Tiềm năng công nghiệp chế biến

Thứ Hai, ngày 14/12/2020 | 05:15

Công nghiệp chế biến đã góp phần nâng giá trị hàng hóa nông lâm thủy sản của người dân, đưa sản phẩm ra nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, nhiều loại nông sản mà người dân sản xuất ra chỉ bán thô nên giá trị thấp. Vì vậy, việc đa dạng thị trường, kết hợp với liên kết sản xuất - tiêu thụ càng phải được đẩy mạnh.

Chế biến cá thát lát ở cơ sở Kỳ Như.

Những bước tiến

Theo Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, thời gian qua các tỉnh Nam bộ đã góp phần vào sự thành công của ngành công nghiệp chế biến nông lâm thủy sản với khoảng 4.600 cơ sở so với cả nước là 7.500 cơ sở, chiếm 62% số cơ sở chế biến nông lâm thủy sản (NLTS) và ước giá trị chế biến chiếm khoảng 60% so với cả nước. Một số ngành hàng chế biến rất phát triển như chế biến thủy sản, xay xát gạo, chế biến cao su, chế biến điều,... với trình độ công nghệ tương đối cao, góp phần tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu nông sản của cả nước. Trong năm 2019, giá trị kim ngạch xuất khẩu đạt trên 41 tỉ USD thì khu vực phía Nam đóng góp kim ngạch xuất khẩu trên 60%, với các sản phẩm cà phê, tiêu, sắn, cao su, thủy sản,...

Ngành công nghiệp chế biến, nhất là chế biến thủy sản xuất khẩu đã và đang phát triển mạnh ở Hậu Giang.

Công nghiệp chế biến nông sản xuất khẩu phát triển đã góp phần làm chuyển đổi mạnh mẽ cơ cấu sản xuất từ nền nông nghiệp tự cung tự cấp tiến lên nền nông nghiệp hiện đại, sản xuất hàng hóa lớn phục vụ xuất khẩu và tiêu dùng nội địa, góp phần phát triển nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Chế biến NLTS khu vực Nam bộ đã giải quyết trực tiếp gần 1 triệu lao động mà phần lớn là con em nông dân, với mức thu nhập bình quân 5-7 triệu đồng/tháng; góp phần to lớn cho xóa đói giảm nghèo ở nông thôn, đưa nông nghiệp khu vực hội nhập thành công với thị trường thế giới. Sản xuất nông sản của khu vực đã xuất khẩu hầu khắp các nước trên thế giới kể cả thị trường khó tính như EU, Mỹ, Nhật Bản.

Theo lãnh đạo Công ty TNHH MTV Chế biến nông sản Tiến Thịnh, ở xã Tân Phước Hưng, huyện Phụng Hiệp, việc tạo ra được sản phẩm tốt phù hợp với yêu cầu thị trường chính là tạo ra chuỗi giá trị trong sản xuất nông nghiệp. Sự liên kết sẽ làm giảm bớt chi phí sản xuất, làm tăng lợi nhuận nhờ vào việc giảm chi phí đầu tư, giảm sản phẩm hỏng, giảm thời gian tồn trữ vận chuyển. Lĩnh vực sản xuất của công ty hiện nay là chế biến nông sản để xuất khẩu và sản phẩm chính là nước ép trái cây, sản phẩm đông lạnh. Các sản phẩm chính như mãng cầu, trái tắc, thanh long, chanh dây, chanh không hạt. Thị trường của công ty chủ yếu là Canada, Mỹ, châu Âu, Trung Quốc, Hàn Quốc… Giá trị xuất khẩu khoảng 10 triệu USD/năm.

Tuy nhiên, theo nhận định của Bộ NN&PTNT thì đóng góp của công nghiệp chế biến nông sản để làm tăng giá trị gia tăng của nông sản hàng hóa cũng còn nhiều hạn chế (khoảng 7%/năm), tác động đến việc thay đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi chưa mạnh. Tính cạnh tranh chưa cao, chất lượng không đều, sản phẩm còn đơn điệu. Trình độ công nghệ chế biến nông sản chưa cao, tỷ lệ sản phẩm giá trị gia tăng cao còn thấp, phần lớn là sơ chế, chủng loại sản phẩm chưa phong phú; tổn thất sau thu hoạch lớn từ 5-25% tùy theo ngành hàng. Trình độ công nghệ chế biến ở các doanh nghiệp quy mô nhỏ, HTX phần lớn còn lạc hậu, chậm đổi mới, như cơ sở giết mổ gia súc gia cầm, cơ sở bảo quản và sơ chế rau, quả,... Một số ngành hàng còn nhiều dư địa, tiềm năng nhưng chưa phát triển chế biến như ngành hàng rau, thịt và chủ yếu là sơ chế. Chế biến ra sản phẩm mang tính chất tự cung tự cấp cho khu vực, địa phương hoặc sơ chế để xuất khẩu.

