉnh tiếp tục đi vào trọng tâm và gặt hái được nhiều kết quả quan trọng. Theo đó, điểm nổi bật đầu tiên là Tỉnh đã công nhận thêm 2 xã đạt chuẩn NTM nâng cao là xã Hỏa Tiến (thành phố Vị Thanh) và Trường Long Tây (huyện Châu Thành A); qua đây góp phần nâng số xã đạt chuẩn NTM nâng cao của tỉnh đến cuối năm 2021 là 5/51 xã, đạt 100% kế hoạch năm đề ra.
Người dân trong Tỉnh luôn tích cực cùng chính quyền địa phương xây dựng NTM bằng nhiều việc làm thiết thực.
Ông Nguyễn Văn Hạo, hộ dân có hơn 1ha khóm Cầu Đúc, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, bộc bạch: “Từ khi xã nhà được công nhận đạt chuẩn NTM, rồi hôm nay là NTM nâng cao thì tôi thấy mọi thứ đều có bước phát triển mạnh mẽ qua từng năm. Cụ thể trong trồng khóm, hiện nhiều bà con đã áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP (khoảng 50ha) và tiêu chuẩn GlobalGAP (khoảng 165ha); đồng thời ứng dụng cơ giới hóa vào tất cả các khâu sản xuất, trong đó nổi bật gần đây là mô hình tưới nước tiết kiệm bằng hệ thống phun tự động. Nhờ vậy, đã góp phần giải phóng sức lao động, cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng tính liên kết về đầu ra sản phẩm cho người dân”.
Giống như xã NTM nâng cao thì trong quá trình xây dựng xã đạt chuẩn NTM, các địa phương của Tỉnh cũng tập trung phát triển nhiều mô hình sản xuất cho hiệu quả kinh tế cao nhằm không ngừng làm tăng nguồn thu nhập và giảm nghèo hiệu quả qua từng năm. Đơn cử như xã Đông Phước, huyện Châu Thành (một trong 3 xã được UBND tỉnh công nhận đạt chuẩn NTM năm 2021), hiện toàn xã có 27 mô hình sản xuất nổi bật cho thu nhập từ 85-350 triệu đồng/năm, trong đó mô hình thường cho nguồn thu nhập cao là trồng chanh không hạt, cam sành, bưởi da xanh và mít.
Năm 2021, Hậu Giang công nhận thêm 2 xã NTM nâng cao (đạt 100% kế hoạch) và 3 xã NTM (đạt 150% kế hoạch).
Ông Mai Hoàng Giang, hộ có 3 công bưởi da xanh trồng theo tiêu chuẩn VietGAP, ở ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước, chia sẻ: “Những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư, hỗ trợ hiệu quả về nhiều mặt nên người dân nơi đây đã hình thành và nhân rộng được nhiều mô hình sản xuất phù hợp với điều kiện canh tác của địa phương, nhất là việc 100% diện tích đất sản xuất nông nghiệp có đê bao khép kín để chủ động tưới tiêu nên tạo điều kiện cho các vườn cây ăn trái luôn xanh tốt, trĩu trái vào mùa thu hoạch, từ đó mang lại cuộc sống sung túc cho nhà vườn nhờ có nguồn thu nhập hấp dẫn”.
Cùng với phát triển sản xuất thì với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, trong năm qua, tranh thủ từ nhiều nguồn vốn, các địa phương trong tỉnh tiếp tục đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn về điện, đường, trường, trạm, nhà văn hóa,... Qua đây, một mặt xây dựng bức tranh nông thôn ngày càng khởi sắc, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân đi lại, vận chuyển hàng hóa được dễ dàng, cũng như đáp ứng nhu cầu vui chơi giải trí, học tập, khám chữa bệnh; mặt khác là giúp các xã hoàn thành những tiêu chí cứng trong quá trình xây dựng xã NTM và NTM nâng cao.
