Thứ Hai, ngày 17/05/2021 | 18:33
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đã định hướng chiến lược quan trọng cho phát triển tam nông (nông nghiệp, nông thôn và nông dân) nhằm tiếp tục xây dựng Hậu Giang giàu mạnh, đời sống người dân nâng lên.
Theo đánh giá của nông dân, mô hình ứng dụng mạ khay, máy cấy giúp giảm lượng lúa giống đáng kể và tăng lợi nhuận 15% so với canh tác truyền thống.
Bài 1: Đổi thay để phát triển
Trước tình hình biến đổi khí hậu gay gắt trong những năm vừa qua, cộng thêm sự phát triển của cuộc cách mạng khoa học công nghệ lần thứ 4 (công nghệ 4.0) nên lĩnh vực nông nghiệp của tỉnh trong thời gian qua cũng có sự thay đổi mạnh mẽ để thích nghi với tình hình và bước đầu mang lại nhiều tín hiệu tích cực cho người dân.
Tiên tiến trong sản xuất
Một trong những điểm đổi thay đáng ghi nhận trong sản xuất nông nghiệp thời gian qua trên địa bàn tỉnh là ngành chức năng và người dân đã đẩy mạnh việc ứng dụng cơ giới hóa và tiến bộ của khoa học kỹ thuật vào nhiều mô hình sản xuất nhằm mang lại những tiện ích và thích ứng với biến đổi khí hậu hiệu quả theo tinh thần Nghị quyết 120 (Nghị quyết “thuận thiên”) của Chính phủ về phát triển bền vững vùng ĐBSCL. Theo đó, mô hình điển hình trước tiên là ngành nông nghiệp tỉnh thực hiện thí điểm và ngày càng nhân rộng việc ứng dụng cơ giới hóa trong gieo sạ lúa và phun thuốc bảo vệ thực vật bằng nhiều hình thức.
Ông Võ Xuân Tân, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông và Dịch vụ nông nghiệp Hậu Giang, thông tin: Hiện vấn đề cơ giới hóa ở khâu thu hoạch và làm đất trong sản xuất lúa của nông dân trên địa bàn tỉnh đã cơ bản đạt 100%, chỉ riêng về khâu gieo sạ và phun thuốc bảo vệ thực vật là còn ở mức thấp. Do đó, nhận thấy sự cần thiết nên ngay sau khi Bộ NN&PTNT tổ chức lễ phát động ứng dụng cơ giới hóa khâu gieo cấy lúa tại các tỉnh vùng ĐBSCL được tổ chức ở Hậu Giang vào cuối năm 2019 thì từ đó đến nay, đơn vị thường xuyên phối hợp với các ngành có liên quan của Bộ NN&PTNT và chính quyền địa phương trong tỉnh thực hiện nhiều mô hình trình diễn cơ giới hóa ở hai khâu còn hạn chế trên để người dân tham quan, đánh giá và làm cơ sở nhân rộng. Điều phấn khởi là khi các mô hình triển khai đều mang lại những kết quả tích cực nên nhận được sự đồng tình của bà con. Nhờ vậy, diện tích lúa sử dụng cơ giới hóa trong gieo cấy trên địa bàn tỉnh tăng từ khoảng 2% vào năm 2019 lên hơn 10% như hiện nay.
Hiện tại, có một số hình thức cơ giới hóa trong gieo sạ lúa được nông dân trong tỉnh áp dụng là ứng dụng mạ khay, máy cấy lúa kết hợp bón phân thông minh; máy sạ lúa theo khóm kết hợp với phun thuốc diệt mầm cỏ dại; tiên tiến hơn là việc sạ lúa và phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay không người lái. Qua thực hiện nhiều mô hình thí điểm cho thấy, nông dân canh tác lúa bằng phương pháp cấy máy với lượng lúa giống sử dụng chỉ còn 50kg/ha (ngoài mô hình 200kg/ha); đồng thời tình hình dịch hại xuất hiện trên ruộng rất ít, lúa hạn chế đổ ngã, dễ thu hoạch nên năng suất lúa của mô hình máy cấy tăng bình quân 200kg/ha so với canh tác truyền thống và lợi nhuận chênh lệch 15%. Riêng mô hình sử dụng máy bay không người lái để phun thuốc bảo vệ thực vật đã giúp nông dân giảm 5% lượng thuốc đầu vào và giảm 5-10% lượng nước sử dụng; đồng thời giảm tổn thất sản lượng lúa từ 1-2%/ha do lúa không bị giẫm đạp trong quá trình phun thuốc.
