Phòng, chống xâm nhập mặn hiệu quả

Thứ Năm, ngày 22/04/2021 | 19:56

Với mục tiêu giảm đến mức thấp nhất sự ảnh hưởng của xâm nhập mặn đến đời sống và sản xuất người dân, từ đầu năm đến nay, ngành chức năng thành phố Vị Thanh cùng phối hợp với người dân thực hiện hiệu quả nhiều giải pháp.

Với sự chỉ đạo quyết liệt của lãnh đạo Thành ủy Vị Thanh nên xâm nhập mặn không gây ảnh hưởng đến sản xuất của bà con.

Thành phố Vị Thanh là một trong những địa phương thường chịu ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn vào mùa khô. Minh chứng như trong mùa khô năm nay, nồng độ mặn xâm nhập cao nhất xuất hiện trên địa bàn thành phố đến thời điểm này là 11,2‰, thấp hơn đỉnh điểm cùng kỳ 7,4‰. Trước tình hình xâm nhập mặn với nồng độ cao và diễn biến phức tạp nên công tác chủ động thực hiện các giải pháp ứng phó luôn được ngành chức năng thành phố quan tâm. 

Cụ thể, ngay từ đầu mùa khô, Ban Chỉ huy phòng, chống thiên tai - tìm kiếm cứu nạn (PCTT-TKCN) thành phố đã xây dựng và ban hành kế hoạch về ứng phó xâm nhập mặn, trong đó có phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên và các địa phương, nhất là tại 3 xã trọng tâm là Hỏa Tiến, Tân Tiến và Hỏa Lựu. Đặc biệt, thành phố đã triển khai có hiệu quả việc thực hiện các công trình và phi công trình trong ứng phó. Theo đó, về công trình, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thành phố đã phối hợp tốt với ngành chức năng có liên quan của tỉnh thực hiện việc kiểm tra và vận hành đóng, mở cửa cống trên hệ thống đê bao ngăn mặn Long Mỹ - Vị Thanh và hệ thống cống ngăn mặn Nam Xà No, cũng như Bắc - Xà No. Minh chứng như trên tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh, thuộc địa bàn xã Tân Tiến và xã Hỏa Tiến, từ đầu mùa khô đến nay, ngành chức năng thành phố tiến hành vận hành đóng, mở 13 cống theo độ mặn theo dõi ngoài sông. Bên cạnh đó, xã Hỏa Tiến và Tân Tiến còn đóng 22 cống ngầm và đắp một đập thời vụ. Hiện nay, hệ thống các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý trên địa bàn thành phố được vận hành xả mặn lấy nước ngọt từ thượng nguồn đổ về, đồng thời khuyến cáo người dân lấy nước ngọt khi độ mặn xuống thấp để không gây thiệt hại. Ngoài ra, để chủ động đảm bảo nguồn nước tưới tiêu cho người dân, từ đầu năm đến nay, thành phố Vị Thanh tiến hành đầu tư nâng cấp, sửa chữa mới 3 đập ngăn mặn cải tiến, với tổng kinh phí thực hiện 900 triệu đồng.

Ông Phạm Văn Diện, hộ dân sống dọc theo tuyến sông Cái Lớn, thuộc ấp Thạnh Xuân, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Trước khi nước mặn xâm nhập, tôi thấy có cán bộ đi kiểm tra và vận hành thử các cống ngăn mặn trên tuyến đê bao Long Mỹ - Vị Thanh để luôn trong tư thế sẵn sàng ứng phó. Khi mặn xuất hiện thì hệ thống cống được đóng sớm và kịp thời nên nước mặn không xâm nhập vào các kênh, rạch nội đồng, nhờ vậy không làm ảnh hưởng đến vườn cây ăn trái và rẫy khóm của bà con nơi đây. Không chỉ vậy, dù hệ thống cống đã đóng nhưng cán bộ chuyên môn cũng thường xuyên đi kiểm tra để khắc phục những sự cố được kịp thời; trong đó điển hình như tại cống 8 Diễn trước nhà tôi”.  

