Phòng bệnh gia súc, gia cầm lúc giao mùa

Thứ Hai, ngày 19/04/2021 | 17:50

Bước vào thời điểm chuyển mùa, các địa phương và người chăn nuôi đang tăng cường các biện pháp phòng, chống dịch bệnh để bảo vệ đàn gia súc, gia cầm.

Vệ sinh tiêu độc, khử trùng môi trường là một trong những biện pháp giúp giảm thiểu rủi ro dịch bệnh cho gia súc, gia cầm.

Hiện nay, các địa phương khẩn trương triển khai kế hoạch thực hiện tháng vệ sinh tiêu độc khử trùng môi trường, đảm bảo các nội dung theo yêu cầu. Theo đó, UBND cấp xã thành lập các đội tổng vệ sinh và phun hóa chất tiêu độc khử trùng khu vực chăn nuôi gia súc, gia cầm nhỏ lẻ quy mô hộ gia đình. Các ổ dịch cũ, hố chôn gia súc, gia cầm mỗi tuần 1 lần, liên tục trong 4 tuần và thực hiện hàng ngày đối với các chợ buôn bán gia súc, gia cầm, sản phẩm gia súc, gia cầm. Đối với các cơ sở chăn nuôi gia súc, gia cầm tập trung; cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm; cơ sở kinh doanh động vật, sản phẩm động vật; cơ sở cách ly kiểm dịch động vật; cơ sở ấp trứng, thu gom kinh doanh trứng gia cầm, chủ cơ sở tự trang bị vật tư, hóa chất, kinh phí, tổ chức thực hiện dưới sự giám sát của chính quyền địa phương và thú y cơ sở.

Theo thống kê của Chi cục Chăn nuôi Thú y và Thủy sản tỉnh, tính tới ngày 9-4 tổng số hóa chất đã phun xịt tại hộ chăn nuôi trên 510 lít, diện tích được phun xịt trên 1 triệu m2. Cụ thể, hóa chất đã được phun xịt tại các chợ trên 30 lít, tổng diện tích trên 62.000m2. Ngoài ra, 106 cơ sở được giám sát khi tiến hành tiêu độc sát trùng, tổng diện tích trên 520.000m2. Kết quả tiêu độc sát trùng tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, tính đến ngày 9-4-2021, kết quả tiêu độc sát trùng tại các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ là trên 1 triệu m2/23.948 hộ.

Ông Nguyễn Văn Sáng, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y huyện Châu Thành A, thông tin: Hiện nay, các xã, thị trấn đã triển khai đúng tiến độ. Cụ thể, đang bước vào tuần thứ 2 của tháng vệ sinh, tiêu độc khử trùng môi trường chăn nuôi. Bên cạnh đó, lực lượng thú y cũng tiến hành song song việc rà soát, tiêm vắc-xin phòng bệnh cho đàn gia cầm, để đảm bảo khâu phòng bệnh.

Còn tại thành phố Vị Thanh, khâu vệ sinh, tiêu độc, khử trùng được yêu cầu thực hiện đúng phương pháp để đạt hiệu quả cao. Đảm bảo an toàn cho người chăn nuôi và vật nuôi, không gây hại đến đối tượng cần khử trùng tiêu độc và không gây ô nhiễm môi trường. Một số xã, phường đã triển khai đến tuần thứ 2.

Ông Lê Trường Hận, Trưởng trạm Chăn nuôi và Thú y thành phố Vị Thanh, cho hay: Tiến độ hiện nay vẫn đảm bảo theo kế hoạch chung. Bên cạnh việc tiến hành phun khử trùng tiêu độc môi trường, đơn vị cũng triển khai kế hoạch tiêm phòng cúm gia cầm đợt 1, đồng thời khuyến cáo người dân chủ động tiêm phòng các bệnh nguy hiểm, chăm sóc bảo vệ đàn kỹ trong giai đoạn chuyển mùa.

