Thứ Sáu, ngày 06/03/2020 | 07:17
Cứ vào mùa lúa chín, những người chuyên làm dịch vụ môi giới cho chủ máy gặt, chủ ghe mua lúa nên người ta quen gọi là “cò”. Có không ít luồng dư luận khác nhau xung quanh lực lượng này, nhưng cho dù có đồng tình hay phản đối thì “cò” vẫn đang tồn tại như một mắc xích trong khâu tiêu thụ lúa gạo của người nông dân.
Thương lái mua lúa thông qua “cò” ở xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ.
Tựa lưng vào những bao lúa vừa mới thu hoạch, lão nông Tư Hòa, ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, xòe tay nhẩm tính: “Vùng này có khoảng vài trăm héc-ta đất trồng lúa nhưng có tới 5-7 người làm “cò” mua bán lúa. Đa phần là những người nông dân bản địa, họ không chỉ thông thạo đường đi nước bước, mà còn biết nhà nào có bao nhiêu công ruộng, vụ này làm giống lúa gì, chừng nào cắt, thậm chí họ còn nhìn “mã lúa” đoán được năng suất lúa ngoài đồng”.
Việc xuất hiện của những tay “cò” làm mối lái đã giúp nông dân tiêu thụ lúa được nhanh chóng, dễ dàng hơn nên nông dân tạm chấp nhận họ. Nhưng nhìn vào thực chất “cò” nhiều không phải là dấu hiệu tích cực, bởi lợi nhuận từ hạt lúa của người nông dân bị qua tay phân chia nhiều người. Trong khi người kinh doanh cần gạo, nông dân thì có lúa, nhưng do nông dân có thói quen canh tác ruộng lúa manh mún, nhỏ lẻ không cùng thứ giống. Vì vậy, doanh nghiệp không thể đảm nhiệm được việc thu mua trực tiếp nên phải nhờ “cò”, từ đó lực lượng này ngày một đa dạng, với đủ loại hình như “cò” lúa, “cò” rơm, “cò” máy cắt, máy xới, có luôn cả “cò” mua bán lúa giống theo mùa…
Nhiều năm làm nghề lái lúa, anh Tư Khải, ở quận Ô Môn, thành phố Cần Thơ, cho rằng: “Hồi trước, việc mua bán lúa hết sức khó khăn, một vụ lúa thu hoạch diễn ra chỉ mấy mươi ngày, mua được đầy ghe lúa mang đi bán rồi quay vòng lại được vài ba chuyến thì lúa ngoài đồng đã hết. Còn bây giờ có “cò” lúa nên sướng lắm, chủ ghe khỏi phải ra đồng coi lúa, chỉ cần ngồi nhà gọi điện thông báo với “cò” cần mua bao nhiêu tấn lúa, giống lúa gì, khi nào giao, rồi cho giá là “cò” tự lo liệu cho mình”. Nhờ có đội ngũ này làm đầu mối trung gian nên mỗi vụ lúa người làm nghề hàng xáo như anh kiếm cũng được 5-10 chuyến, tính ra chi phí trả công cho “cò” cũng không đáng là bao.
Chuyện về “cò” lúa của tôi với vài bác nông dân, như đang đến hồi rôm rả khi nghe anh Sáu Hảo (Trần Văn Hảo), ở ấp Tân Trị 1, xã Tân Phú, thị xã Long Mỹ, nói về nghề “cò” lúa của mình. “Cò” Hảo tâm sự: “Làm nghề này ăn được đồng tiền của mấy ông lái lúa không dễ”. Để có mối quan hệ thân quen được nhiều nông dân, lúc mới vô nghề, “cò” Hảo cũng gặp không ít khó khăn, suốt ngày phải rong ruổi ngoài đồng. Không ít nông dân mà anh chưa một lần quen biết, họ đặt anh vào thế hoài nghi hơn lòng tin mua bán, còn gặp phải thương lái khó tính thì bắt anh chở họ đến tận nhà nông dân xem lúa, rồi trả giá mua trực tiếp. Nếu mua được lúa thì trả công 10-20 đồng/kg lúa.
Để có được nhiều mối làm ăn lâu dài, người làm nghề “cò” phải giữ uy tín với chủ máy, chủ ghe hàng xáo và cả nông dân. Bởi “cò” không chỉ làm chức năng môi giới khi vào vụ, mà còn phải đi thu tiền gặt về cho chủ máy, thậm chí kiêm luôn việc mua dầu trả chậm cho chủ máy gặt đến cuối vụ mới thanh toán một lần. Thấy anh Hảo là người làm ăn chân chính, tiền bạc sòng phẳng, bà con cũng bớt đi phần nào nghi kỵ, đến mùa lúa chín các mối thân quen ai cũng chờ anh kêu bán. Ngày nào trúng mối lớn cũng kiếm được 500.000-700.000 đồng, một năm hai vụ lúa, làm được 20-30 ngày, còn phải chi xài nhiều thứ trong cả năm nên cũng chẳng còn dư. Nhiều năm làm nghề “cò” lúa, giờ anh có rất nhiều mối, không chỉ một mình thương lái, mà có cả người nông dân ngoài tỉnh như Sóc Trăng, Bạc Liêu, Kiên Giang… đều biết đến anh. “Cò” Hảo khẳng định với mối quan hệ làm ăn này, anh có thể làm trung gian mua bán vài trăm tấn lúa mỗi ngày, ở những nơi thương lái có nhu cầu cần đến.