Chia sẻ niềm vui trước sự thay đổi về cơ sở hạ tầng của quê hương như hôm nay, ông Phạm Tuấn Lẫm, ở ấp Đông Bình, xã Đông Phước, huyện Châu Thành, thông tin: “Từ những con đường xuống cấp ngày nào thì nay đã được thay thế bằng đường nhựa hoặc bê tông hóa khang trang, rộng rãi. Chính sự thay đổi lớn này đã tạo thuận lợi về nhiều mặt trong đời sống của người dân xã Đông Phước hôm nay, nhất là đối với xã có vùng chuyên canh trái cây và nuôi thủy sản cần có xe tải trọng lớn vào đến tận nhà để vận chuyển nông sản, từ đó giảm bớt nhiều khâu trung gian, tăng lợi nhuận cho nhà nông. Mặt khác, con em còn được học trong những ngôi trường mới đạt chuẩn, bà con khám bệnh với trang thiết bị tốt nhất và được sinh hoạt, giao lưu thể thao tại những nơi rộng rãi, khang trang hơn trước đây rất nhiều”.
Ông Huỳnh Thành Hữu, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh triển khai những nội dung liên quan tại một buổi tập huấn về công tác xây dựng NTM năm 2021.
Ông Huỳnh Thành Hữu, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh, cho biết: Xác định người dân là chủ thể trong xây dựng NTM nên công tác tập huấn, tuyên truyền, vận động bằng nhiều hình thức và phù hợp theo từng thời điểm cụ thể luôn được đơn vị và các địa phương trong Tỉnh tiếp tục thực hiện có hiệu quả trong năm vừa qua. Nhờ vậy, mọi chương trình, phong trào xây dựng NTM khi được triển khai đều nhận được sự tham gia tích cực từ người dân, doanh nghiệp. Đơn cử là người dân tự nguyện hiến đất, hoa màu, vật kiến trúc để cùng Nhà nước đầu tư nhiều tuyến đường khang trang, đồng thời bà con thực hiện có trách nhiệm với 16 nội dung, phần việc của người dân trong xây dựng NTM, nhất là xây dựng cảnh quan môi trường ở xóm, ấp của mình sinh sống ngày càng sáng - xanh - sạch - đẹp. Ngoài ra, trong năm 2021, Văn phòng điều phối NTM tỉnh còn phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức nhiều lớp tập huấn về liên kết chuỗi giá trị trong sản xuất, tiêu thụ hàng hóa nông sản và phát triển nông nghiệp tuần hoàn gắn với xây dựng NTM nhằm không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân nông thôn.
Đa dạng sản phẩm OCOP
Là địa phương có thế mạnh về sản xuất nông nghiệp nên sản phẩm nông sản của Hậu Giang rất đa dạng về chủng loại. Do đó, với mục tiêu nâng cao chất lượng, giá trị sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ mà chương trình OCOP muốn hướng đến thì gắn với sự phát triển của quê hương, trong năm vừa qua, ngành chức năng từ Tỉnh đến cơ sở còn đặc biệt quan tâm hỗ trợ người dân xây dựng thương hiệu để được công nhận là sản phẩm OCOP cấp Tỉnh. Qua đây, không ngừng làm phong phú thêm số lượng, chủng loại sản phẩm OCOP cho tỉnh.
Bà Trần Hoa Phượng, Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Vị Thanh, thông tin: Ngay từ đầu năm, đơn vị đã đề ra kế hoạch và phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng ngành có liên quan để thực hiện chương trình OCOP. Trong đó, đặc biệt là tổ chức xem xét, lựa chọn những sản phẩm có tiềm năng để sớm chăm bồi trở thành sản phẩm OCOP cấp tỉnh. Nhờ có sự chuẩn bị, chọn lọc kỹ lưỡng và tích cực hỗ trợ về nhiều mặt cho các chủ thể có sản phẩm tiềm năng đạt chuẩn OCOP cấp Tỉnh nên trong năm 2021 thành phố có thêm 8 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP 3 sao và 4 sao cấp Tỉnh, vượt 3 sản phẩm so với chỉ tiêu giao; nâng tổng số sản phẩm OCOP của thành phố đến thời điểm này là 20 sản phẩm.
Giống như thành phố Vị Thanh, ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho hay: Trong năm vừa qua, ngành chức năng của huyện tiếp tục thực hiện nhiều giải pháp để nâng cao chất lượng, tăng giá trị các sản phẩm nông sản đặc trưng bằng chương trình liên kết sản xuất nông nghiệp sạch, ứng dụng công nghệ vào sản xuất và chế biến sâu. Qua đây, đã thu hút được nhiều doanh nghiệp, hợp tác xã (HTX), tổ hợp tác và hộ dân tham gia tạo sản phẩm OCOP, từ đó giúp địa phương tìm kiếm, phát triển các sản phẩm hàng hóa có thế mạnh để được công nhận là sản phẩm OCOP. Và sau 2 năm thực hiện chương trình, hiện huyện Phụng Hiệp có 21 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 17 sản phẩm đạt 4 sao, 4 sản phẩm đạt 3 sao.
