Tam nông bứt phá

Thứ Tư, ngày 19/05/2021 | 17:27

Bài 3: Thách thức và hành động

Cùng với những kết quả đạt được thì việc nhận diện những trở ngại và đề ra định hướng đột phá trong thời gian tới đang được ngành chức năng tỉnh thực hiện.

Nhiều địa phương trong tỉnh tiếp tục nhân rộng mô hình hiệu quả trong canh tác lúa là ứng dụng mạ khay, máy cấy.

Những khó khăn đặt ra

Một trong những vấn đề khó khăn đặt ra trong sản xuất nông nghiệp hiện nay cho người dân Hậu Giang nói riêng và vùng ĐBSCL nói chung là nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong đổ về ngày càng giảm dần về số lượng và cạn kiệt về phù sa. Nguyên nhân được cho là do Trung Quốc đã xây dựng nhiều công trình đập thủy điện làm ngăn cảng dòng chảy. Chính vì vậy, việc rửa chua, phèn, mặn sẽ gặp nhiều khó khăn, từ đó đất không được bổ sung dinh dưỡng, phù sa từ nước lũ. Và điều trên thật đáng quan ngại khi diện tích đất phù sa của tỉnh chiếm khá lớn, với gần 50.000ha, chiếm gần 31% diện tích đất tự nhiên và phân bố dọc theo sông Hậu, trong đó huyện Phụng Hiệp là nơi có diện tích đất phù sa lớn nhất của tỉnh. Nếu điều trên kéo dài thì khả năng ảnh hưởng đến diện tích gieo trồng và sản lượng nhiều mặt hàng nông sản của tỉnh, nhất là cây lúa. Ngoài ra, do việc sản xuất liên tục 3 vụ lúa/năm tại nhiều cánh đồng lúa trong tỉnh nên làm cho đất có dấu hiệu suy thoái về chất lượng, giảm độ màu mỡ và dễ bị nhiễm dịch hại. Thực tế cho thấy là hiện có không ít diện tích lúa Hè thu trong giai đoạn đẻ nhánh trong tỉnh bị ngộ độc hữu cơ và gây thiệt hại không nhỏ cho người dân.  

Ông Đặng Minh Hải, nông dân có 1,3ha đất trồng lúa ở ấp 13, xã Vị Trung, huyện Vị Thủy, cho rằng: “Những vụ lúa gần đây, tôi thường tăng thêm khoảng 5% lượng phân bón so với trước để đảm bảo cây lúa phát triển tốt, còn không thì lúa sẽ cằn cỗi, kém phát triển. Ngoài ra, thời tiết trong những năm gần đây luôn thay đổi bất thường, từ đó làm thay đổi chu kỳ sinh trưởng của cây lúa nên có khi lúa trổ bông sớm hoặc muộn hơn bình thường, đồng thời cũng gây khó trong quá trình quản lý dịch hại; khi đó, nông dân áp dụng các giải pháp trong chăm sóc không đạt hiệu quả nên lúa thường thất mùa”.

Bên cạnh cây lúa thì việc liên kết chuỗi sản xuất - tiêu thụ đối với cây ăn trái chưa được chú trọng khi hầu hết nông dân tự sản xuất, không theo hợp đồng bao tiêu từ đầu vụ. Ngoài ra, giá cả các loại sản phẩm cây ăn trái không ổn định, thị trường bấp bênh và luôn có sự biến động lớn theo điệp khúc được mùa, mất giá. Điển hình như trong điều kiện dịch Covid-19 như hiện nay, do thị trường đầu ra gặp khó, nhất là những mặt hàng trái cây xuất khẩu như mít và chanh không hạt trên địa bàn tỉnh đang giảm giá mạnh. Đối với lĩnh vực nuôi thủy sản như con cá tra thì đa số các hộ nuôi chưa tham gia vào chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ mà chỉ dừng lại ở quy mô sản xuất hộ gia đình còn nhiều, đồng thời thiếu thông tin dự báo, định hướng thị trường chính xác, kịp thời nên thường gặp trở ngại trong tiêu thụ. Riêng con cá thát lát, dù đang là sản phẩm đặc sản của tỉnh và là sản phẩm OCOP cấp tỉnh với lượng nhiều nhất nhưng vẫn chưa tạo được sự liên kết trong sản xuất giữa các cơ sở nuôi, từ đó giá thành sản xuất vẫn còn ở mức cao.

Ngoài ra, là vùng chuyên canh nông nghiệp nên Hậu Giang rất dễ bị tổn thương bởi tình hình biến đổi khí hậu (BĐKH). Vào mùa khô, hầu hết các huyện trong tỉnh đều bị mặn xâm nhập hay hạn hán gây ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp. Về lâu dài, tác động của BĐKH lên sản xuất nông nghiệp của tỉnh như: làm ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng và chất lượng, cơ cấu nông nghiệp về cây trồng, vật nuôi có thể bị thay đổi, giảm đa dạng cây trồng. Mặt khác, việc xã hội hóa nguồn lực xây dựng NTM ở một số địa phương còn khó khăn, trong khi nhu cầu đầu tư cơ sở hạ tầng nông thôn vẫn còn khá lớn... Trước những thách thức như trên đang đòi hỏi ngành nông nghiệp của tỉnh cần phải có những giải pháp phù hợp để phát huy thuận lợi, khắc phục khó khăn, khai thác tối đa tiềm năng và tận dụng những cơ hội để phát triển tương xứng.

