Thứ Hai, ngày 31/05/2021 | 18:09
Trải qua 5 tháng nỗ lực, huyện Phụng Hiệp đã cơ bản thực hiện đạt mục tiêu đề ra, góp phần phát triển kinh tế bền vững, nhất là lĩnh vực nông nghiệp.
Chuyển sang trồng và bán mía chục giúp người dân ổn định thu nhập trước tình hình giá cả xuống thấp, dịch bệnh.
Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp luôn quan tâm phát triển nông nghiệp bền vững dựa trên đặc điểm tình hình của địa phương. Qua thực tế đã chứng minh, nông nghiệp có thể trở thành bệ đỡ tốt cho nền kinh tế chứ không như cách nghĩ truyền thống rằng nông nghiệp “khó” tạo đột phá cho tăng trưởng. Năm qua, do ảnh hưởng của dịch Covid-19 làm giá một số nông sản bấp bênh làm tác động đến kinh tế chủ lực của địa phương. Nhưng huyện luôn hướng dẫn, hỗ trợ và khuyến khích người dân tập trung sản xuất, nhất là những mô hình nông nghiệp bền vững, tạo nguồn thu ổn định, không lo biến động. Đây cũng là hiệu quả mà mô hình nuôi rắn voi tượng của ông Trương Thành Ngôn, ở ấp Mỹ Quới, thị trấn Cây Dương, dù trải qua nhiều năm làm mô hình nhưng vẫn giữ vững vị thế.
Ông Ngôn chia sẻ: “Tôi nuôi rắn từ năm 2016 đến nay vì nhận thấy giá rắn cao, nguồn sẵn có từ tự nhiên ngày càng khan hiếm. Giá rắn loại nhất (từ 600g trở lên) luôn ở mức 500.000 đồng/kg. Mà con rắn này nuôi rất dễ. Thức ăn cũng dễ kiếm là ếch, lươn, cá trê. Năm đầu tiên tôi đã thành công khi thử nghiệm với 20 con rắn, từ đó quy mô nuôi lớn dần”. Đến năm 2020, ông Ngôn đã nhân đàn và nuôi hơn 200 con rắn bố mẹ, xuất ra thị trường 1.500 con rắn con thương phẩm. Năm nay, ông đã nâng quy mô tổng số con bố mẹ lên 500 con và số lượng rắn con giống cung ứng khoảng 2.000 con.
Học tập kinh nghiệm của ông Ngôn, ông Nguyễn Hoàng Phong, ở cùng ấp Mỹ Quới cũng đã thành công bước đầu với 40 con rắn thịt. Dù mới bước vào nghề 1 năm, nhưng ông Phong đã gặt hái được những kết quả khả quan. Ông Phong chia sẻ: “Tôi mua con giống từ ông Ngôn về nuôi thử. Ban đầu tôi nuôi trong xô nhỏ, dần dần rắn lớn tôi thả ra thùng xốp, không ngờ chúng thích nghi tốt, phát triển bình thường. Đến nay, 30 con rắn đã được 1 năm tuổi, cân nặng trên 1kg, tôi tiếp tục nuôi để nhân giống thêm”.
Bên cạnh con rắn thì diện tích trồng cây nông nghiệp cũng đạt được chỉ tiêu kế hoạch đề ra, nhất là cây mía. Tính đến nay, toàn huyện có diện tích mía đã xuống giống 4.725,71ha, đạt 99,5% kế hoạch (mía từ 3-4 tháng tuổi). Mặc dù bị ảnh hưởng tình hình chung, nhưng cây mía vẫn trụ với một vai trò khác, không còn phụ thuộc vào nhà máy đường mà có thể chủ động hơn thông qua mô hình bán mía chục. Như hộ ông Lê Phước Hậu, ở ấp Mỹ Thuận 2, xã Phụng Hiệp, đã gắn bó với nghề trồng mía này được hơn 20 năm qua. Ông Hậu bày tỏ: “Hồi trước, nhà tôi trồng mía bán cho nhà máy đường, nhưng do không đạt chữ đường và nhà máy thu mua ít lại, giá cả bấp bênh nên tôi đã chuyển sang bán mía chục cho thương lái mua về bán lại cho hộ ép nước mía. Trồng mía kiểu này chỉ cần chăm sóc cho cây mía đẹp mà không lo chuyện chữ đường. Giá bán thấp nhất cũng được 1.000 đồng/kg mà không tốn nhân công thu hoạch, chuyên chở nên có lời. Hiện tại, tôi đang đánh lá mía, đợi đến ngày lái vô đốn. Vụ này, tôi bán được giá 1.700 đồng/kg mía”.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Hiện nay, bà con đã chuyển sang bán mía chục, bán lẻ cho thương lái để ép nước mía khá nhiều, bởi cách trồng và bán dễ hơn so với trồng bán cho nhà máy. Hiện nay, diện tích mía bán chục đã tăng từ 200ha lên gần 1.000ha. Việc trồng mía này giúp nông dân trồng ổn định kinh tế nhiều năm nay và giữ lại được cây mía, như giữ lại cái nghề truyền thống của người dân nơi đây.