 Bên cạnh hiệu quả về giải pháp công trình thì biện pháp phi công trình cũng đóng góp quan trọng vào kết quả ngăn mặn của thành phố từ đầu năm đến nay. Theo đó, để chủ động trong công tác ứng phó, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN thành phố thường xuyên cập nhật diễn biến mặn xâm nhập trong khu vực và trên địa bàn thành phố từ các cơ quan dự báo Khí tượng Thủy văn của Trung ương, địa phương; đồng thời bộ phận chuyên môn thường xuyên đi đo nồng độ mặn tại các điểm chính, trong đó vào lúc cao điểm là thực hiện đo mặn 2 lần/ngày và thông báo tình hình xâm nhập mặn hàng ngày lên phương tiện thông tin đại chúng để ngành chức năng các địa phương và người dân thành phố được biết, từ đó có biện pháp ứng phó kịp thời. Ngoài ra, thành phố cũng khai thác có hiệu quả về số liệu từ 3 trạm đo mặn tự động trên địa bàn, gồm: Trạm ở kênh Lầu, kênh Mới và trạm ở cầu Cái Tư.

Ông Lê Văn Tâm, ở ấp Tư Sáng, xã Tân Tiến, có hơn 1ha vườn cây ăn trái, bộc bạch: “Từ khi có thông tin nước mặn đổ về, gia đình tôi đã chủ động trữ nước, đóng hết các cống dẫn nước vào vườn để ngăn mặn. Đặc biệt, nhờ ngành chức năng của thành phố thường xuyên cập nhật độ mặn và thông báo rộng rãi cho người dân được biết nên từ đầu mùa khô đến nay, công tác ứng phó xâm nhập mặn của bà con được kịp thời và hiệu quả. Trong đó, riêng tôi hạn chế tối đa việc cho nước ra vào mương vườn để nước mặn không có cơ hội xâm nhập làm ảnh hưởng đến cây ăn trái của gia đình và bà con xung quanh. Hiện vườn cây nhà tôi vẫn đủ nước ngọt tưới tiêu và phát triển tốt”.

Ông Võ Tứ Phương, Trưởng phòng Kinh tế thành phố Vị Thanh, cho biết: Tình hình xâm nhập mặn năm nay trên địa bàn thành phố đến sớm hơn so với cùng kỳ hơn 1 tháng và diễn biến hết sức phức tạp, khó lường. Thế nhưng, nhờ sự chuẩn bị tốt các khâu ứng phó của ngành chức năng các cấp ngay từ đầu năm; đặc biệt là sự quan tâm chỉ đạo sâu sát của Thành ủy và UBND thành phố nên thiệt hại do mặn gây ra đến thời điểm này là không đáng kể. Hiện tại, dù độ mặn trên địa bàn thành phố đã giảm nhờ những cơn mưa đầu mùa vừa qua, tuy nhiên đơn vị không chủ quan mà thường xuyên chỉ đạo cán bộ chuyên môn tiếp tục thực hiện tốt các công việc ứng phó như đã làm trong thời gian qua; đồng thời khuyến cáo người dân vẫn tích cực ứng phó xâm nhập mặn. Mặt khác, hiện đang bước vào giai đoạn chuyển mùa nên ngoài việc ứng phó xâm nhập mặn thì ngành chức năng thành phố cũng tập trung triển khai các biện pháp trong phòng ngừa thiên tai, nhất là giông lốc. Cụ thể, sẽ đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khuyến cáo người dân tích cực đề phòng sét đánh và lốc xoáy để tránh thiệt hại; đồng thời chỉ đạo các xã, phường của thành phố kiên quyết tháo dỡ chà, nò và các vật cản trên sông, kênh, rạch để thoát lũ nhanh. Thường xuyên theo dõi và kiểm tra tình hình sạt lở trên sông, kênh, rạch và có kế hoạch thật cụ thể chống sạt lở hạ tầng, khu dân cư. Ngoài ra, tiến hành xây dựng lực lượng cơ động, dân quân tự vệ, phương tiện vận chuyển và vật chất luôn trong tư thế sẵn sàng ứng cứu khi có thiên tai xảy ra trên địa bàn...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP

08:01 28/11/2024

Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Dự án Đường tỉnh 929 phấn đấu hoàn thành trong năm 2025

11:00 28/11/2024

​​​​​​​(HG) - Dự án Đường tỉnh 929 (đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61) có chiều dài 4,9km, tổng mức đầu tư là 300 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án 2022-2025.

Bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng

10:15 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho hơn 270 học viên là cán bộ phụ trách công tác tổ chức xây dựng Đảng thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở cấp huyện.

17 bài thi vào vòng chung khảo cuộc thi về cải cách hành chính

10:07 28/11/2024

(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

10:06 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,