Định hướng chiến lược

Chương trình hành động của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh trong việc thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng và Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025; ông Lê Tiến Châu, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy nhấn mạnh, chương trình phát triển nông nghiệp của tỉnh trong thời gian tới sẽ tập trung theo hướng bền vững, thích ứng BĐKH, nâng cao đời sống người dân. Trong đó, phấn đấu đến năm 2025, Hậu Giang sẽ trở thành tỉnh khá của vùng ĐBSCL. Để đạt mục tiêu đề ra thì lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn đóng vai trò khá quan trọng.

Với quan điểm chỉ đạo trên, hiện ngành nông nghiệp tỉnh đã phối hợp với một số đơn vị liên quan của Trung ương tiến hành đề ra những định hướng chiến lược quan trọng cho ngành trong thời gian tới. Cụ thể, sẽ tiếp tục điều chỉnh cơ cấu sản xuất, bố trí lịch thời vụ phù hợp như đã làm hiệu quả trong hai mùa khô vừa qua nhằm ứng phó với xâm nhập mặn; đồng thời chủ động chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, thủy sản phù hợp để thích ứng BĐKH. Bên cạnh đó, từng bước đa dạng hóa cây rau màu, đậu các loại và cây công nghiệp ngắn ngày, kết hợp nuôi thủy sản nước ngọt trên đất chuyên trồng lúa để vừa nâng cao giá trị sản lượng trên một đơn vị diện tích canh tác, vừa cải tạo và nâng cao độ phì nhiêu màu mỡ của đất.

Ông Trần Chí Hùng, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh, cho biết: Để nâng cao hiệu quả sản xuất và thu nhập cho người dân, đơn vị đã và đang yêu cầu các địa phương trong tỉnh xây dựng các vùng sản xuất lúa hàng hóa tập trung chất lượng cao, vùng chuyên canh cây ăn trái đặc sản chủ lực (chanh không hạt, bưởi, mít...) phù hợp với điều kiện sinh thái và được cấp mã số vùng trồng. Trong đó, xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn GAP chiếm 50% diện tích sản xuất (vùng được cấp mã số), đồng thời xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị gia tăng. Ngoài ra, tích cực xây dựng các mô hình sản xuất hiệu quả trong điều kiện BĐKH như mô hình trồng mãng cầu xiêm, sản xuất 2 vụ lúa - 1 vụ tôm; cũng như nhân rộng mô hình canh tác lúa thông minh ứng dụng công nghệ cao, lúa hữu cơ, lúa đặc sản địa phương và mở rộng các mô hình luân canh lúa - màu, mô hình kết hợp lúa - thủy sản.

Cùng đề ra giải pháp phát triển lĩnh vực nông nghiệp, ông Trương Trần Trọng Hiếu, Phó Chủ tịch UBND huyện Vị Thủy, chia sẻ: Địa phương tiếp tục khuyến cáo người dân tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp, nhất là khâu gieo sạ và phun thuốc cho cây lúa. Ngoài ra, sẽ chỉ đạo cán bộ chuyên môn đẩy mạnh việc chuyển giao các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như gieo sạ hàng, áp dụng mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, thâm canh tổng hợp, canh tác hữu cơ theo tiêu chuẩn,... nhằm đáp ứng yêu cầu thị trường trong và ngoài nước.

Đối với lĩnh vực thủy sản, ngành nông nghiệp tỉnh sẽ phối hợp với các địa phương trong tỉnh xây dựng và phát triển các mô hình liên kết sản xuất theo hình thức tổ hợp tác, hợp tác xã, trang trại, doanh nghiệp và sản xuất theo quy mô công nghiệp. Trên cơ sở đó sẽ xây dựng vùng nuôi tập trung, đầu tư cơ sở hạ tầng, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và các biện pháp quản lý tiên tiến (GAP, BMP, ASC...) để tăng năng suất, sản lượng, đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, tạo ra nguồn nguyên liệu lớn cho các nhà máy chế biến và thị trường tiêu thụ thủy sản. Đồng thời, gắn kết giữa người nuôi với khâu cung cấp vật liệu đầu vào và khâu tiêu thụ đầu ra.

