Ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp

Chủ Nhật, ngày 28/11/2021 | 14:27

Những năm qua, bên cạnh việc vận động người dân đẩy mạnh chuyển đổi cây trồng, vật nuôi, Hậu Giang còn triển khai nhiều dự án, mô hình ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp và bước đầu cho hiệu quả kinh tế cao.

Trồng màu trong nhà lưới kết hợp sử dụng công nghệ tiên tiến nên hiệu quả mang lại khá cao. Ảnh: T.TRÚC

Chuyển đổi sản xuất hiệu quả

Ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho hay: Những năm qua, cây mía liên tục thua lỗ, không còn mang lại hiệu quả. Chủ trương chung của tỉnh là ổn định phát triển diện tích mía ở những khu vực phù hợp. Những nơi sản xuất kém hiệu quả sẽ vận động người dân chuyển đổi sang các loại cây trồng cho hiệu quả kinh tế cao. Theo đó, huyện đã mạnh dạn quy hoạch lại vùng sản xuất, tập trung ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), công nghệ cao vào sản xuất để giảm giá thành, nâng cao chất lượng sản phẩm để tăng sức cạnh tranh cho nông sản của huyện trên thị trường.

Như khu vực xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, trước đây là vùng chuyên canh mía nhưng không hiệu quả. Cách đây 2 năm, chính quyền địa phương đã vận động bà con bỏ mía chuyển sang trồng khóm MD2 theo hợp đồng đầu tư và bao tiêu từ doanh nghiệp. Theo hợp đồng, doanh nghiệp sẽ đầu tư giống, nông dân sẽ trả chậm trong thời gian 3 năm. Toàn bộ sản lượng khóm sẽ được doanh nghiệp thu mua với giá 5.700 đồng/kg. Về phía nông dân phải tuân thủ các quy trình sản xuất VietGAP để tạo ra trái khóm sạch làm nguyên liệu sản xuất sản phẩm đóng hộp xuất khẩu sang các thị trường châu Âu.

Ông Nguyễn Văn Sỹ, Tổ trưởng Tổ hợp tác nông nghiệp công nghệ cao Westfood Bửu Long, ở ấp Phương Thạnh, xã Phương Bình, cho biết: “Trung bình 1ha sản xuất khóm theo quy trình của công ty đưa ra cho năng suất 60 tấn/vụ, với giá bao tiêu cố định 5.700 đồng/kg, trừ hết chi phí bà con vẫn còn lãi 200 triệu đồng/ha. Chính vì thế mà từ 5ha trồng thử nghiệm ban đầu, hiện khu vực này đã phát triển được 60ha khóm MD2, dự kiến sẽ tăng lên 100ha vào cuối năm”.

Không chỉ có mô hình trồng khóm MD2, mà trong 2 năm qua huyện Phụng Hiệp đã triển khai nhiều chương trình, dự án hỗ trợ cho nông dân xây dựng được 9 mô hình sản xuất công nghệ cao trên các loại cây trồng, vật nuôi của huyện như: Dưa lưới, măng tây, chanh không hạt, rau trong nhà lưới, trồng gấc, lúa an toàn, bưởi da xanh và mô hình nuôi lươn không bùn… Tất cả các sản phẩm của những mô hình này đều đáp ứng các tiêu chuẩn VietGAP và GlobalGAP.

Cách đây 4 năm, được sự hỗ trợ của ngành nông nghiệp huyện, ông Võ Văn Trưng, ở xã Bình Thành, huyện Phụng Hiệp, đã mạnh dạn chi hơn 600 triệu đồng để thực hiện mô hình trồng dưa lưới nhà kính theo công nghệ tưới của Israel. Ưu điểm của công nghệ này là tiết kiệm được 80% lượng nước tưới, 50% chi phí nhân công lao động và hạn chế được dịch bệnh đến 90%, vì trồng trong nhà kính. Do sinh sống ở thành phố Cần Thơ, để tiện cho việc đi lại và chăm sóc dưa, ông Trưng cho lắp thêm hệ thống kiểm tra dinh dưỡng cho cây dưa lưới. Chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, ông có thể quản lý được quá trình sinh trưởng và phát triển của cả vườn dù đang ở bất cứ đâu.

