Thứ Hai, ngày 01/06/2020 | 18:19
Lần đầu tiên kể từ năm 1968, thời điểm mục sư người Mỹ gốc Phi Martin Luther King bị ám sát, ít nhất 140 thành phố của Mỹ đã nổ ra biểu tình và nhiều thị trưởng đã phải ban hành lệnh giới nghiêm.
Người biểu tình ở thành phố Minneapolis, bang Minnesota, Mỹ. Ảnh: AP
Theo báo New York Times (NYT), lần đầu tiên trong nhiều thập kỷ, có nhiều thị trưởng như vậy ở Mỹ phải đồng thời kích hoạt lệnh giới nghiêm để hạn chế những tổn thất từ các cuộc biểu tình quy mô lớn sau việc ông George Floyd, một người da màu bị cảnh sát giết chết trong tình trạng không có vũ khí tại thành phố Minneapolis của tiểu bang Minnesota.
Giới truyền thông cũng như sử gia Mỹ đều lập tức liên tưởng tới quy mô phong trào một cuộc biểu tình tương tự năm 1968 sau vụ ám sát mục sư Martin Luther King Jr. ngày 4-4-1968.
Vụ ám sát đã làm bùng lên làn sóng biểu tình phản đối gây bất ổn tại hơn 100 thành phố trên toàn nước Mỹ, sự kiện này còn được biết tới với tên gọi Cuộc nổi dậy tuần thánh (Holy Week Uprising). Những vụ bạo loạn lớn nhất liên quan tới phong trào biểu tình này đã xảy ra tại thủ đô Washington D.C., các thành phố Baltimore, Chicago và Kansas.
Hiện tại, các cuộc biểu tình đã lan rộng ra hàng chục thành phố. Từ New York, Houston, Atlanta cho đến thủ đô Washington D.C., người biểu tình đã tuần hành bày tỏ sự phẫn nộ về vấn nạn phân biệt chủng tộc. Người dân Mỹ trên toàn quốc ở thời điểm này cũng đã sẵn trong tâm trạng căng thẳng, lo lắng về dịch bệnh Covid-19 khi hơn 100.000 người đã chết vì bệnh này và hàng chục triệu người đã bị mất việc vì vi-rút corona.
Đài CNN dẫn lời một quan chức Nhà Trắng và một nguồn thực thi pháp luật tiết lộ hôm 1-6, Tổng thống Trump phải trú dưới hầm khoảng 1 giờ trước khi được đưa lên mặt đất.
Hôm 29-5, người biểu tình đối đầu với các nhân viên Mật vụ bên ngoài Nhà Trắng suốt nhiều giờ. Họ la hét, ném chai nước và các vật thể khác vào lực lượng an ninh, cố gắng vượt qua hàng rào kim loại nhưng bị xịt hơi cay. Nhà chức trách đã bắt giữ 6 trường hợp vi phạm.
Tình hình căng thẳng khiến Thị trưởng Bowser ban bố lệnh giới nghiêm ban đêm ở Washington DC., bằt đầu từ đêm 31-5 đến sáng 1-6 (giờ địa phương), đồng thời huy động Vệ binh Quốc gia hỗ trợ cảnh sát.
Bất kể lệnh giới nghiêm có hiệu lực, người biểu tình vẫn đốt phá trên các con đường ở gần Nhà Trắng tại thủ đô Washington D.C. Theo báo New York Times, trong đêm 31-5 (giờ Mỹ), cảnh sát đã phải dùng hơi cay để giải tán đám đông người biểu tình xông vào đập vỡ cửa sổ, lật nhào nhiều xe hơi và đốt phá. Khói bụi bốc lên ở gần khu vực tượng đài Washington. Trong khi lửa đốt phá rực lên trên các con đường thì Nhà Trắng gần như tắt toàn bộ hệ thống đèn chiếu bên ngoài.
Tổng thống Mỹ Donald Trump cũng mới đăng tải trên Twitter, tuyên bố rằng “Mỹ sẽ xem Antifa là một tổ chức khủng bố”.
Theo Reuters, tuyên bố trên của ông Trump được đưa ra trong bối cảnh diễn ra các cuộc biểu tình dữ dội trên khắp nước Mỹ. Một số quan chức hàng đầu Chính phủ của Tổng thống Trump, trong đó có Bộ trưởng Bộ Tư pháp William Barr, cho rằng nhóm cực tả Antifa và những đối tượng khác ở bang Minnesota đã kích động các cuộc biểu tình trên khắp nước Mỹ. Tuy nhiên, chưa có thông tin về số lượng người biểu tình tại Mỹ có liên quan đến nhóm Antifa.
Antifa là một nhóm đông gồm những người có quan điểm chính trị cực tả, phần lớn chuộng sử dụng chiến thuật bạo động và cực đoan để truyền tải thông điệp.
Phong trào Antifa không có thủ lĩnh và nổi lên trong những năm gần đây nhằm phản đối tình trạng phân biệt chủng tộc.
Phong trào biểu tình phản đối sau cái chết tức tưởi của ông George Floyd không chỉ lan rộng trên toàn nước Mỹ liên tiếp hơn tuần qua kể từ sau cái chết của ông, những người biểu tình ở London (Anh) và Berlin (Đức) cũng đã đổ ra đường để bày tỏ tinh thần ủng hộ của họ với phong trào này ở Mỹ.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.