Thứ Hai, ngày 22/02/2021 | 07:07
Với tiềm năng và lợi thế sẵn có, huyện Phụng Hiệp triển khai nhiều giải pháp đồng bộ, đẩy mạnh liên kết sản xuất, phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững.
Nhiều hộ dân ở xã Phương Bình khá lên nhờ trồng khóm MD2.
Theo UBND huyện Phụng Hiệp, trong các chỉ tiêu nghị quyết của năm 2020 đạt được thì chỉ tiêu đạt kết quả vượt trội nhất là thu ngân sách nhà nước đạt 120%, tỷ lệ hộ giảm được 2,52%. Còn trong sản xuất nông nghiệp, đã chỉ đạo có hiệu quả việc chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, giảm diện tích mía kém hiệu quả trên 1.000ha, việc ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng mô hình có hiệu quả kinh tế cao và xây dựng sản phẩm đặc trưng của địa phương có nhiều chuyển biến tích cực.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Mặc dù năm qua huyện Phụng Hiệp chịu ảnh hưởng hạn mặn làm ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp trên địa bàn huyện, tuy nhiên huyện đã chủ động thực hiện đồng bộ các giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững. Xây dựng kế hoạch triển khai các mô hình phát triển nông nghiệp áp dụng các quy trình sản xuất an toàn, chứng nhận VietGAP, đầu tư hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho vùng nguyên liệu, nâng cao chất lượng nông sản, gắn kết thực hiện chuỗi giá trị. Đồng thời triển khai các giải pháp phát triển nhãn hiệu, thương hiệu, xúc tiến đăng ký mã số mã vạch, mã QR, thiết kế bao bì nhằm chuẩn hóa sản phẩm đáp ứng yêu cầu sản phẩm OCOP. Từ đó, lĩnh vực nông nghiệp đạt kết quả vượt cao hơn so năm 2019.
Để nâng cao hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp, UBND huyện Phụng Hiệp đã chỉ đạo ngành chuyên môn phát triển mô hình kinh tế như dưa lưới, nấm bào ngư, nuôi cá chạch, cá thát lát, nuôi lươn trong bể bạc... Đây là những mô hình đang thực hiện mang lại giá trị kinh tế cao cho người dân. Đặc biệt là huyện đã tổ chức các hội nghị mời gọi công ty đến ký kết bao tiêu sản phẩm cho người trồng có đầu ra ổn định và xuất khẩu. Điển hình như liên kết các đầu mối tiêu thụ trên chanh không hạt đạt tiêu chuẩn xuất khẩu châu Âu. Bên cạnh đó, các công ty còn thực hiện bao tiêu 30ha khóm MD2 ở xã Phương Bình, 117ha mãng cầu, 60ha gạo sạch, 2.600 mía, 30ha cá thát lát và 30.000 con heo được ký kết nuôi gia công.
Ông Nguyễn Văn Sĩ, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, vui mừng cho hay: “Trước đây, trên diện tích 1,5ha đất gia đình tôi chủ yếu trồng mía. Thấy cây mía không còn hiệu quả, tôi chuyển sang trồng khóm Queen. Giá bao tiêu hiện nay 5.500 đồng/kg, với giá này trừ các khoản chi phí mỗi công tôi lợi nhuận khoảng 20 triệu đồng. Hiện tại khóm đang cho trái đợt 3, so với trồng lúa thì trồng khóm lợi nhuận gấp nhiều lần. Tôi rất vui khi toàn bộ diện tích trồng được công ty ký kết bao tiêu. Cũng nhờ có bao tiêu sản phẩm đã giúp nhiều hộ nông dân trồng khóm MD2 yên tâm sản xuất, không lo cảnh được mùa mất giá như trước đây”.