Từ 2.000m2 ban đầu, hiện nay ông Trưng đã thành lập hợp tác xã (HTX) dưa lưới Thuận Phát với 16 thành viên và mở rộng diện tích lên gấp 15 lần so với cách đây 4 năm. Mỗi năm, HTX cung ứng cho thị trường gần 300 tấn dưa lưới, thu về lợi nhuận hơn 1,5 tỉ đồng. Bên cạnh mở rộng diện tích, ông Trưng còn phối hợp với Trung tâm Thông tin và Ứng dụng khoa học công nghệ tỉnh Hậu Giang để xây dựng mô hình trồng dưa lưới đạt tiêu chuẩn GlobalGAP cho HTX dưa lưới Thuận Phát. Sau gần một năm rưỡi thực hiện các quy trình, cuối tháng 4 vừa qua, HTX dưa lưới Thuận Phát vinh dự nhận giấy chứng nhận GlobalGAP.

Ông Võ Văn Trưng, Giám đốc HTX dưa lưới Thuận Phát, cho biết: “HTX đang mở rộng diện tích, mục tiêu của HTX là không chỉ cung ứng sản lượng dưa lưới nội địa mà hướng đến thị trường nước ngoài. Tham gia xây dựng quy trình sản xuất dưa lưới theo hướng GlobalGAP sẽ là bước đầu tiên để HTX có thể thực hiện được mục tiêu đó. Bởi khi sản phẩm nông nghiệp đạt chuẩn sẽ đáp ứng được những yêu cầu của thị trường đặt ra”.

Sử dụng công nghệ tiên tiến

Từ vụ Đông xuân và Hè thu 2021 này, ngành nông nghiệp huyện Phụng Hiệp đã áp dụng quy trình phun thuốc bảo vệ thực vật bằng thiết bị bay tại nhiều HTX sản xuất lúa của huyện, vừa giảm chi phí, vừa nâng cao hiệu quả canh tác. Ông Phan Quốc Tuấn, xã viên HTX 26/3, xã Thạnh Hòa, cho biết: “Phun thuốc bằng hình thức này có nhiều cái lợi vì không gây tác hại cho lúa, lúa không bị đổ ngã và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người. Bên cạnh đó, hiệu suất mang lại rất cao. Với máy bay phun thuốc một người điều khiển có thể phun được từ 30-40ha/ngày. Trong khi đó nếu phun theo cách truyền thống cần 10 nhân công mới bằng một chiếc máy”.

Trên cây rau màu công nghệ cao còn giúp bà con tiết giảm được chi phí nhân công lao động, từ đó giảm được giá thành sản xuất. Ông Võ Văn Thắng, ở xã Phương Phú, huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Trước đây để tưới vườn rau 500m2 cần nhân công 2 người và thời gian gần 2 giờ. Tuy nhiên, khi áp dụng công nghệ tưới tự động chỉ cần thời gian tưới khoảng 15 phút và không cần nhân công lao động thì ở bất kỳ đâu cũng có thể tưới được cho vườn rau. Một điểm cộng khác ở hệ thống này là tưới theo dạng phun sương nên rau không bị dập như hình thức tưới truyền thống”.

Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp, cho biết thêm: “Ứng dụng công nghệ cao hiện nay gần như là một phong trào lan tỏa ở nhiều địa phương. Hiệu quả mang lại là giảm được nhân công lao động, chất lượng sản phẩm khi ứng dụng công nghệ cao đảm bảo được những yêu cầu khắt khe của thị trường, từ đó lợi nhuận của người dân được cải thiện hơn”.