Ông Trần Văn Tuấn cũng cho biết các loại nông sản khác trên địa bàn huyện được trồng theo kế hoạch. Rau màu và rẫy dây các loại xuống giống được 4.129,3ha, đạt 68,8% kế hoạch. Diện tích đã và đang cho thu hoạch là 3.147,4ha. Cây ăn trái duy trì được diện tích sản xuất 9.852ha, chiếm 93% kế hoạch. Chăn nuôi cũng được kiểm soát tiêm phòng, giết mổ. Những con số này đã thể hiện tinh thần nỗ lực của toàn Đảng, toàn dân huyện Phụng Hiệp, vừa chống dịch vừa duy trì phát triển kinh tế, ổn định cuộc sống cho người dân.
Bài, ảnh: TRÚC LINH
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
08:42 27/11/2024
(HG) - Qua rà soát mới đây của ngành chức năng tỉnh, hiện trên địa bàn Hậu Giang có 32 doanh nghiệp và 38 hợp tác xã (HTX) thực hiện liên kết sản xuất và bao tiêu nông sản cho gần với 40.000 lượt hộ dân tham gia, tổng diện tích gần 39.000ha, ước sản lượng hơn 334.100 tấn.
08:41 27/11/2024
(HG) - Sau một thời gian tăng giá thì những ngày gần đây, giá khóm Cầu Đúc ở Hậu Giang bắt đầu giảm trở lại. Hiện giá khóm loại 1 (loại từ 1kg trở lên) được thương lái thu mua tại rẫy với mức giá từ 13.000-13.500 đồng/trái, đối với khóm loại 2 thì 2 trái kể 1. Mức giá này đang giảm hơn 2.000 đồng/trái so với thời điểm cách nay khoảng 2 tháng.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:27 27/11/2024
Thực hiện Đề án “Phát triển nông nghiệp bền vững thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030”, Liên minh Hợp tác xã (HTX) tỉnh đã và đang có nhiều giải pháp đồng bộ, đạt được những kết quả tích cực cho ngành nông nghiệp địa phương.
08:24 27/11/2024
(HG) - Văn phòng điều phối các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Hậu Giang cho biết, đến thời điểm này, toàn tỉnh có tổng số 348 sản phẩm đạt chuẩn OCOP, tăng 82 sản phẩm so với cuối năm 2023; trong đó có 113 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 4 sao cấp tỉnh và 235 sản phẩm đạt chuẩn OCOP 3 sao cấp huyện, thị xã, thành phố. Bên cạnh đó, tổng số chủ thể có sản phẩm đạt chuẩn OCOP trên địa bàn tỉnh là 160, trong đó có 90 chủ thể là cơ sở, 45 chủ thể là hợp tác xã và 25 chủ thể là công ty trách nhiệm hữu hạn.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
10:07 28/11/2024
(HG) - Cuộc thi “Đề xuất mô hình, sáng kiến, giải pháp trong thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số trên địa bàn tỉnh Hậu Giang” năm 2024,
10:06 28/11/2024
(HG) - Ngày 27-11, Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn đánh giá nghiệm thu kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đã tiến hành đánh giá, nghiệm thu đề tài “Nghiên cứu giải pháp nâng cao chất lượng hoạt động của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp của tỉnh Hậu Giang”,
10:03 28/11/2024
(HG) - Hội đồng Khoa học và công nghệ tư vấn tuyển chọn tổ chức và cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, đã họp xét duyệt thuyết minh dự án “Xây dựng vùng trồng sầu riêng xuất khẩu gắn với nhãn hiệu hàng hóa trên địa bàn tỉnh Hậu Giang”,
10:01 28/11/2024
(HG) - Tính đến nay, các cấp hội LHPN trong tỉnh đã hỗ trợ giúp 1.037 hộ hội viên phụ nữ thoát nghèo, cận nghèo, tỷ lệ giảm nghèo, cận nghèo đạt 6,53%,