Đối tượng tập trung tiêm phòng là tất cả gia súc, gia cầm trong diện tiêm phòng nhưng chưa được tiêm phòng hoặc đã được tiêm phòng nhưng hết miễn dịch. Khi thực hiện đúng lịch, đủ liều sẽ giúp tạo miễn dịch và mức kháng thể bảo hộ khép kín trong quần thể gia súc, gia cầm trên địa bàn thành phố. Đề phòng các bệnh trên gia súc, gia cầm như: bệnh cúm gia cầm H5N1, H5N6; tai xanh heo; bệnh dịch tả heo… Đối với bệnh cúm gia cầm thì tỷ lệ tiêm phòng bảo đảm đạt tối thiểu 80% tổng đàn nằm trong diện tiêm phòng.

Với hiệu quả và lợi ích trên, ngày nay đa số hộ chăn nuôi đều chủ động hơn trong khâu tiêm phòng để bảo vệ đàn gà, vịt; nhất là những hộ nuôi quy mô lớn. Bà Lê Thi Ba, người nuôi vịt chạy đồng ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, cho rằng: “Phòng bệnh hơn trị bệnh. Gần bước vào mùa mưa, gà, vịt dễ nhiễm bệnh, đề kháng yếu. Tôi thường kiểm tra giấy tờ, chú ý thời gian tiêm vắc-xin cúm gia cầm để bổ sung kịp thời, giúp hiệu quả miễn dịch tốt hơn. Chăn nuôi bây giờ khó khăn lắm! Đàn vịt 400 con là cả gia tài, mình nuôi tốt mới có lời. Còn chủ quan, không tiêm ngừa thì sớm muộn gì cũng bị hao hụt”.

Thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa, nguy cơ phát sinh dịch bệnh trên gia súc, gia cầm cao. Ở các huyện, thị xã, thành phố khác, ngành nông nghiệp đang tổ chức giám sát chặt chẽ đến từng hộ chăn nuôi nhằm kiểm tra, phát hiện và ngăn chặn kịp thời khi dịch bệnh xảy ra. Đồng thời, chú trọng việc triển khai tiêm phòng, tiêm phòng bổ sung cho số vật nuôi mới nhập đàn và số vật nuôi đã hết thời gian miễn dịch. Theo khuyến cáo của các ngành chuyên môn, thời tiết giao mùa, người chăn nuôi cần lưu ý thường xuyên kiểm tra gia súc, gia cầm để phát hiện sớm những biểu hiện bất thường. Nhanh chóng thông báo với lực lượng thú y cơ sở, chính quyền địa phương khi nghi ngờ vật nuôi mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm để được hướng dẫn phòng, chống và có biện pháp can thiệp kịp thời.

Ngoài ra, UBND tỉnh đã ban hành kế hoạch phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm và thủy sản năm 2021 với mục đích là khống chế được một số loại dịch bệnh nguy hiểm đối với động vật. Cụ thể, như cúm gia cầm thể độc lực cao, lở mồm long móng ở gia súc, tai xanh ở heo, dịch tả châu Phi, bệnh dại ở động vật, gan thận mủ ở cá tra và một số bệnh khác nhằm bảo đảm cho sản xuất chăn nuôi phát triển ổn định, bền vững, bảo vệ sức khỏe Nhân dân và góp phần phát triển kinh tế, xã hội của tỉnh. Đồng thời, nâng cao nhận thức của người dân và toàn xã hội đối với công tác phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm và thủy sản.

Bài, ảnh: ANH KỲ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP

08:01 28/11/2024

Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Dự án Đường tỉnh 929 phấn đấu hoàn thành trong năm 2025

11:00 28/11/2024

​​​​​​​(HG) - Dự án Đường tỉnh 929 (đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61) có chiều dài 4,9km, tổng mức đầu tư là 300 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án 2022-2025.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng

10:15 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho hơn 270 học viên là cán bộ phụ trách công tác tổ chức xây dựng Đảng thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở cấp huyện.

17 bài thi vào vòng chung khảo cuộc thi về cải cách hành chính

10:07 28/11/2024

(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

10:06 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,