Thứ Sáu, ngày 25/12/2020 | 07:54
Thời tiết bước vào giai đoạn chuyển mùa cũng là lúc người chăn nuôi quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe đàn gia súc, gia cầm và cảnh giác cao với dịch bệnh.
Người chăn nuôi chủ động các biện pháp bảo vệ đàn trong mùa lạnh.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, nguy cơ các loại dịch bệnh nguy hiểm trên đàn vật nuôi vào cuối năm 2020 và đầu năm 2021 là rất cao. Nguyên nhân do tổng đàn vật nuôi, mật độ chăn nuôi tăng, trong đó chăn nuôi nhỏ lẻ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng phòng bệnh còn hạn chế ở nhiều nơi. Công tác tổ chức tiêm phòng vắc-xin cho đàn vật nuôi tại một số địa phương chưa được triển khai đầy đủ, tỷ lệ tiêm phòng thấp. Thời tiết chuyển mùa, làm giảm sức đề kháng của đàn vật nuôi và tạo thuận lợi cho mầm bệnh tồn tại, phát tán diện rộng và gây ra dịch bệnh…
Tại Hậu Giang, các biện pháp phòng, chống dịch bệnh được tăng cường, ngành chức năng, các địa phương tuyên truyền đến người dân từ sớm, góp phần giúp bà con chủ động bảo vệ đàn. Để chăm sóc nuôi dưỡng tốt đàn trâu của mình, ông Nguyễn Hồng Ngự, ở xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ, rất chú trọng khâu tiêm phòng, nhất là dịch tả, tụ huyết trùng và bệnh lở mồm long móng.
“Tôi cho rằng phòng bệnh hơn chữa bệnh. Mùa lạnh này, đàn trâu dễ bị bệnh lở mồm long móng. Hồi tháng 8, tôi đã tiêm đủ liều, đúng lịch. Dịch tả, tụ huyết trùng thì năm nào cũng phải phòng chứ trâu mà nhiễm bệnh rồi là dễ chết lắm. Chi phí vắc-xin tiêm phòng không nhiều nhưng nó giúp bảo vệ đàn vật nuôi rất hiệu quả”, ông Ngự chia sẻ.
Hiện nay, ngành nông nghiệp đang triển khai các biện pháp khẩn trương kiểm soát, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xâm nhập, lây lan diện rộng. Theo đó, các địa phương sẽ rà soát, thống kê các hộ chăn nuôi trâu, bò trên địa bàn và hướng dẫn người chăn nuôi chủ động giám sát, kịp thời phát hiện các trường hợp gia súc có biểu hiện bị bệnh, nghi bị bệnh. Áp dụng kỹ thuật chăn nuôi an toàn sinh học, vệ sinh, sát trùng, diệt côn trùng, ruồi, muỗi, ve, mòng, tại khu vực chăn nuôi. Bổ sung chất dinh dưỡng, khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho gia súc…
Trong chăn nuôi, dịch bệnh dễ phát sinh lúc thời tiết thay đổi thường xuyên. Khi đó, đề kháng trong cơ thể vật nuôi yếu, giảm khả năng thích nghi với thay đổi của môi trường bên ngoài. Sau đợt thiệt hại do dịch tả heo châu Phi, người chăn nuôi rất thận trọng phòng bệnh, nhất là những bệnh nguy hiểm như dịch tả heo châu Phi, lở mồm long móng, heo tai xanh… Tập quán chăn nuôi dần hình thành theo hướng giảm nhỏ lẻ sang quy mô lớn, áp dụng chăn nuôi an toàn sinh học.
Ông Châu Thành Tiến, ở ấp Tân Phú A1, xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, cho rằng: “Bây giờ nuôi heo phải làm chuồng kín chứ không dám nuôi chuồng hở như hồi xưa. Dịch bệnh ngày càng nhiều, mình càng phải cẩn thận với mong thu được hiệu quả kinh tế nhất định khi xuất chuồng”.
Mùa lạnh, ẩm độ không khí tăng cao, biên độ nhiệt ngày và đêm chênh lệch là điều kiện thuận lợi cho nhiều loại bệnh trên gia cầm phát sinh và lây lan mạnh. Vào thời gian này, người nuôi gia cầm thường lo ngại các bệnh như: cúm, gumboro, hen, tụ huyết trùng... Sau khi đàn gà gần 50 con bị hao hụt cách đây 3 tháng, chị Nguyễn Kim Ngân, ở ấp 3, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, mới dám tái đàn hồi đầu tháng 11 âm lịch. Lúc tái đàn thời tiết trở lạnh, để tránh hao hụt, sau khi mua con giống, chị Ngân làm lại khu chuồng nuôi cao ráo. Gà được tiêm ngừa bệnh tụ huyết trùng, cúm gia cầm ngay sau khi mua về. Thay vì nuôi thả vườn như trước thì giờ đây chị chọn cách nuôi nhốt để giảm rủi ro lúc giao mùa.