Ông Nguyễn Văn Tuấn, hộ có gần 1ha lúa áp dụng cả hai mô hình cơ giới hóa trên ở cánh đồng lúa ấp 1A, xã Vị Đông, huyện Vị Thủy, chia sẻ: “Không chỉ mang lại hiệu quả sản xuất mà còn giúp người dân canh tác lúa ngày một khỏe hơn, đặc biệt là bảo vệ được sức khỏe khi không trực tiếp tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật. Tôi cho rằng, bước đi mới trong sản xuất nông nghiệp như trên là hoàn toàn đúng đắn trong điều kiện biến đổi khí hậu hiện nay”.
Cùng với đẩy mạnh cơ giới hóa trong sản xuất lúa thì việc ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật của công nghệ 4.0 cho cây ăn trái, rau màu cũng được người dân trong tỉnh quan tâm thực hiện ngày một nhiều. Theo đó, trước tình hình xâm nhập mặn luôn diễn ra gay gắt vào mùa khô trong những năm gần đây nên một trong những giải pháp được triển khai có hiệu quả nhằm ứng phó là việc nông dân thực hiện mô hình tưới nước phun mưa cho vườn cây ăn trái, riêng mô hình trồng rau màu thì kết hợp thêm nhà kính.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Giám đốc HTX Nông nghiệp ấp 9, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ, bộc bạch: “Từ khi triển khai mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính kết hợp với tưới nước nhỏ giọt đã tạo ra luồng gió mới trong sản xuất nông nghiệp cho người dân vùng hạn, mặn nơi đây. Bởi, mô hình không chỉ giúp người dân sử dụng nguồn nước có hiệu quả trong mùa hạn, mặn mà còn làm hạn chế sử dụng thuốc hóa học, phân bón vì được trồng trong nhà kính, từ đó tạo ra sản phẩm sạch và an toàn nên nâng cao giá trị, tạo nguồn thu nhập hấp dẫn cho bà con”.
Cũng nhằm ứng phó tình hình xâm nhập mặn hiệu quả, hiện trên địa bàn tỉnh đã được đầu tư 10 trạm đo mặn tự động, trong đó tập trung phân bổ ở hai địa phương chịu ảnh hưởng nặng của xâm nhập mặn là thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ. Ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho hay: Cùng với các công trình và phi công trình ngăn mặn thì từ khi các trạm đo mặn tự động trên địa bàn tỉnh đi vào hoạt động đã góp phần đắc lực trong việc giúp các ngành chức năng và người dân chủ động, cũng như ứng phó kịp thời trước diễn biến gay gắt, khó lường của tình hình xâm nhập mặn vào từng thời điểm nhờ sự cập nhật thông tin thường xuyên và nhanh chóng. Điển hình như trong mùa khô năm nay, dù độ mặn đạt đỉnh điểm đến 11,8‰ nhưng không gây thiệt hại lớn cho người dân.
Thị trường đầu ra và giá bán ổn định nên diện tích cây ăn trái của tỉnh đang tăng mạnh, nhất là chanh không hạt và mít.
Chuyển đổi về tư duy
Song song với ứng dụng cơ giới hóa và công nghệ 4.0 vào sản xuất thì trong những năm qua ngành chức năng của tỉnh đã dịch chuyển cơ cấu giống lúa dần từ nhóm chất lượng thấp là IR 50404, OM 576,… sang các giống lúa chất lượng cao như OM 5451, OM 4900, Jasmine 85, RVT, Đài Thơm 8, ST24,… để phù hợp với nhu cầu thị trường. Đặc biệt, tỷ lệ người dân sử dụng giống lúa xác nhận trong gieo sạ trong 5 năm trở lại đây luôn đạt trên 70%.
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho hay: Thông qua công tác tuyên truyền, vận động nên việc chuyển đổi giống lúa đối với người dân trong tỉnh đang đạt nhiều kết quả như mong đợi và hiện không còn là vấn đề trở ngại lớn của ngành do bà con đã nâng cao nhận thức và nhờ tính hiệu quả trong quá trình canh tác mang lại. Mặt khác, hiện tỉnh đã mở rộng mô hình cánh đồng lớn trong canh tác lúa trên nhiều vùng và thu hút sự tham gia của người dân; đồng thời thiết lập chuỗi giá trị hiệu quả giữa người nông dân, các HTX và doanh nghiệp trong tiêu thụ sản phẩm đã tạo ra yếu tố canh tác đồng loạt, cùng loại giống và sản xuất theo yêu cầu thị trường trên cùng một cánh đồng.