Ông Hồ Văn Phú, Chủ tịch UBND huyện Phụng Hiệp, cho biết: “Hướng tới huyện sẽ tiếp tục cho nhân rộng và phát triển thêm những mô hình theo hướng công nghệ cao để tạo ra sản phẩm chất lượng phục vụ người tiêu dùng, qua đó từng bước cải thiện chất lượng đời sống của bà con trong huyện. Mặt khác, phát triển nông nghiệp theo hướng này cũng làm tiền đề để huyện gắn kết phát triển nông nghiệp gắn với du lịch trong tương lai”.

Trong định hướng phát triển tới đây, tỉnh Hậu Giang cũng xác định đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư, đến năm 2025 lấp đầy trên 50% diện tích khu đang mời gọi đầu tư (415ha) ở Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Đẩy mạnh các hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực phát triển nguồn nhân lực công nghệ cao trong nông nghiệp, ưu tiên hợp tác đào tạo sau đại học, đào tạo chuyển giao công nghệ về các kỹ thuật, công nghệ cao, phục vụ phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Từng bước đào tạo nghề cho nông dân trong vùng dự án, tạo chuyển biến từ nhận thức đến quy trình sản xuất theo hướng hiện đại. Tham gia nghiên cứu ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực nông nghiệp và các công nghệ tiên tiến để sản xuất các sản phẩm nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, xây dựng thương hiệu tạo giá trị gia tăng của sản phẩm...

Ông Nguyễn Việt Triều, Phó Giám đốc Ban Quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang, cho biết là thời gian qua đã triển khai nhiều dự án nghiên cứu khoa học tại Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Qua đó, đã chọn được nhiều giống lúa chất lượng cao cho vùng đất phèn; quy trình sản xuất lúa giống cấp xác nhận; quy trình kỹ thuật canh tác theo hướng VietGAP… Ngoài ra, còn phối hợp thực hiện mô hình trình diễn nhiều chế phẩm sinh học và thiết bị của Hàn Quốc trên cây lúa, xoài, bưởi, khóm của nhiều nông hộ trong tỉnh. Đa số các mô hình, sản phẩm bước đầu đạt hiệu quả cao...

T.TRÚC - D.KHÁNH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Hướng đến mô hình nấm mối đen công nghệ cao

08:09 13/05/2025

Nhằm từng bước hiện thực hóa mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp hiện đại, hiệu quả và bền vững, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang vừa xây dựng Kế hoạch trình diễn mô hình trồng sản xuất nấm mối đen tại nông hộ trên địa bàn tỉnh Hậu Giang

Giá gạo xuất khẩu tiếp đà tăng, nông dân Hậu Giang đặt nhiều kỳ vọng

07:52 13/05/2025

(HG) - Hiệp hội lương thực Việt Nam cho biết, giá một số mặt hàng gạo nguyên liệu xuất khẩu trong ngày 12-5 tiếp đà tăng so với cuối tuần.

Vườn chim nông nghiệp Mùa Xuân đang có nhiều loài nằm trong danh mục quý, hiếm cần được bảo vệ

05:32 08/05/2025

(HG) - Thông tin từ Công ty Cổ phần Nông nghiệp Mùa Xuân Hậu Giang, qua khảo sát mới đây, hiện vườn chim tại đơn vị có khoảng 20 loài chim về sinh sống và sinh sản trên diện tích khoảng 8ha. Trong đó, những loài chim làm tổ có số lượng lớn là vạc, cồng cộc

Hạng mục cống kênh 9 Lưỡng phù hợp với thỏa thuận phương án và không làm ảnh hưởng lưu thông

05:31 08/05/2025

(HG) - Trưa ngày 7-5, Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông và nông nghiệp tỉnh cho biết, Dự án Đường tỉnh 927 (đoạn từ ngã ba Vĩnh Tường đến xã Phương Bình) đang trong giai đoạn khẩn trương triển khai thi công, đặc biệt là đối với các hạng mục cống tròn và cống hộp do hiện đang trong điều kiện thời tiết thuận lợi để thi công các hạng mục cống, bảo đảm hoàn thành thông tuyến vào tháng 12-2025.

