Thứ Tư, ngày 01/07/2020 | 19:03
Tiếp sau Mỹ, Ấn Độ, gần đây Trung Quốc lại gây mất lòng với Liên minh châu Âu (EU) khiến Brussels tuyên bố sẽ trả đũa Bắc Kinh.
Ảnh minh họa
Valdis Dombrovskis, Phó Chủ tịch điều hành chính sách kinh tế của Ủy ban châu Âu (EC) cho biết, các cuộc đàm phán về thỏa thuận đầu tư mới giữa EU và Trung Quốc đã bước vào “giai đoạn trọng yếu” vì sự không khoan nhượng của Bắc Kinh. Theo đó, Brussels đang chuẩn bị công bố các biện pháp giới hạn đối với vốn đầu tư của Trung Quốc vào châu Âu, nếu Bắc Kinh không tán thành các yêu cầu của liên minh về quyền tiếp cận thị trường. Trả lời cuộc phỏng vấn với tạp chí Financial Times, ông Dombrovskis cho rằng: “Chúng tôi cần phải giải quyết các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp nhà nước, việc trợ cấp và chuyển giao công nghệ bắt buộc”. Quan chức này cáo buộc hiện tồn tại sự bất công bằng trong việc tiếp cận thị trường và Bắc Kinh cần giải quyết một loạt vấn đề hệ thống trước khi hai bên có thể ký kết một hiệp định đầu tư.
Theo kế hoạch, các cuộc đàm phán EU - Trung Quốc dự kiến hoàn tất vào tháng 9 năm ngoái, đúng vào lúc diễn ra hội nghị song phương. Song, điều này đã không xảy ra và quá trình đàm phán cũng bị trì hoãn do nhiều bất đồng từ hai phía.
Cuối tuần trước, thành viên cấp cao EC phụ trách chính sách thương mại Sanbine Weyand, cho biết bà hy vọng được chứng kiến “một chút rõ ràng” về tình trạng của thỏa thuận này trước cuối tháng 7. Bà Sanbine Weyand đưa ra bình luận trên sau Hội nghị thượng đỉnh EU - Trung Quốc được tổ chức trực tuyến hồi tuần trước. Hội nghị có sự tham gia của nhiều quan chức cấp cao châu Âu, bao gồm Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen, Đại diện cấp cao phụ trách chính sách đối ngoại của EU Josep Borrell. Bên phía Trung Quốc có Chủ tịch Tập Cận Bình, Thủ tướng Lý Khắc Cường và nhiều quan chức khác. Tuy nhiên, hội nghị không đạt được kết quả và không đưa ra được tuyên bố chung. Tờ Finance Times miêu tả hội nghị này vô cùng “ảm đạm”.
Suốt hơn một nửa thập kỷ qua, Trung Quốc và EU đã tìm cách thúc đẩy một “thỏa thuận đầu tư toàn diện” nhằm tạo ra các cơ hội đầu tư mới cho các công ty châu Âu tại đại lục. Theo Sputnik, các đầu tư nước ngoài trực tiếp của Trung Quốc vào châu Âu đã giảm từ mức gần 100 tỉ USD hai năm trước đó xuống chỉ còn 19 tỉ USD vào năm 2019. Sự sụt giảm được tin là do việc kiểm soát vốn của Trung Quốc chặt chẽ hơn, thanh khoản thấp hơn và căng thẳng địa chính trị giữa Bắc Kinh và khối đồng minh của Mỹ. Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc đã cố gắng tăng cường kiểm soát cơ sở hạ tầng châu Âu, ngay cả khi các nước tăng biện pháp hạn chế nhằm giảm quyền sở hữu của Trung Quốc với chúng.
Trong một diễn biến liên quan, mới đây Mỹ đã kêu gọi EU ngừng sử dụng các thiết bị giám sát do Công ty Nuctech của Trung Quốc sản xuất. Hội đồng An ninh Mỹ và một số cơ quan đang nỗ lực kêu gọi chính phủ các nước châu Âu “loại bỏ” sự hiện diện của Nuctech, một công ty chuyên sản xuất các hệ thống máy quét sàng lọc để kiểm tra hàng hóa, hành lý và hành khách tại các cảng biển, sân bay và các trạm kiểm soát biên giới trên toàn châu Âu. Theo báo cáo của Bộ Ngoại giao Mỹ cuối tháng trước, các thiết bị sàng lọc của Công ty Nuctech có thể chuyển dữ liệu cá nhân và thông tin thương mại tại các nước cho Trung Quốc. Báo cáo nhấn mạnh, công ty này tạo ra nguy cơ đối với sự an toàn của công dân và việc vận chuyển hàng hóa quân sự giữa các nước thành viên NATO với nhau. Ngoài ra, công ty này hiện đang mở rộng sản xuất tại hơn 10 quốc gia châu Âu, gây gia tăng lo ngại về việc rò rỉ thông tin an ninh.
