Tam nông bứt phá

Thứ Tư, ngày 19/05/2021 | 07:02

Bài 2: Nông thôn mới - Nhịp sống mới

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nên Chương trình xây dựng nông thôn mới (NTM) trong giai đoạn 2 (2016-2020) của tỉnh tiếp tục mang đến nhiều sự đổi thay; đồng thời cũng ghi nhận những kết quả ấn tượng từ Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) để góp phần tạo thêm sức sống mới về đời sống vật chất và tinh thần của người dân.

Sau khi công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, sản phẩm trà mãng cầu được người tiêu dùng quan tâm hơn, từ đó góp phần nâng cao giá trị.

Vùng quê thay đổi

Xác định xây dựng NTM là nhiệm vụ chính trị quan trọng xuyên suốt để góp phần vào sự phát triển của kinh tế - xã hội của tỉnh và từng địa phương trong tỉnh. Chính vì vậy, thời gian qua, các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở luôn quan tâm đề ra kế hoạch, giải pháp trong thực hiện các tiêu chí xã NTM, xã NTM nâng cao và huyện NTM, cũng như thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM theo từng năm và cả giai đoạn. Trong đó, điểm nổi bật dễ nhận thấy khi về các xã được công nhận đạt chuẩn NTM hay NTM nâng cao hiện nay là hệ thống cơ sở hạ tầng nông thôn phát triển nên bộ mặt nông thôn đã thay đổi rõ rệt với hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư đồng bộ, đáp ứng nhu cầu sinh hoạt, đi lại cho người dân.

Ông Nguyễn Văn Hùng, ở ấp Long Bình 2, xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, chia sẻ: “Nhờ được nâng cấp, sửa chữa và đầu tư mới rất khang trang nên giờ muốn đi đâu hay vận chuyển hàng hóa đều có lộ bằng nhựa và bê tông thông thoáng nên rất thuận tiện. Mặt khác, nhiều cây cầu mới cũng được khánh thành đã nối liền đôi bờ. Ngoài ra, con cháu giờ đây cũng được học hành trong những ngôi trường mới khang trang và đầy đủ tiện nghi; trạm y tế thì đạt chuẩn nên có đầy đủ trang thiết bị và bác sĩ giỏi tay nghề chăm sóc sức khỏe cho người dân;… Đúng là khi được công nhận xã NTM thì cái gì cũng đổi thay khác xưa theo hướng tích cực nên bà con rất phấn khởi”.

Cùng niềm vui trước sự đổi thay của quê hương, ông Trần Văn Sử, ở ấp Trường Khánh 2, xã Long Thạnh, huyện Phụng Hiệp, bộc bạch: “Đi liền với hệ thống giao thông khang trang thì trên nhiều tuyến đường còn được lắp đặt hệ thống đèn chiếu sáng vào ban đêm để tạo điểm nhấn cho vùng quê, đồng thời góp phần đảm bảo an toàn giao thông và an ninh trật tự cho xóm ấp. Ngoài ra, bà con còn quan tâm làm hàng rào cây xanh và hoa nhiều màu sắc dọc theo hai bên đường để càng tô đẹp cho bức tranh xã NTM Long Thạnh hôm nay”.

Với phương châm “Nhà nước và Nhân dân cùng làm”, chỉ tính riêng trong 5 năm qua, toàn tỉnh đã xây dựng mới và nâng cấp, sửa chữa được gần 600km đường, cùng 376 cây cầu. Ngoài ra, hiện toàn tỉnh có 50/51 xã đã có đường ô tô về đến trung tâm xã và 407/407 ấp có đường xe hai bánh đi lại dễ dàng trong hai mùa mưa nắng, đạt 100%. Bên cạnh đó, bằng nguồn vốn của Nhà nước và xã hội hóa, hạ tầng giáo dục trong tỉnh ngày càng cải thiện, trong đó tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia hiện có 257/322, đạt 79,81%; 100% số xã được phủ lưới cấp điện từ nguồn lưới điện quốc gia; các tuyến điện trung thế 3 pha được đầu tư đến trung tâm các xã và các trục lộ giao thông thủy, bộ quan trọng; còn tuyến điện trung thế 1 pha triển khai dọc các tuyến, cụm dân cư trên địa bàn các xã, ấp đảm bảo vị trí đặt trạm phân phối hợp lý, cấp điện phục vụ nhu cầu sử dụng điện của Nhân dân.

Mặt khác, toàn tỉnh hiện có 59/76 xã, phường, thị trấn có trung tâm văn hóa - thể thao và 513/539 ấp, khu vực có nhà văn hóa - khu thể thao. Ông Dương Thanh Tùng, Phó Giám đốc Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch tỉnh, nhận định: “Nhìn chung, các thiết chế văn hóa cơ sở ngày càng được hoàn thiện, cơ bản đáp ứng nhu cầu hội họp, sinh hoạt của người dân, cũng như tạo được môi trường sinh hoạt văn hóa lành mạnh trên địa bàn và hiệu quả xã hội tích cực”.  