Chia sẻ về thực hiện giải pháp công trình, ông Trần Thanh Toàn, Chi cục trưởng Chi cục Thủy lợi tỉnh, cho hay: Đơn vị sẽ tham mưu cho UBND tỉnh thực hiện đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi theo quy hoạch các tiểu vùng, trong đó ưu tiên đầu tư hoàn thiện hệ thống đê bao, bờ bao kết hợp với đầu tư hệ thống cống ngăn mặn, giữ ngọt để chủ động trong sản xuất; đồng thời xây dựng hoàn thiện dự án Hồ nước ngọt giai đoạn 2 và các dự án nạo vét các tuyến sông, kênh rạch trên địa bàn tỉnh nhằm phục vụ nguồn nước cho các vùng sản xuất. Ngoài ra, sẽ xem xét ưu tiên đầu tư đồng bộ hạ tầng các vùng sản xuất tập trung như vùng sản xuất lúa giống, lúa chất lượng cao và lúa đặc sản; vùng chuyên canh cây ăn trái; vùng nuôi trồng thủy sản tập trung; cũng như đầu tư đồng bộ hạ tầng thủy lợi (cống, trạm bơm, điện) kết hợp hệ thống giao thông phục vụ máy móc cơ giới lưu thông và vận chuyển sản phẩm.

Ngoài ra, đồng hành cùng dự án cống ngăn mặn Cái Lớn - Cái Bé do Bộ NN&PTNT đang đầu tư tại tỉnh Kiên Giang và dự kiến hoàn thành vào cuối năm 2021 này thì Hậu Giang cũng đang triển khai thí điểm 4 mô hình sinh kế thích nghi với tình hình sản xuất mới tại hai địa phương chịu ảnh hưởng nặng của tình hình xâm nhập mặn hàng năm của tỉnh. Cụ thể, tại thành phố Vị Thanh sẽ thực hiện một mô hình là khóm - thủy sản, tổng diện tích thí điểm 10ha, với 8 hộ dân tham gia. Đối với địa bàn huyện Long Mỹ thì thực hiện 3 mô hình, trong đó tại xã Lương Nghĩa có mô hình tôm - lúa, diện tích 12ha, với 6 hộ tham gia và mô hình lúa - rau màu, diện tích 19ha, có 17 hộ tham gia; còn tại xã Thuận Hòa thì triển khai mô hình cây ăn trái (mãng cầu xiêm), với diện tích 9,6ha, có 12 hộ tham gia. Hiện các mô hình trên đang trong giai đoạn triển khai với sự đồng thuận cao của bà con trong vùng dự án. Dự kiến, 4 mô hình sinh kế của tỉnh sẽ hoàn thành vào cuối năm nay.

Về chương trình xây dựng NTM, tỉnh tiếp tục duy trì và nâng chất đối với các xã đạt chuẩn NTM và NTM nâng cao. Ngoài ra sẽ không ngừng huy động nguồn lực đầu tư để phấn đấu đến năm 2025, số xã đạt chuẩn xã NTM của tỉnh đạt trên 80%, trong đó số xã đạt chuẩn xã NTM nâng cao chiếm trên 30% và số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu đạt trên 10%. Bên cạnh đó, thường xuyên quan tâm xây dựng đồng bộ hệ thống giao thông nông thôn chất lượng để đảm bảo cho việc đi lại và vận chuyển hàng hóa, tiêu thụ nông sản của bà con và đây cũng là tiền đề hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung với quy mô lớn. Ngoài ra, UBND tỉnh cũng chỉ đạo các địa phương thực hiện tốt chương trình OCOP theo kế hoạch đề ra...

Với nhiều định hướng chiến lược trọng tâm được đề ra, cộng với sự vào cuộc quyết liệt của các ngành chức năng từ tỉnh đến cơ sở thì tin rằng, lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn của tỉnh sẽ tiếp tục có nhiều bứt phá mới trong giai đoạn tới để góp phần xây dựng quê hương Hậu Giang ngày càng giàu đẹp và thực hiện thắng lợi Nghị quyết mà Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra cho khu vực I (nông nghiệp, nông thôn)...

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Triển vọng mô hình trồng măng tây tiêu chuẩn VietGAP

08:01 28/11/2024

Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.

Có 70 doanh nghiệp, HTX liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho người dân

08:42 27/11/2024

(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.

Giá khóm Cầu Đúc giảm nhưng người trồng vẫn có lợi nhuận

08:41 27/11/2024

(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.

Bổ nhiệm lại Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Hậu Giang

08:35 27/11/2024

(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.

Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng biến đổi khí hậu

08:27 27/11/2024

Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.

Hậu Giang hiện có 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP

08:24 27/11/2024

(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

17 bài thi vào vòng chung khảo cuộc thi về cải cách hành chính

10:07 28/11/2024

(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,

Giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật

10:06 28/11/2024

(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,

Tìm giải pháp phát triển bền vững ngành hàng sầu riêng của tỉnh

10:03 28/11/2024

(HG) - Hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh dự án “Xây dựng vùng trồng sầu riêng xuất khẩu gắn với nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”,

Hỗ trợ 1.037 hộ viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo

10:01 28/11/2024

(HG) - Tính đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã hỗ trợ giúp 1.037 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo, tỷ lệ giảm nghèo, cận nghèo đạt 6,53%,