Điều làm cho các chủ thể có sản phẩm OCOP cảm thấy hài lòng và tạo động lực trong phát triển thương hiệu là giá trị sản phẩm và thị trường đầu ra được nâng lên đáng kể so với thời điểm chưa được công nhận OCOP. Có được kết quả trên là nhờ các ngành chức năng của Tỉnh đã tăng cường quảng bá, giới thiệu và kết nối tiêu thụ thông qua hội chợ, hội nghị xúc tiến thương mại tại các tỉnh, thành phố trên cả nước, đồng thời gắn với những hoạt động quảng bá du lịch của Tỉnh. Qua thống kê của ngành chức năng thì hiện nhiều sản phẩm OCOP của Tỉnh được liên kết và bày bán ở nhiều hệ thống siêu thị lớn như: Vinmart, Bách Hóa Xanh, Big C, Co.opMart...
Bà Lê Kim Phụng Em, Chủ cơ sở sản xuất trà mãng cầu Phụng Phát (đơn vị có sản phẩm OCOP đạt chuẩn 4 sao cấp tỉnh), ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Ngoài được tăng cường quảng bá thì mẫu mã, chất lượng sản phẩm khi được công nhận OCOP cũng được các chủ thể đặc biệt quan tâm, trau chuốt, từ đó tạo thiện cảm và thu hút khách hàng tìm đến mua sản phẩm của mình ngày một nhiều hơn”.
Nhờ áp dụng canh tác theo hướng an toàn thực phẩm nên hiện có nhiều mặt hàng trái cây của tỉnh được tiêu thụ ở thị trường châu Âu thông qua HTX Trái cây sinh học OCOP.
Chính việc quan tâm nâng cao chất lượng sản phẩm bằng giải pháp sản xuất theo hướng an toàn thực phẩm (đạt chuẩn VietGAP, GlobalGAP) để đáp ứng nhu cầu thị trường nên nhiều mặt hàng OCOP của Tỉnh hiện không chỉ tiêu thụ ở trong nước mà còn xuất khẩu với số lượng lớn sang nước ngoài. Điển hình như trong năm vừa qua, HTX trái cây sinh học OCOP, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành đã tổ chức ký kết hợp tác với Công ty Fresh - Port để hình thành chuỗi giá trị phân phối trái cây chất lượng cao của Tỉnh vào thị trường Anh, Australia, New Zealand...
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hậu Giang, cho hay: Có được kết quả rất phấn khởi trong thực hiện chương trình OCOP như trên là do sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Tỉnh ủy và UBND tỉnh, cùng sự phối hợp của các sở, ban, ngành liên quan và địa phương triển khai thực hiện trong tình hình mới; qua đây đã và đang khơi dậy được lợi thế của từng địa phương để tạo ra sự đa dạng về sản phẩm OCOP cho Tỉnh. Tới đây, UBND tỉnh sẽ tiếp tục chỉ đạo các cơ quan liên quan của Tỉnh phát huy những mô hình, cách làm hay trong xây dựng NTM và thực hiện chương trình OCOP, đồng thời sớm tháo gỡ những điểm còn nghẽn để xây dựng quê hương Hậu Giang ngày càng giàu đẹp.
Trong năm 2021, UBND tỉnh công nhận thêm 58 sản phẩm OCOP, vượt 18 sản phẩm so với kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh có 105 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP; trong đó, có 48 sản phẩm 4 sao và 57 sản phẩm 3 sao. Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 34.679 mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế, với nguồn thu nhập từ 100-500 triệu đồng/năm, cá biệt có một số hộ đạt doanh thu từ 1-2 tỉ đồng/ha/năm. |
MINH NHỰT
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
08:40 27/11/2024
(HG) - Tòa án nhân dân tỉnh vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A.
08:39 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank) Chi nhánh Hậu Giang tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa 2 đơn vị.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:30 27/11/2024
Giải Mai Vàng năm nay đã khởi động. Đây là một mùa giải đặc biệt, khẳng định sức sống của hành trình 30 năm...