Thứ Năm, ngày 01/04/2021 | 18:09
Trên đà thắng lợi về năng suất, giá bán ở mức cao của vụ lúa Đông xuân đã và đang thu hoạch, hiện nông dân trên địa bàn tỉnh khẩn trương vệ sinh đồng ruộng và tích cực gieo sạ lại vụ lúa Hè thu với nhiều kỳ vọng.
Nông dân trong tỉnh chủ động thực hiện tốt các biện pháp kỹ thuật đầu vụ trước khi xuống giống lúa Hè thu.
Tranh thủ xuống giống sớm
Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Hè thu này, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ gieo sạ 76.000ha. Theo lịch thời vụ của ngành nông nghiệp tỉnh thì thời gian bắt đầu xuống giống đợt 1 từ ngày 28-3 đến 4-4. Thế nhưng, do nhiều yếu tố nên có không ít nông dân đã tranh thủ xuống giống sớm hơn so với khung lịch thời vụ, trong đó có ruộng đã gieo sạ lúa được hơn 15 ngày tuổi. Vì vậy, đến thời điểm này, bà con trong tỉnh đã xuống giống được hơn 14.000ha lúa Hè thu, tập trung chủ yếu ở các vùng thu hoạch sớm lúa Đông xuân như huyện Châu Thành A, Vị Thủy, Phụng Hiệp và thành phố Vị Thanh.
Đang rải phân cho 8 công ruộng đã gieo sạ được gần nửa tháng, ông Nguyễn Văn Thiệt, ở ấp 5, xã Vị Thanh, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Đợt rồi tôi và bà con ở cánh đồng này xuống giống lúa Đông xuân sớm nên thu hoạch sớm hơn nhiều cánh đồng khác trong tỉnh. Điều phấn khởi của vụ lúa Đông xuân vừa qua là giá bán ở mức khá cao (từ 6.000-7.000 đồng/kg, tùy giống) và dự báo giá lúa còn tiếp tục ổn định ở mức cao. Do đó, khi cắt lúa Đông xuân xong, bà con tiến hành vệ sinh đồng ruộng và gieo sạ lại vụ lúa Hè thu. So với cùng kỳ thì lúa hiện tại xuống giống sớm hơn khoảng nửa tháng”.
Cùng quan điểm, ông Nguyễn Văn Sỹ, ở ấp 4A, thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, bộc bạch: “Chính giá lúa đang ở mức hấp dẫn là động lực lớn cho bà con tranh thủ xuống giống sớm lúa Hè thu. Lúc đầu mới gieo sạ cũng lo lắng tình hình dịch hại tấn công, nhất là rầy nâu di trú từ lúa Đông xuân đang thu hoạch sang lúa Hè thu trong giai đoạn mạ. Thế nhưng, hiện cánh đồng lúa nơi đây đã gần 10 ngày tuổi, nhưng qua thăm đồng thì chưa phát hiện dịch hại. Bà con đang tích cực, chủ động chăm sóc và quản lý các loại dịch hại nhằm bảo vệ cây lúa khỏe để có thể cho năng suất cao nhất khi thu hoạch”.
Không riêng gì tỉnh Hậu Giang mà trước tình hình giá bán lúa ở mức cao nên hầu hết nông dân tại các tỉnh, thành phố vùng ĐBSCL sau khi thu hoạch xong lúa Đông xuân thì tranh thủ gieo sạ lại vụ lúa Hè thu sớm hơn khung lịch thời vụ được khuyến cáo. Ông Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt - Bộ NN&PTNT, cho biết: Theo kế hoạch thì vụ lúa Hè thu năm nay, nông dân toàn vùng ĐBSCL sẽ gieo sạ 1,52 triệu héc-ta. Thời gian bắt đầu xuống giống từ tháng 3 ở những vùng có điều kiện canh tác và kết thúc gieo sạ trong tháng 6 ở những nơi hạn, mặn. Thế nhưng, qua ghi nhận của đơn vị, đến thời điểm gần cuối tháng 3 vừa qua, toàn vùng ĐBSCL đã gieo sạ được hơn 305.000ha lúa Hè thu, đạt 20% kế hoạch; trong đó, tiến độ xuống giống sớm trong tháng 2 (ngoài khung lịch thời vụ) đạt diện tích khoảng 40.000ha. Những diện tích xuống giống ngoài lịch thời vụ đang được đơn vị đề nghị ngành nông nghiệp các địa phương vùng ĐBSCL chú ý theo dõi tình hình dịch hại, đồng thời khuyến cáo người dân thường xuyên kiểm tra đồng ruộng để kịp thời phát hiện và điều trị dịch hại hiệu quả, nhất là rầy nâu và bệnh vàng lùn - lùn xoắn lá. Một phần tạm an tâm là các diện tích xuống giống ngoài khung lịch thời vụ hiện chưa ghi nhận dịch hại tấn công, lúa đang phát triển tốt.
Song song đó, có một thông tin vui cho sự kỳ vọng của người dân Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung trong vụ lúa Hè thu đang xuống giống khi Hiệp hội Lương thực Việt Nam vừa có đánh giá về thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam đang gặp nhiều mặt thuận lợi trong những tháng đầu năm và còn tiếp tục kéo dài trong thời gian tới. Bởi, trước bối cảnh về tình hình dịch bệnh trên thế giới như hiện nay nên dự báo các nước châu Á, châu Âu sẽ duy trì và tăng mức độ nhập khẩu gạo từ những doanh nghiệp Việt Nam.
Ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, thông tin: Trung Quốc và Philippines đang điều chỉnh chính sách nhập khẩu gạo cho phù hợp với thực tiễn tình hình. Riêng Bangladesh, nước này sẽ tập trung nhập khẩu gạo trong năm nay để bù đắp cho sản lượng nội địa bị sụt giảm nhằm bình ổn thị trường trong nước. Tương tự, Hàn Quốc và Australia cũng là hai điểm sáng trên thị trường nhập khẩu gạo trong năm nay khi sản lượng trong nước sụt giảm liên tục do điều kiện thời tiết không thuận lợi. Đặc biệt, khi Hiệp định EVFTA có hiệu lực và Việt Nam là một đối tác thương mại gạo quan trọng nên thị trường châu Âu được dự báo sẽ sôi động hơn cho các doanh nghiệp xuất khẩu gạo của Việt Nam. Từ nhiều yếu tố quan trọng trên nên dự báo thị trường xuất khẩu gạo của Việt Nam sẽ sáng sủa trong năm 2021 này, từ đó kéo theo giá thu mua lúa cho nông dân tiếp tục duy trì ở mức cao trong thời gian tới.
Nông dân toàn tỉnh đã xuống giống được hơn 14.000ha lúa Hè thu.
Chủ động các giải pháp
Vừa xuống giống xong gần 1ha lúa Hè thu, ông Nguyễn Văn Bảy, ở khu vực 4, phường V, thành phố Vị Thanh, cho hay: “Thực hiện theo khuyến cáo của ngành nông nghiệp tỉnh, trước khi gieo sạ lúa, tôi và bà con ở cánh đồng này đều vệ sinh kỹ đồng ruộng, cày vùi rơm rạ và phơi đất nhiều ngày để cách ly giữa hai vụ lúa nhằm tránh ngộ độc hữu cơ cho lúa Hè thu, cũng như hạn chế dịch bệnh từ vụ lúa trước lây lan sang vụ lúa sau. Ngoài ra, tôi và bà con nơi đây còn áp dụng mô hình canh tác “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”,… trước mắt là việc giảm lượng lúa giống gieo sạ chỉ còn từ 100-120kg/công (công 1.300m2)”.
Bà Nguyễn Thanh Thúy, Chi cục phó Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh, lưu ý: “Trong tháng 4 này, do thời tiết nắng nóng nên nông dân cần có kế hoạch quản lý tốt bọ trĩ và rầy phấn trắng trên đồng ruộng. Mặt khác, những diện tích lúa dưới 40 ngày tuổi, nông dân nên hạn chế phun thuốc trừ sâu và rầy nâu nhằm bảo tồn thiên địch, tránh bộc phát dịch hại ở giai đoạn sau của cây lúa. Đối với các vùng hạn mặn, ngoài thực hiện tốt các giải pháp công trình và phi công trình trong ứng phó, cũng như có giải pháp trữ nước ngọt phục vụ sản xuất hợp lý thì nông dân cần bón vôi bột từ 500-1.000kg/ha ngay đầu vụ và tăng cường sử dụng các loại phân bón có chứa hàm lượng can xi, silic để giúp cây lúa tăng sức đề kháng, chống chịu tốt với sâu, bệnh, hạn mặn và hạn chế đổ ngã khi thu hoạch”.
Bên cạnh việc thực hiện tốt các giải pháp kỹ thuật đầu vụ thì ngành nông nghiệp tỉnh còn tích cực khuyến cáo nông dân sử dụng giống lúa cấp xác nhận để gieo sạ, trong đó phấn đấu đạt tỷ lệ hơn 91% như kết quả ở vụ lúa Đông xuân vừa qua. Về cơ cấu giống lúa, hiện nông dân trong tỉnh đang tập trung gieo sạ các giống theo khuyến cáo như: OM 5451, OM 6976, OM 4900, OM 18, ST 24, RVT, Đài thơm 8,... Riêng các giống chất lượng thấp như IR 50404 không gieo sạ quá 20% tổng diện tích lúa Hè thu theo kế hoạch đề ra trong năm nay nhằm tránh tình trạng gặp khó khăn trong tiêu thụ. Bởi, qua khảo sát về nhu cầu thị trường xuất khẩu gạo trong thời gian tới thì Hiệp hội Lương thực Việt Nam cho rằng, gạo thơm các loại (chủ yếu là nhóm giống lúa OM và Đài thơm) sẽ chiếm tỷ trọng lớn trên thị trường do nhu cầu nhập khẩu từ Trung Quốc và châu Âu tăng cao hơn so với cùng kỳ. “Cơ cấu gạo xuất khẩu của Việt Nam trong năm nay đang tiếp tục khuynh hướng chuyển dịch sang các loại gạo thơm, gạo trắng chất lượng cao với giá bán và giá trị gia tăng cao. Do đó, các địa phương của vùng ĐBSCL cần xem xét cơ cấu giống cho vụ Hè thu phù hợp nhằm mang lại hiệu quả sản xuất cho bà con”, ông Nguyễn Ngọc Nam, Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam, nhấn mạnh.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
11:00 28/11/2024
(HG) - Dự án Đường tỉnh 929 (đoạn từ Đường tỉnh 931B đến Quốc lộ 61) có chiều dài 4,9km, tổng mức đầu tư là 300 tỉ đồng, thời gian thực hiện dự án 2022-2025.
10:15 28/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Ban Tổ chức Tỉnh ủy tổ chức Lớp bồi dưỡng nghiệp vụ công tác tổ chức xây dựng Đảng cho hơn 270 học viên là cán bộ phụ trách công tác tổ chức xây dựng Đảng thuộc đảng bộ cơ sở và chi bộ cơ sở cấp huyện.
10:07 28/11/2024
(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,
10:06 28/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,