Trước đó, EU đã lên kế hoạch thiết lập một cuộc đối thoại song phương với Mỹ nhằm bàn cách đối phó với “sự quả quyết ngày càng tăng” của Trung Quốc. Cao ủy EU về đối ngoại Josep Borrell cho biết: “Tôi đã đề xuất xúc tiến một cuộc đối thoại song phương riêng biệt, tập trung vào Trung Quốc và các thách thức mà hành động và tham vọng của nước này tạo ra cho chúng tôi - Mỹ và EU”.
Nếu việc này diễn ra theo kế hoạch thì Trung Quốc sẽ gặp thêm khó khăn trong đối ngoại. Bởi lẽ, trước đó Bắc Kinh đã tạo mâu thuẫn lớn khó dung hòa với Mỹ, tiếp sau là đụng độ tranh chấp biên giới với Ấn Độ. Gần đây, các nước trong Cộng đồng ASEAN lại lên tiếng phản đối Trung Quốc lấn chiếm Biển Đông thuộc chủ quyền của nhiều quốc gia liên quan. Điều này cũng đồng nghĩa với việc nhiều nước trên thế giới sẽ cùng đối phó với Bắc Kinh vì lợi ích quốc gia. Đây là những tác nhân trực tiếp khiến Trung Quốc ngày càng mất uy tín và lợi thế trên thế giới.
HN tổng hợp
05:21 23/04/2025
Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.
08:36 22/04/2025
Tính đến cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 800 ca mắc sởi trên toàn quốc và thêm 2 bang đã xác định các đợt bùng phát sởi.
06:10 21/04/2025
Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 18-4 tuyên bố, có thể đạt được một thỏa thuận thương mại mới Trung Quốc “trong vòng 3-4 tuần tới”.
07:05 18/04/2025
Việc Israel tái phong tỏa Gaza đã chặn đứng mọi nguồn viện trợ nhân đạo, khiến cuộc khủng hoảng tại đây ngày càng tồi tệ.
06:14 17/04/2025
Nỗ lực để đạt được thỏa thuận ngừng bắn Nga - Ukraine vào lễ Phục sinh (ngày 20-4) của Tổng thống Mỹ Donald Trump rất khó thành hiện thực vì nhiều lý do.
07:51 16/04/2025
Các cuộc đàm phán gần đây giữa Mỹ và Iran đã lóe lên hy vọng hàn gắn quan hệ giữa Washington và Tehran nhằm hướng tới cứu vãn thỏa thuận hạt nhân giữa hai nước.
18:53 14/04/2025
Chính quyền một số nước tại châu Âu đã tiêu hủy hàng ngàn con gia súc, đóng cửa biên giới trên diện rộng nhằm nỗ lực ngăn chặn dịch lở mồm long móng bùng phát.
05:52 14/04/2025
Đêm 12-4, cả Mỹ, Iran và nước chủ nhà Oman đều đưa ra những đánh giá tích cực về vòng đàm phán cấp cao đầu tiên giữa Mỹ và Iran tại Oman xung quanh chương trình hạt nhân gây tranh cãi của Tehran.
19:33 10/04/2025
Mỹ và Iran bất ngờ xác nhận sẽ quay lại đàm phán hạt nhân sau thời gian “khẩu chiến” không khoan nhượng khiến giới quan sát nghi ngờ.
05:44 10/04/2025
Sau hơn 20 ngày mở lại chiến dịch tấn công quy mô lớn, quân đội Israel hiện đã kiểm soát hơn 50% Dải Gaza. Động thái này đã gây dư luận trái chiều.
07:57 23/04/2025
(HG) - Chiều ngày 22-4, Công an tỉnh tổ chức Lễ truy tặng Huân chương bảo vệ Tổ quốc hạng ba và trao tặng bằng khen của Chủ tịch UBND tỉnh cho lực lượng an ninh, trật tự cơ sở. Đến dự, có ông Đồng Văn Thanh, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Trần Văn Chính, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh; ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.
07:54 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Liên đoàn Lao động tỉnh phối hợp với Sở Nội vụ và UBND thành phố Vị Thanh tổ chức Lễ phát động Tháng công nhân và Tháng hành động về an toàn vệ sinh lao động năm 2025. Dự lễ, có bà Thái Thu Xương, Phó Chủ tịch Thường trực Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam; ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh; bà Mã Thị Tươi, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh…
07:53 23/04/2025
(HG) - Chiều ngày 22-4, ông Nguyễn Tuấn Anh, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh; cùng các thành viên Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tỉnh ủy có cuộc họp xét khen thưởng cho các tổ chức đảng và đảng viên hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ 5 năm liền (2020-2024).
07:47 23/04/2025
(HG) - Sáng ngày 22-4, Ban chỉ đạo về Kế hoạch Bảo vệ và Phát triển rừng (Ban chỉ đạo) tỉnh có buổi làm việc với Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng (PCCCR) huyện Phụng Hiệp và đơn vị chủ rừng là Khu bảo tồn thiên nhiên Lung Ngọc Hoàng (Khu bảo tồn) về thực hiện nhiệm vụ PCCCR.