Nồng độ mặn tăng cao bất thường, có nơi lên tới 9,5‰

05:16 08/05/2025

(HG) - Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang cho biết, nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ những ngày qua đang có xu hướng tăng mạnh, có nơi đạt tới 9,5‰.

Tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau

18:42 07/05/2025

(HGO) - Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa có văn bản gửi UBND tỉnh Hậu Giang về việc tổ chức rửa mặn đối với diện tích đất lúa bị thiệt hại do nhiễm mặn cạnh cao tốc Cần Thơ - Cà Mau.

Huyện Châu Thành xảy ra 2 vụ sạt lở đất thiệt hại hơn 330 triệu đồng

18:41 07/05/2025

(HGO) - Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh cho biết, sáng ngày 7-5 trên địa bàn huyện Châu Thành đã xảy ra sụp đất, sạt lở bờ kênh tại hộ Lê Hoàng Nhu, kênh Mái Dầm, ấp Đông Lợi A, xã Đông Phước. Chiều dài sạt lở 35m, sâu vào bờ nơi rộng nhất 5m, diện tích mất đất 175m². Sạt lở gây sụp mất lộ lộ bê tông rộng 2m. Nguyên nhân do ảnh hưởng dòng chảy; ước thiệt hại 178 triệu đồng.

Xử lý nghiêm tổ chức, cá nhân, chủ rừng không thực hiện các biện pháp phòng cháy, chữa cháy rừng

07:32 06/05/2025

(HG) - Đây là một trong những nội dung được Bộ Nông nghiệp và Môi trường (NN&MT) nhấn mạnh tại văn bản vừa được ban hành về yêu cầu các địa phương tiếp tục tăng cường công tác kiểm tra, giám sát phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) tại địa bàn được giao quản lý.

Nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh

07:31 06/05/2025

(HG) - Theo số liệu đo mặn từ Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn tỉnh Hậu Giang thì nồng độ mặn trên địa bàn huyện Long Mỹ đang tăng mạnh.

Đẩy mạnh ứng dụng nông nghiệp công nghệ cao

07:28 06/05/2025

Với nhiều mô hình nông nghiệp hiện đại và sản phẩm chế biến đặc sắc, Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (NNƯDCNC) Hậu Giang đang khẳng định vai trò trung tâm đổi mới nông nghiệp, nơi đây không chỉ là “vườn ươm” công nghệ mà còn là điểm tựa cho phát triển nông nghiệp công nghệ cao.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Huyện Phụng Hiệp: Hoạt động HĐND cấp xã phát huy hiệu quả

08:28 13/05/2025

(HG) - HĐND huyện Phụng Hiệp vừa tổ chức Hội nghị tổng kết phong trào thi đua trong hoạt động HĐND cấp xã năm 2024.

4 tháng qua có 398 doanh nghiệp thành lập mới

08:24 13/05/2025

(HG) - Trong tháng 4, tỉnh Hậu Giang có 124 hồ sơ đăng ký mới doanh nghiệp với tổng số vốn 406,4 tỉ đồng, so với cùng kỳ tăng 6% số lượng doanh nghiệp đăng ký, giảm 43% số vốn.

Mô hình 6 trong 1 giúp nông dân phát triển kinh tế bền vững

08:22 13/05/2025

Góp phần đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động, thúc đẩy kinh tế tập thể phát triển, Hội Nông dân huyện Châu Thành đã xây dựng mô hình 6 trong 1 và nhân rộng trên toàn huyện.

Huyện Phụng Hiệp: Hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức được tập huấn văn thư lưu trữ

08:21 13/05/2025

(HG) - Nhằm tăng cường quản lý công tác văn thư lưu trữ trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính, UBND huyện Phụng Hiệp phối hợp với Trung tâm lưu trữ lịch sử tỉnh Hậu Giang tổ chức tập huấn, hướng dẫn cho hơn 300 cán bộ, công chức, viên chức huyện và 15 xã, thị trấn.