Thứ Ba, ngày 20/12/2022 | 05:39
Thời gian qua, ngoài việc tập trung vận động người dân thay đổi tập quán sản xuất, sử dụng các giống lúa chất lượng cao, áp dụng các quy trình sản xuất theo hướng VietGAP, GlobalGAP vào sản xuất, các địa phương trong tỉnh còn tập trung xây dựng và nhân rộng những mô hình sản xuất lúa an toàn, lúa sinh thái để hướng đến hữu cơ.
Nông dân trong tỉnh sử dụng sạ hàng để giảm lượng lúa giống khi gieo sạ lúa Đông xuân. Ảnh: T.TRÚC
Thay đổi tư duy sản xuất
Theo kế hoạch vụ lúa Đông xuân 2022-2023 huyện Phụng Hiệp sẽ xuống giống khoảng 20.000ha, hiện nay nông dân trong huyện đã xuống giống được gần 10.000ha. Cơ cấu giống đa phần là các giống chất lượng cao như: OM 5451, OM4218, Đài Thơm 8, ST 25. Vừa xuống giống dứt điểm gần 2,2ha lúa, ông Nguyễn Hoàng Anh, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp đã sử dụng giống OM 5451 thay vì sản xuất lúa IR50404 như trước đây. Theo ông Hoàng Anh, lúa IR50404 năng suất tuy cao nhưng phẩm chất gạo thấp nên giá bán không cao. Mặt khác, mấy năm gần đây thương lái chuộng mua các giống lúa phẩm chất gạo cao để phục vụ xuất khẩu nên nông dân ở đây sản xuất để cung ứng. Ông Hoàng Anh cho biết: “Nông dân hiện nay cũng bắt nhịp với thị trường, trước khi xuống giống cũng tìm hiểu loại giống lúa nào hút hàng để sản xuất chứ không theo tập quán như trước đây, dễ gặp cảnh trúng mùa rớt giá”.
Nhận thức của người dân trong việc sử dụng lúa chất lượng cao để gieo sạ đã được nâng lên theo từng mùa vụ. Theo thống kê của ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp, trong 3 vụ sản xuất lúa trong năm 2022, tỷ lệ sử dụng các giống lúa chất lượng cao như: OM18, ST24, OM5451, OM4218 chiếm đến 90%, tỷ lệ sử dụng lúa IR50404 chiếm chưa đến 3% ở mỗi vụ sản xuất.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết: Nhờ đẩy mạnh công tác tuyên truyền vận động nên tập quán sản xuất lúa của người dân từng bước có sự thay đổi. Mấy mùa vụ gần đây nông dân chọn các giống lúa chất lượng cao để sản xuất, ngoài yếu tố về chất lượng thì giá bán cũng ít gặp biến động, bình quân dao động ở mức 5.700-7.000 đồng/kg. Lợi nhuận hơn 1,5 triệu đồng/công, cao hơn 500.000 đồng/công so với loại giống khác”.
Ông Nguyễn Minh Đông, chủ cửa hàng vật tư nông nghiệp Việt Nông, ở thị trấn Kinh Cùng, huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: “Vụ lúa Đông xuân năm nay, nông dân chủ yếu chọn các giống lúa xác nhận để gieo sạ. Cơ sở dự trữ gần 10 tấn lúa OM18 và ST24 đến nay đã tiêu thụ gần hết. Giá bán năm nay cũng ổn định, không tăng nhiều so với năm rồi, dao động ở mức 16.000- 22.000 đồng/kg, tùy giống”.
Nhân rộng mô hình lúa an toàn, sinh thái
Bên cạnh việc thay đổi cơ cấu giống trong gieo sạ thì vụ lúa Đông xuân này ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp cũng tập trung nhân rộng mô hình sản xuất lúa an toàn. Theo thống kê toàn huyện hiện có 2.500ha lúa an toàn, vụ Đông xuân 2022-2023 sẽ tiếp tục nhân rộng thêm 1.000ha, phấn đấu đến năm 2025 toàn huyện có 5.000ha lúa an toàn, trong đó có 1.500ha lúa sản xuất theo hướng hữu cơ.
Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: Sản xuất lúa hữu cơ phải trải qua nhiều giai đoạn, từ việc lấy mẫu đất, mẫu nước, áp dụng các quy trình sản xuất, sử dụng cơ cấu giống, phân thuốc phải đảm bảo theo tiêu chuẩn. Do đó, trước mắt trong năm 2023 huyện sẽ tiếp tục hỗ trợ nông dân nhân rộng mô hình sản xuất lúa an toàn. Song song đó, phối hợp với ngành nông nghiệp tỉnh và các công ty, doanh nghiệp thí điểm một số ít diện tích lúa hữu cơ để trình diễn cho nông dân tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất.
Ngoài việc nhân rộng lúa an toàn thì vụ Đông xuân năm nay huyện Phụng Hiệp cũng đưa vào sản xuất thí điểm lúa sinh thái tại xã Thạnh Hòa, với diện tích 20ha, có 17 hộ tham gia. Mô hình ngoài việc hướng người dân sản xuất lúa sử dụng phân thuốc hữu cơ, còn kết hợp với việc trồng hoa sinh thái có màu sắc rực rỡ như: mười giờ, hướng dương, hoa cúc, hoa nhài... để thu hút thiên địch vừa tạo môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp cho đồng ruộng để hạn chế dịch bệnh vừa kết hợp với khu du lịch Bambo - Gaden để phát triển du lịch.
Theo đó, khi tham gia mô hình này, nông dân ngoài việc được hỗ trợ chi phí phân bón, thuốc bảo vệ thực vật, lúa giống theo phương thức nhà nước hỗ trợ 50% còn lại nông dân đối ứng. Bên cạnh đó, nông dân còn được ngành nông nghiệp huyện hướng dẫn các kỹ thuật canh tác thân thiện với môi trường, như: công nghệ sinh thái, sử dụng chế phẩm sinh học, sau đó cày vùi để vi sinh hoạt động phân giải rơm rạ thành phân hữu cơ vi sinh, phục vụ cho mùa vụ kế tiếp năng suất và hiệu quả hơn. Khi trồng hoa sinh thái trên bờ ruộng sẽ thu hút thiên địch, giảm phun thuốc bảo vệ thực vật, tăng lợi nhuận, bảo vệ môi trường và có liên kết tiêu thụ sản phẩm bền vững. Theo hạch toán trên mỗi héc-ta lúa sinh thái sẽ tiết kiệm được 500.000 đồng tiền thuốc bảo vệ thực vật và công phun thuốc.
Ông Trần Quốc Tuấn, nông dân ở xã Thạnh Hòa, cho biết: “Thời gian qua, ngành nông nghiệp cũng tổ chức cho nông dân tham quan học hỏi kinh nghiệm sản xuất lúa sinh thái ở huyện Long Mỹ. Nhìn chung, đây là mô hình vừa mang lại hiệu quả, góp phần giảm chi phí đầu tư vừa tạo môi trường sáng - xanh - sạch - đẹp. Chính vì thế mà bản thân tích cực tham gia và vận động nông dân xung quanh thực hiện”.
Để vụ lúa chính trong năm đạt thắng lợi trên các mặt, ngành nông nghiệp tỉnh khuyến cáo bà con nông dân cần thực hiện tốt một số biện pháp canh tác như: cần xuống giống tập trung, đồng loạt trên từng cánh đồng theo lịch né rầy của địa phương; áp dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất như mô hình “3 giảm 3 tăng”, “1 phải 5 giảm”, ứng dụng công nghệ sinh thái trong quản lý dịch hại tổng hợp; hạn chế phun thuốc trừ sâu đối với trà lúa dưới 40 ngày tuổi để bảo tồn thiên địch, tránh dịch hại bộc phát ở giai đoạn sau. Trước khi xuống giống cần vệ sinh kỹ đồng ruộng, trục sang phẳng mặt ruộng và đánh đường thoát nước thật kỹ để đảm bảo việc tiêu thoát nước khi gặp thời tiết mưa. Đặc biệt là khuyến cáo sử dụng giống lúa từ cấp xác nhận trong gieo sạ, đồng thời thực hiện sạ hàng, sạ thưa hoặc cấy máy, với lượng giống dưới 100kg/ha...