“Bây giờ tôi mới tìm hiểu về phòng bệnh chứ ngày trước thì cứ mua về là nuôi thôi. Chăn nuôi một khi bị hao hụt rồi mới thấy chuyện tiêm phòng quan trọng đến mức nào. Từ 35 con giống này, tôi cố gắng chăm sóc tốt để tăng dần số lượng đàn”, chị Ngân cho hay.
Theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh thì người chăn nuôi cần chủ động sớm biện pháp bảo vệ gia cầm trong mùa lạnh. Chuồng nuôi cần được tu sửa, che chắn kín gió. Đảm bảo thức ăn có đầy đủ chất dinh dưỡng, phù hợp với từng lứa tuổi của gà. Cho gia cầm uống đủ nước sạch, đồng thời bổ sung vào nước một số chất khoáng, B-Complex, Vitamin C, B1, có tác dụng tăng khả năng hấp thu thức ăn và tăng sức đề kháng. Kiểm tra và xử lý không để đọng phân, nước thải, vệ sinh máng ăn uống thường xuyên…
Ngành nông nghiệp tỉnh đang triển khai các biện pháp kiểm soát, ngăn chặn bệnh viêm da nổi cục trên trâu, bò xâm nhập, lây lan diện rộng.
Theo ông Đặng Ngọc Giao, Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh, ngành đã triển khai các biện pháp phòng, chống dịch bệnh trên gia súc, gia cầm vụ Đông xuân. Theo đó, tập trung công tác tuyên truyền; hướng dẫn người chăn nuôi tăng cường áp dụng các biện pháp chăn nuôi an toàn sinh học; hàng ngày vệ sinh, sát trùng bằng vôi bột, hóa chất khu vực chuồng nuôi và khu vực xung quanh có nguy cơ cao. Tổ chức tháng tổng vệ sinh, sát trùng môi trường từ ngày 20-12-2020 đến ngày 20-1-2021 để tiêu diệt các loại mầm bệnh. Rà soát, tiêm phòng mới, tiêm nhắc lại, tiêm bổ sung cho đàn vật nuôi, bảo đảm tối thiểu trên 80% tổng đàn thuộc diện tiêm phòng được tiêm vắc-xin, nhất là đối với bệnh cúm gia cầm, lở mồm long móng, tai xanh. Tăng cường công tác chủ động giám sát dịch bệnh trên gia súc, gia cầm, nhất là tại các khu vực đã từng có dịch bệnh xuất hiện. Tổ chức kiểm tra, đôn đốc công tác phòng, chống dịch bệnh động vật, nhất là tại các địa phương có ổ dịch cũ như: cúm gia cầm, lở mồm long móng, dịch tả heo châu Phi để kiểm soát, xử lý dứt điểm khi có các ổ dịch phát sinh, không để lây lan, dây dưa kéo dài. Tổ chức kiểm tra, kịp thời phát hiện và xử lý nghiêm các trường hợp cung ứng, buôn bán các loại vắc-xin không bảo đảm chất lượng theo quy định của pháp luật hiện hành; xử lý nghiêm các trường hợp cản trở, lợi dụng tình hình dịch bệnh, găm hàng gây khó khăn cho người chăn nuôi trong việc tiếp cận, mua vắc-xin để tiêm phòng cho đàn vật nuôi.
Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, từ đầu năm 2020 đến nay, bệnh dịch tả heo châu Phi đã xảy ra tại 50 tỉnh, thành phố; bệnh cúm gia cầm đã xảy ra tại 28 tỉnh; bệnh lở mồm long móng đã xảy ra tại 24 tỉnh, thành phố; bệnh tai xanh đã xảy ra tại 2 tỉnh; bệnh viêm da nổi cục đã xảy ra tại 10 tỉnh, thành phố. Các loại mầm bệnh có khả năng còn lưu hành, tồn tại trong môi trường và đàn gia súc, gia cầm là khá cao. |
Bài, ảnh: KỲ ANH
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:33 28/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.