Bên cạnh sự đổi mới về cơ sở hạ tầng thì nhiều địa phương của tỉnh tiếp tục tập trung chỉ đạo thực hiện tốt vấn đề cốt lõi trong xây dựng NTM là không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân bằng những mô hình sản xuất đạt hiệu quả. Theo đó, trong những năm qua, với việc sản xuất nông nghiệp tiếp tục phát triển gắn với nhiều thành quả đạt được từ thực hiện Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp; các địa phương trong tỉnh đã tập trung chỉ đạo, thực hiện việc chuyển đổi, áp dụng nhiều mô hình sản xuất nông nghiệp tiên tiến, công nghệ cao,... gắn sản xuất với tiêu thụ; đồng thời hình thành được những vùng sản xuất chuyên canh, tập trung mang lại hiệu quả kinh tế cao như vùng sản xuất lúa chất lượng cao (khoảng 32.000ha), vùng sản xuất khóm (hơn 2.000ha), vùng sản xuất các loại cây ăn trái và vùng sản xuất rau màu...

Nhằm giúp người dân chủ động nguồn nước trong sản xuất và ứng phó với biến đổi khí hậu thì thời gian qua, ngành chức năng của tỉnh đã đầu tư xây dựng hệ thống đê bao, cống bọng khá hoàn chỉnh. Nhìn chung, các công trình thủy lợi khi đưa vào sử dụng đều đạt hiệu quả thiết thực và góp phần phục vụ sản xuất nông nghiệp của người dân nông thôn. Chia sẻ trong niềm vui khi xã nhà vừa được công nhận xã NTM nâng cao vào cuối tháng 4 vừa qua, ông Nguyễn Văn Hạo, hộ dân có 7ha khóm Cầu Đúc, ở ấp Thạnh Thắng, xã Hỏa Tiến, thành phố Vị Thanh, thông tin: “Nhờ sự quan tâm đầu tư đê bao khép kín nên bà con vùng hạn, mặn nơi đây chủ động được nguồn nước trong canh tác khóm, từ đó cho hiệu quả sản xuất và nguồn thu nhập ổn định để góp phần giúp Hỏa Tiến từng bước đạt chuẩn xã NTM và nay là NTM nâng cao với nhiều sự đổi thay trên các mặt”.

Ông Huỳnh Thành Hữu, Phó Chánh Văn phòng điều phối NTM tỉnh, phấn khởi cho biết: Trong 5 năm vừa qua, Hậu Giang có thêm 21 xã được công nhận đạt chuẩn NTM, vượt 5 xã so với kế hoạch đề ra. Đến nay, toàn tỉnh có 32/51 xã đạt chuẩn NTM, chiếm tỷ lệ 62,74% tổng số xã; số tiêu chí bình quân/xã là 17,04 tiêu chí, các xã còn lại đạt từ 12/19 tiêu chí trở lên. Ngoài ra, cũng trong giai đoạn 2016-2020, tỉnh công nhận được 4 xã đạt chuẩn NTM nâng cao và hiện có một huyện đạt chuẩn NTM, hai thành phố hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đặc biệt, với việc triển khai nhiều mô hình sản xuất hiệu quả nên GRDP bình quân đầu người của tỉnh đang đạt 52,6 triệu đồng/người; tỷ lệ hộ nghèo hàng năm giảm gần 2,3% và hiện còn 3,46%, giảm 11,45% so với năm 2015.     

Nâng cao giá trị từ OCOP

Song hành cùng với chương trình xây dựng NTM thì Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cũng được ngành chức năng và chủ thể trong tỉnh tích cực triển khai có hiệu quả nhiều nội dung, phần việc từ năm 2018 đến nay theo sự chỉ đạo của Trung ương và hiện thu về những kết quả bước đầu rất khả quan. Trong đó, điều phấn khởi là chương trình đã đạt được mục tiêu trọng tâm là nâng cao nguồn thu nhập khi sản phẩm được công nhận OCOP đều nâng cao giá trị sản phẩm rõ rệt, đồng thời còn tăng tính liên kết và mở rộng thị trường đầu ra khi xâm nhập vào thị trường lớn như hệ thống siêu thị, cửa hàng bách hóa…

Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc Hợp tác xã (HTX) Kỳ Như (hiện có 8 sản phẩm từ con cá thát lát được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh), ở ấp Tầm Vu 1, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: “Trước đây, để người tiêu dùng biết đến và chọn mua sản phẩm của mình thì HTX phải tổ chức những buổi gặp gỡ khách hàng để giới thiệu. Thế nhưng, từ khi sản phẩm được công nhận OCOP thì công việc trên không còn mà khách hàng tự liên hệ và tìm đến HTX để hợp tác làm ăn, từ đó sản lượng tiêu thụ tăng lên đáng kể. Cụ thể, khi chưa được công nhận sản phẩm OCOP thì bình quân mỗi tháng HTX chỉ tiêu thụ khoảng 200-300kg sản phẩm từ cá thát lát, còn bây giờ thì số lượng tăng lên gấp 2 đến 3 lần. Không chỉ thế mà giá trị của sản phẩm OCOP cũng tăng lên gấp 1,5 lần so với sản phẩm thông thường”.

Chị Lê Kim Phụng Em, chủ cơ sở sản xuất trà mãng cầu Phụng Phát, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, cho hay: “Trước nhu cầu về việc sử dụng sản phẩm chất lượng, rõ nguồn gốc và an toàn thực phẩm ngày càng cao của người tiêu dùng nên những sản phẩm được công nhận OCOP đang là xu thế về nguồn hàng ưu tiên lựa chọn tại các siêu thị lớn trong nước. Điều vinh dự là hiện cơ sở có một sản phẩm trà mãng cầu được công nhận đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh nên đây đang là ưu thế về thị trường đầu ra ổn định cho sản phẩm OCOP của cơ sở trong lúc này và thời gian tới khi đơn vị không ngừng nâng tầm mẫu mã và chất lượng”.

Sau 3 lần tổ chức hội đồng đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh, hiện trên địa bàn tỉnh có 46 sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP, trong đó có 26 sản phẩm đạt chuẩn 4 sao và 20 sản phẩm đạt chuẩn 3 sao. Một số sản phẩm được công nhận OCOP hiện nay có thể kể đến như: nhiều sản phẩm từ cá thát lát, trà mãng cầu, trà khổ qua rừng, một số sản phẩm từ khóm Cầu Đúc, rượu, trái cây, mật ong, một số sản phẩm từ sữa dê, gạo sạch Vị Thủy,... Điều phấn khởi là trong số 21 chủ thể có sản phẩm được công nhận đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh đến thời điểm này thì có 4 HTX tham gia, với 10 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao và một sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao. 

Tiến sĩ Nguyễn Duy Cần, Trưởng khoa Phát triển nông thôn, Trường Đại học Cần Thơ, cho biết: Hậu Giang là một trong những tỉnh thực hiện chương trình OCOP sớm nhất của vùng ĐBSCL và đang đạt nhiều kết quả ấn tượng. Mặt thuận lợi khi Hậu Giang triển khai OCOP là ngành nông nghiệp của tỉnh có nền tảng phát triển và định hướng được những đối tượng cây trồng, vật nuôi chủ lực, đồng thời có nhiều sản phẩm có lợi thế sinh thái đặc thù theo từng vùng nên phần nào giúp cho các địa phương trong tỉnh thuận lợi trong việc lựa chọn một số sản phẩm bước đầu mang tính đặc trưng riêng để thực hiện OCOP.

Dù lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn của tỉnh đang có nhiều bước phát triển và thay đổi vượt bậc nhưng vẫn còn gặp không ít những khó khăn. Do đó, định hướng để phát triển và chọn hướng đi phù hợp trước những thách thức đang là vấn đề được ngành chức năng tỉnh quan tâm…  

Trong quá trình triển khai xây dựng NTM, hiện toàn tỉnh có 34.679 mô hình sản xuất đạt hiệu quả kinh tế được nông dân ứng dụng rộng rãi, trong đó có 22.335 mô hình cho thu nhập từ 50-100 triệu đồng/ha/năm; 12.344 mô hình thu nhập trên 100 triệu đồng/ha/năm, một số hộ có doanh thu từ 1-2 tỉ đồng/ha/năm; qua đây góp phần nâng doanh thu bình quân trên một đơn vị diện tích đất canh tác khoảng 92,6 triệu đồng/ha/năm, với lợi nhuận trên 30%.

 

 

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

 

---------------

Bài 3: Thách thức và hành động

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP

08:01 28/11/2024

Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

17 bài thi vào vòng chung khảo cuộc thi về cải cách hành chính

10:07 28/11/2024

(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

10:06 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,

Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng của tỉnh

10:03 28/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh dự án “Xây dựng vùng trồng sầu riêng xuất khẩu gắn với nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”,

Hỗ trợ 1.037 hộ viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo

10:01 28/11/2024

(HG) - Tính đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã hỗ trợ giúp 1.037 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo, tỷ lệ giảm nghèo, cận nghèo đạt 6,53%,