Ngoài thay đổi về tư duy sử dụng giống lúa thì nhờ được tiếp cận nhiều chương trình, dự án trong sản xuất nông nghiệp mà nông dân Hậu Giang đã chú trọng thực hiện các giải pháp về tiết giảm chi phí đầu tư như mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”,… nhằm tăng năng suất và lợi nhuận, nhất là tạo ra sản phẩm an toàn cho sức khỏe cộng đồng và bảo vệ môi trường. Đặc biệt, theo thống kê của Tổng Cục thống kê vào cuối năm 2020, năng suất lúa bình quân năm của tỉnh đứng thứ 2 vùng ĐBSCL khi đạt 6,37 tấn/ha, chỉ thấp hơn so với tỉnh Đồng Tháp là 6,39 tấn/ha. Bên cạnh cây lúa, lĩnh vực thủy sản của tỉnh trong những năm gần đây cũng có nhiều đóng góp quan trọng cho khu vực I của tỉnh, trong đó ấn tượng là lĩnh vực này ngày càng chú trọng đến vấn đề chất lượng sản phẩm khi xuất hiện nhiều mô hình nuôi thủy sản theo hướng VietGAP, GlobalGAP. Hiện diện tích nuôi thủy sản của tỉnh đạt hơn 8.000ha, tăng hơn 1.000ha so với năm 2016 và sản lượng hiện cũng đạt hơn 78.000 tấn/năm.
Mặt khác, với chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng tại các vùng canh tác kém hiệu quả nên trong những năm qua ngành chức năng của tỉnh đã tập trung chỉ đạo thực hiện chương trình phát triển cây có múi sạch bệnh và cây ăn trái đặc sản. Hiện tại, diện tích cây ăn trái của tỉnh tăng từ gần 30.800ha vào năm 2016 nay lên gần 42.000ha, trong đó diện tích tăng mạnh nhất là cây mít và chanh không hạt do thị trường đầu ra thuận lợi. Đặc biệt, hiện toàn tỉnh có hơn 200ha cây ăn trái được cấp giấy chứng nhận sản xuất đạt theo tiêu chuẩn VietGAP và 100ha được công nhận đạt theo tiêu chuẩn GlobalGAP.
Ông Đặng Văn Út, có 1ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP, ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ, cho biết: “Từ việc thay đổi từ sản xuất thông thường sang áp dụng nghiêm ngặt các hình thức canh tác an toàn không chỉ tạo ra sản phẩm chất lượng cho thị trường mà còn góp phần tăng giá trị sản phẩm lên gấp đôi. Cụ thể, hơn 22ha bưởi da xanh đạt chuẩn VietGAP của tôi và bà con nơi đây đều có giá bán trên 35.000 đồng/kg. Không chỉ bán giá cao mà nhà vườn còn được công ty đến hợp đồng thu mua nên rất an tâm về đầu ra”...
Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, nhận định: Với phương châm tăng hàm lượng khoa học kỹ thuật, cơ giới hóa và xây dựng chuỗi giá trị nông sản nên nhiều chủ trương, giải pháp về cơ cấu nông nghiệp, phát triển kinh tế hợp tác được ngành nông nghiệp tỉnh triển khai kịp thời và thu về hiệu quả thiết thực. Từ những bước tiến của ngành nông nghiệp trong thời gian qua sẽ tạo động lực lớn để ngành tiếp tục phát triển hơn trong những năm tới.
Có thể thấy, từ những chủ trương đúng đắn, cách làm thiết thực trong 5 năm qua (giai đoạn 2016-2020) đã tạo được làn gió mới đánh thức tiềm năng và mở ra nhiều hướng phát triển mới cho ngành nông nghiệp tỉnh nhà. Mặt khác, không chỉ có nông nghiệp mà lĩnh vực nông thôn cũng đang thay đổi mạnh mẽ…
Ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cho biết: Tốc độ tăng trưởng GRDP khu vực I (lĩnh vực nông nghiệp) bình quân 5 năm qua (2016-2020) của tỉnh đạt 1,88% (kế hoạch 1,85%). Giá trị sản xuất khu vực I tăng bình quân 1,74%/năm, trong đó nông nghiệp tăng 1,09%/năm, lâm nghiệp tăng 2,8%/năm, thủy sản tăng 5,1%/năm. Đặc biệt, trong năm 2020, trong điều kiện khó khăn chung về dịch Covid-19 và thiên tai nhưng tăng trưởng kinh tế GRDP vào cuối năm của tỉnh đạt 4,53% nên đứng thứ 20 của cả nước và đứng đầu vùng ĐBSCL. Có được kết quả trên chính là nhờ sự đóng góp không nhỏ của khu vực I, đặc biệt là các giải pháp, hướng đi phù hợp được thực hiện có hiệu quả. |
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
Bài 2: Nông thôn mới - nhịp sống mới
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
10:07 28/11/2024
(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,
10:06 28/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,
10:03 28/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh dự án “Xây dựng vùng trồng sầu riêng xuất khẩu gắn với nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”,
10:01 28/11/2024
(HG) - Tính đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã hỗ trợ giúp 1.037 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo, tỷ lệ giảm nghèo, cận nghèo đạt 6,53%,