Theo kế hoạch của ngành nông nghiệp tỉnh, vụ lúa Đông xuân 2022-2023, nông dân trên địa bàn tỉnh sẽ xuống giống khoảng 75.000ha, phấn đấu đạt năng suất bình quân toàn tỉnh là 7,6 tấn/ha, sản lượng 570.000 tấn. Một số giống lúa được khuyến cáo nông dân sử dụng, gồm: OM 5451, RVT, OM 18, Đài Thơm 8, ST 24 và ST 25, Jasmine 85, OM 4900… |
T.TRÚC - D.KHÁNH
07:29 18/04/2025
(HG) - Qua rà soát của Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh, nông dân Hậu Giang vừa thu hoạch dứt điểm vụ lúa Đông xuân 2024-2025, với tổng diện tích gần 73.767ha, năng suất lúa bình quân đạt 7,79 tấn/ha;
07:47 16/04/2025
(HG) - Sở Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) tỉnh cho biết, trên cơ sở củng cố, nâng chất vùng lúa theo Đề án chuyển đổi nông nghiệp bền vững (VnSAT) trước đây,
07:35 16/04/2025
Canh tác lúa theo tiêu chuẩn GlobalGAP gắn với ứng dụng đồng bộ cơ giới hóa trong sản xuất là giải pháp được nhiều nông dân trong tỉnh đánh giá cao tính hiệu quả về mặt kinh tế và xã hội, từ đó thể hiện quyết tâm duy trì và nhân rộng cách thực hiện.
07:28 11/04/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp và môi trường tỉnh Hậu Giang cho biết hiện có 2 đối tượng dịch hại trên lúa Hè thu mà nông dân cần quan tâm phòng trị là ốc bươu vàng và chuột.
05:38 10/04/2025
(HG) - Nông dân trồng bắp nếp trên địa bàn tỉnh đang vui mừng vì bán được giá cao và dễ tiêu thụ. Hiện bắp nếp được thương lái thu mua tại rẫy với giá khoảng 2.200 đồng/trái loại 1; bắp nếp loại 2 thì 2 trái tính thành 1.
07:10 09/04/2025
(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hiện tại rãnh áp thấp nối với vùng áp thấp nóng phía Tây tiếp tục phát triển và mở rộng dần về phía Đông Nam, ảnh hưởng tới thời tiết trong tỉnh. Theo đó, từ ngày 8 đến 10-4 khu vực trong tỉnh xuất hiện nắng nóng cục bộ tại các trung tâm thành phố, thị xã và trung tâm các huyện,
18:30 08/04/2025
(HG) - UBND tỉnh vừa ban hành Quyết định số 32/2025 quy định diện tích, vị trí, mục đích sử dụng của công trình xây dựng phục vụ trực tiếp sản xuất nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.
18:30 08/04/2025
(HG) - Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký Công điện về việc triển khai đồng bộ, quyết liệt, có hiệu quả các giải pháp phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm.
07:39 08/04/2025
Nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất, thời gian qua Hậu Giang đã phát huy vai trò của các HTX trong việc đứng ra ký kết hợp đồng bao tiêu với các công ty doanh nghiệp, góp phần giải quyết tình trạng thu hoạch rộ làm giá lúa sụt giảm.
18:40 03/04/2025
Câu chuyện về những nông dân miền Tây mạnh dạn trồng lúa sạch, giảm phát thải để nhận tiền thưởng bạc tỉ từ các tổ chức quốc tế đang là vấn đề được nhiều người bàn tán. Cách làm mới này mở ra tương lai phát triển bền vững cho ngành lúa gạo, bởi bảo vệ tốt môi trường, người trồng lúa và người tiêu dùng…
15:05 22/04/2025
Tổng Công ty Viễn thông Viettel cho biết đang triển khai chương trình ưu đãi nhằm nâng cao trải nghiệm dịch vụ thoại và dữ liệu di động cho người dùng.
09:57 22/04/2025
(HG) - Phòng giao dịch Ngân hàng Chính sách xã hội huyện Châu Thành A vừa giải ngân cho 52 hộ vay vốn ở thị trấn Một Ngàn, với số tiền trên 1,7 tỉ đồng.
09:55 22/04/2025
Thiếu vắng các tay vợt chủ lực đã tạo ra khoảng trống lực lượng và áp lực duy trì vị thế trên đấu trường quốc tế của quần vợt Việt Nam.
09:55 22/04/2025
(HG) - Ngày 21-4, tại Thư viện tỉnh, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Ngày sách và văn hóa đọc Việt Nam tỉnh Hậu Giang lần thứ IV năm 2025.