Theo các nhà khoa học, thực tế quy mô sản xuất ở Hậu Giang nhỏ lẻ, không tập trung; HTX quy mô nhỏ và chưa đủ mạnh, phụ thuộc đầu ra của sản phẩm. Nông dân sản xuất theo thói quen kinh nghiệm, truyền thống, không theo chuỗi do vậy không kiểm soát được chất lượng cũng như không truy xuất được nguồn gốc. Cơ sở hạ tầng giao thông, thủy lợi, chế biến tại các vùng sản xuất chưa tốt, chủ yếu bán sản phẩm thô, giá thấp nên cần phải đẩy mạnh phát triển công nghiệp chế biến để tăng giá trị hàng hóa nông sản trên địa bàn.

Phát triển thị trường tiềm năng

Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản cũng xác định là phải đa dạng hóa thị trường, nhất là phát triển các thị trường tiềm năng, trong đó quan tâm đặc biệt đến thị trường Trung Quốc. Tăng cường năng lực dự báo và thông tin thị trường; cập nhật thông tin về chính sách thương mại của các quốc gia khác và của từng thị trường về thị phần, thị hiếu, giá cả, tiêu chuẩn sản phẩm, các rào cản... để định hướng thị trường cho các sản phẩm nông sản trong khu vực. Coi trọng phát triển thị trường tiêu thụ nội địa các tỉnh phía Bắc là thị trường tiềm năng với gần 50 triệu người tiêu dùng; đặc biệt là thị trường thủ đô Hà Nội, các thành phố khác và khu công nghiệp. Tổ chức sản xuất nguyên liệu, phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản.

Bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, ở xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã chọn cá thát lát để chế biến thành nhiều sản phẩm cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. Cá thát lát cũng là một trong những sản phẩm chủ lực được tỉnh Hậu Giang quy hoạch xây dựng và phát triển thương hiệu. Hiện tại, bên cạnh nguồn nguyên liệu từ các thành viên nuôi cá thát lát của HTX thì HTX còn liên kết với nhiều hộ nuôi bên ngoài để thu mua cá với giá ổn định phục vụ cho nhu cầu chế biến của cơ sở. Trung bình mỗi tháng cơ sở chế biến của HTX cung cấp hơn 500kg cá thát lát qua chế biến ra thị trường, góp phần nâng cao giá trị cá thát lát Hậu Giang.

Bà Thùy cho biết, hệ thống đại lý phân phối các sản phẩm cá thát lát của cơ sở đã có mặt ở nhiều tỉnh, thành trong nước. HTX đã tạo chuỗi khép kín từ nuôi cá đến thu mua, chế biến và bán ra thị trường. Đặc biệt, luôn chú trọng chất lượng, kiểm soát chặt chẽ từ khâu nguyên liệu đến chế biến nhằm giữ nguyên vị ngon đặc trưng của cá thát lát…

Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho rằng, bên cạnh đẩy mạnh chế biến thủy sản, cũng đã khuyến khích các doanh nghiệp trong tỉnh tăng cường đầu tư đổi mới thiết bị, dây chuyền công nghệ hiện đại và đồng bộ; nâng cao công suất chế biến, bảo quản trái cây. Đa dạng hóa sản phẩm chế biến, tăng cường chế biến sâu các loại cây ăn trái. Khuyến khích đầu tư các cơ sở xử lý sau thu hoạch đảm bảo yêu cầu xuất khẩu trái cây tươi, giúp tăng giá trị cho sản phẩm nông sản.

Theo Bộ NN&PTNT, các địa phương cần tiến hành rà soát quy hoạch sử dụng đất, cơ cấu sản xuất cây trồng, vật nuôi, phát huy lợi thế so sánh của từng vùng để xây dựng các vùng nguyên liệu tập trung đảm bảo đủ nguyên liệu cho cơ sở chế biến đạt công suất thiết kế. Ưu tiên phát triển sản xuất các sản phẩm quốc gia, các nông sản chính, các ngành hàng chưa đủ nguyên liệu cho chế biến. Phát triển các cụm liên kết sản xuất - chế biến và tiêu thụ nông sản tại các địa phương, các vùng có sản lượng nông sản lớn như: Cá tra, tôm, lúa gạo, trái cây... Đẩy mạnh đầu tư vào chế biến nông sản, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Khuyến khích, hỗ trợ doanh nghiệp đầu tư công nghệ hiện đại, chế biến sâu nông sản hàng hóa, tạo giá trị gia tăng cao, chuyển dịch cơ cấu sản phẩm. Khuyến khích phát triển các doanh nghiệp chế biến nông sản quy mô nhỏ và vừa để tiêu thụ sản phẩm nông sản tại chỗ cho người nông dân. Nghiên cứu, áp dụng khoa học công nghệ vào chế biến và bảo quản nông sản. Nâng cao chất lượng sản phẩm và đảm bảo an toàn thực phẩm.