Lão nông Út Đời cho biết: “Nông dân bây giờ làm lúa khỏe lắm, tới vụ thu hoạch, chỉ cần alo cho “cò” thì mọi chuyện từ cắt cho đến mua bán có “cò” lo. Còn chuyện “cò” có thông đồng ép giá nông dân không thì theo dõi thông tin báo đài sẽ biết ngay giá cả. Bây giờ thương lái có nhiều, nhưng để bán được lúa không phải dễ, bởi mình không quen là họ hay kỳ kèo trả giá. Có “cò” thì việc mua bán cũng dễ dàng, nhanh gọn hơn”.
Không chỉ vậy mà hiện nay hầu như còn có nhiều “cò” giống như “cò” Hảo, “cò” Tâm… ở ấp Tân Trị 1, không chỉ có nhiệm vụ kêu máy gặt, máy hút rơm, máy phát rạ giùm nông dân, mà còn kiêm luôn việc hợp đồng mua bán lúa giống cho bà con theo nhu cầu. Ai có tiền trả trước, ai thiếu hụt trả sau, “cò” không kê thêm lời lãi, đến mùa lúa chín “cò” ưu tiên mua hết lúa cho nông dân, bao đúng giá thị trường. Đó cũng là cách làm ăn giữ mối lâu dài của người làm nghề “cò”.
Trong khi nghề “cò” lúa không cần đến vốn đầu tư, không thiết bị máy móc, chỉ cần có chiếc xe gắn máy và cái điện thoại cầm tay là có thể hành nghề. Có điều do phần lớn việc thương thảo mua bán, giá cả đều do “cò” đứng ra đảm nhận nên việc giá cả chênh lệch là chuyện thường tình. Mặc dù dư luận trong xã hội còn có những góc nhìn khác nhau về bộ phận người làm nghề “cò”, nhưng không ai phủ nhận vai trò của “cò” trong việc đẩy nhanh tiến độ tiêu thụ lúa, trong khi doanh nghiệp không thể một mình ra tận đồng thu mua lúa hàng hóa của nông dân.
Bài, ảnh: QUANG HẢI
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:33 28/11/2024
(HG) - Thời gian qua, với sự hỗ trợ của Trung ương, tỉnh Hậu Giang thường xuyên quan tâm đầu tư xây dựng mới và nâng cấp sửa chữa hệ thống công trình thủy lợi ngăn mặn, lũ; nhờ vậy, hiện hệ thống đê bao, cống, bọng, trạm bơm đã góp phần quan trọng trong việc phục vụ sản xuất, dân sinh, đồng thời bảo vệ các vùng sản xuất, bảo vệ môi trường và phòng, chống giảm nhẹ thiên tai cho người dân.
16:28 28/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Giá xăng tăng trở lại, lên sát 21.000 đồng/lít; Giá cà phê tăng mạnh, lên mức cao nhất từ trước đến nay; Giá vàng đồng loạt giảm.
10:00 28/11/2024
(HG) - Theo Cục Thuế tỉnh, để hỗ trợ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh (HKD) thực hiện tốt việc sử dụng hóa đơn điện tử (HĐĐT) khi bán hàng và cung ứng dịch vụ, lập HĐĐT đúng quy định thì cần lưu ý một số nội dung.
08:05 28/11/2024
Sau gần một năm triển khai Đề án phát triển bền vững một triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao, phát thải thấp, gắn với tăng trưởng xanh vùng đồng bằng sông Cửu Long đến năm 2030 (đề án),
08:05 28/11/2024
Sau thành công của bữa cơm giao lưu cùng anh em kỹ sư, công nhân thi công cao tốc và bà con nhân dân địa phương, Hậu Giang tiếp tục nối dài sáng kiến này, góp phần tạo không khí ấm áp và “giữ lửa” nhiệt huyết cho trên công trường trọng điểm quốc gia.
08:01 28/11/2024
Chuyển đổi và đa dạng hình thức canh tác theo hướng hữu cơ cũng như sử dụng các giống cây chất lượng cao trong sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế là hướng phát triển có trọng tâm, trọng điểm được Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang triển khai thực hiện.
15:53 27/11/2024
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Xuất khẩu gạo đạt hơn 8 triệu tấn; Giá xăng dầu dự báo tăng trong kỳ điều hành ngày mai; Giá vàng nhẫn hôm nay đảo chiều tăng
18:37 28/11/2024
Nhiều khu tái định cư phục vụ người dân ảnh hưởng dự án cao tốc trục dọc và trục ngang đã bắt đầu đón những hộ dân đầu tiên về nơi ở mới. An cư đã có nhưng “lạc nghiệp” vẫn đang là mối quan tâm lớn của bà con hiện nay.
18:36 28/11/2024
Sau hơn 3 tháng thả nuôi, thời điểm này nông dân trong tỉnh bắt đầu vào vụ thu hoạch cá ruộng để chuẩn bị xuống giống vụ lúa Đông xuân. Năm nay nước về sớm nên cá đạt năng suất và giá bán cao hơn mọi năm, giúp nhiều nông hộ nuôi cá ruộng có lãi cao.
18:35 28/11/2024
Mô hình trồng nấm mối đen đã được Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang xây dựng tại nông hộ kết hợp với ứng dụng công nghệ sấy thăng hoa trong chế biến cho hiệu quả thiết thực là điểm tham quan học tập của nông dân trong và ngoài tỉnh.
18:31 28/11/2024
Phát biểu sau buổi thảo luận về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho biết, nhiều đại biểu đề nghị Chính phủ chỉ đạo các bộ, ngành xác định các trọng tâm, trọng điểm và lộ trình giải quyết, trả lời kịp thời kiến nghị của cử tri còn tồn đọng.