Với sự chỉ đạo của Huyện ủy, UBND huyện, sự nỗ lực của ngành nông nghiệp địa phương cùng với người dân đã đẩy mạnh lĩnh vực nông nghiệp của huyện Phụng Hiệp ngày càng phát triển. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Đột phá của năm qua là huyện đã có được 300ha chanh không hạt được ký hợp đồng bao tiêu. Xây dựng phát triển các HTX theo luật mới. Ngoài ra, phát triển nhiều mô hình hiệu quả để xây dựng sản phẩm OCOP, mô hình áp dụng công nghệ tiên tiến như dưa lưới, măng tây, trái gấc, nuôi lươn trong bể bạc không bùn, trồng rau trong nhà lưới, sản xuất lúa an toàn tiến tới hữu cơ. Trong năm 2020, toàn huyện có được 15 sản phẩm OCOP được công nhận, trong đó 12 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao.
Theo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, năm 2021 tiếp tục tập trung thực hiện các đột phá của huyện là chuyển đổi từ kinh tế nhỏ lẻ sang kinh tế tập thể gắn với liên kết doanh nghiệp bao tiêu, trong đó hỗ trợ kỹ thuật để nhân rộng thêm 300ha chanh không hạt được ký hợp đồng bao tiêu, nâng tổng diện tích chanh không hạt được ký bao tiêu lên 600ha và tiến tới làm lúa hữu cơ 300ha; phối hợp với tỉnh thực hiện mô hình trồng bưởi da xanh kết hợp với tưới thông minh. Ngoài ra, đề nghị Trung ương xét nâng cấp các sản phẩm OCOP đạt tiêu chuẩn 4 sao lên tiêu chuẩn 5 sao.
Nhằm hạn chế thiệt hại tối đa cho người dân trong sản xuất nông nghiệp, ngay từ đầu năm 2021, huyện Phụng Hiệp đã chủ động phòng, chống hạn mặn. Theo dự báo, tình hình hạn, mặn năm nay sẽ đến sớm, do đó UBND huyện đã chỉ đạo Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Trạm Thủy lợi thường xuyên đo độ mặn trên các kênh xáng Búng Tàu, Lái Hiếu để ứng phó kịp thời khi có nước mặn xâm nhập vào địa bàn. Theo đó, đã phát 20 túi chứa nước ngọt phục vụ nước sinh hoạt cho người dân ở ngoài vùng đê bao. Ngoài ra, huyện có văn bản gửi UBND các xã, thị trấn vận động Nhân dân tích cực nạo vét kênh mương phục vụ nước sinh hoạt và sản xuất.
Ông Lê Như Lê, Phó Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: Năm 2021, huyện sẽ rà soát lại các sản phẩm thực hiện theo chuẩn GlobalGAP. Đồng thời, xây dựng kế hoạch đề án nông nghiệp bền vững gắn với phát triển du lịch. Chú trọng phát triển các hợp tác xã về du lịch, xây dựng mô hình nông nghiệp với các sản phẩm đang có tại địa phương. Cụ thể là đầu tư phát triển các tuyến du lịch khu di tích Chiến thắng Chày Đạp, Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng, Khu du lịch Mùa Xuân, địa điểm di sản cây Lộc Vừng, Khu di tích căn cứ Tỉnh ủy...
Một số chỉ tiêu Nghị quyết năm 2021 huyện Phụng Hiệp đề ra là phấn đấu tổng giá trị sản xuất (GO - giá so sánh 2010) đạt trên 7.884 tỉ đồng; tổng vốn đầu tư toàn xã hội 2.700 tỉ đồng; tổng thu ngân sách nhà nước trên 672 tỉ đồng, trong đó thu nội địa đạt 70,5 tỉ đồng. Số lao động được giải quyết việc làm mới là 2.420 lao động. Số trường đạt chuẩn quốc gia là 3 trường. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 1,7% trở lên theo chuẩn hiện hành, hộ cận nghèo giảm từ 1,2% trở lên. Củng cố, nâng chất 6 xã nông thôn mới. Xây dựng 1 xã đạt chuẩn nông thôn mới. |
Bài, ảnh: T.XOÀN
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:33 28/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.