Bài, ảnh: HOÀI THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 25-12: Việt Nam đứng thứ 3 thế giới về xuất khẩu gạo

16:26 25/12/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Việt Nam là quốc gia hấp dẫn đầu tư nhất khu vực châu Á; Giá xăng dầu ngày mai có thể đảo chiều giảm nhẹ; Thành phố Hồ Chí Minh truy thu, phạt hơn 286 tỷ đồng thuế thương mại điện tử.

Hoàn chỉnh lại phương án thiết kế dự án tuyến đường và cầu Ba Láng

15:41 25/12/2024

(HGO) - Sáng ngày 25-12, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã họp thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tuyến đường và cầu Ba Láng nối Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh.

Chủ động theo dõi phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả với bão số 10

09:38 25/12/2024

(HGO) - Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang vừa giao Giám đốc Sở NN&PTNT chịu trách nhiệm phối hợp với các ngành chức năng, đơn vị liên quan và UBND huyện, thị xã, thành phố chủ động theo dõi phòng tránh, ứng phó kịp thời, hiệu quả với diễn biến của bão số 10 phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.

Ngành công thương thực hiện đạt và vượt 15/15 chỉ tiêu, nhiệm vụ

08:04 25/12/2024

(HG) - Bộ Công thương vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành công thương. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh và lãnh đạo Sở Công thương tỉnh, Cục Quản lý thị trường tỉnh dự hội nghị trực tuyến tại điểm cầu Hậu Giang.

Các dự án khu công nghiệp: Tăng tốc công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư và thu hồi đất

08:03 25/12/2024

(HG) - Sáng ngày 24-12, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì cuộc họp giải quyết công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư dự án khu công nghiệp và khu tái định cư trên địa bàn tỉnh.

Hơn 981 tỉ đồng dự trữ hàng hóa và bình ổn thị trường dịp tết

08:01 25/12/2024

(HG) - Sở Công thương tỉnh Hậu Giang vừa xây dựng Chương trình dự trữ hàng hóa, bình ổn thị trường cuối năm 2024 và dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, bằng nguồn vốn tự cân đối, có 11 đơn vị, doanh nghiệp đăng ký tham gia công tác bình ổn thị trường với tổng giá trị hàng hóa ước đạt trên 452 tỉ đồng.

Bài 3: Tạo đà khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo

18:41 24/12/2024

Với mục tiêu thúc đẩy phong trào khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, thời gian qua bên cạnh các cuộc thi, tỉnh Hậu Giang đã có những chính sách hỗ trợ cho các ý tưởng, dự án khởi nghiệp phát triển bền vững.

Bản tin Kinh tế - Thị trường ngày 24-12: Ngân hàng Chính sách xã hội giảm 2%/năm lãi suất cho vay

10:36 24/12/2024

Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Có thể nhập khẩu thịt heo đảm bảo nguồn cung dịp Tết; Trả gộp 2 tháng lương hưu trước Tết, có người nhận hơn 320 triệu đồng; Xuất khẩu thuỷ sản về đích ấn tượng với 10 tỷ USD

Lợi ích từ phát triển nông nghiệp tuần hoàn

06:44 24/12/2024

Nông nghiệp tuần hoàn được xem là xu hướng tất yếu, đồng thời là một giải pháp phát triển nông nghiệp bền vững, hiệu quả hiện nay.

Bài 2: Hiện thực hóa ý tưởng

06:35 24/12/2024

Hiện thực hóa ý tưởng khởi nghiệp là cả một quá trình nỗ lực, phấn đấu của các chủ thể, tuy nhiên với quyết tâm cao nhiều ước mơ đã đi vào thực tiễn cuộc sống.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Các cơ quan Đảng tinh gọn hàng chục vụ, phòng

16:02 25/12/2024

Ban Tổ chức Trung ương dự kiến giảm 2 đầu mối cấp vụ, 3 đầu mối cấp phòng; Ban Kinh tế Trung ương giảm 3 vụ, 10 phòng.

Hà Nội được chọn đăng cai Lễ mở ký Công ước Liên Hợp Quốc về tội phạm mạng trong năm 2025

16:00 25/12/2024

Chiều 24/12 (giờ New York), Đại hội đồng Liên Hợp Quốc đã thông qua bằng đồng thuận Công ước Liên Hợp Quốc về Tội phạm mạng.

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch thường xuyên để sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức

15:57 25/12/2024

Bộ Nội vụ đề xuất xây dựng cơ chế sát hạch để thường xuyên sàng lọc đội ngũ cán bộ, công chức trên nguyên tắc có vào - ra, có lên - xuống.

Hoàn chỉnh lại phương án thiết kế dự án tuyến đường và cầu Ba Láng

15:41 25/12/2024

(HGO) - Sáng ngày 25-12, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đã họp thông qua báo cáo nghiên cứu khả thi dự án Tuyến đường và cầu Ba Láng nối Khu công nghiệp Tân Phú Thạnh.