Thứ Hai, ngày 21/11/2016 | 06:15
Hội nghị lần thứ 22 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP22) đã thông qua một tuyên bố quan trọng kêu gọi cam kết chính trị cao nhất và đoàn kết trong cuộc chiến chống biến đổi khí hậu.
Thư ký điều hành Hội nghị COP22 Patricia Espinosa (thứ 2, trái) và Chủ tịch COP22 Salaheddine Mezouar (giữa) và các quan chức sau khi thông qua tuyên bố của Hội nghị ngày 17-11. Ảnh: AP
Hội nghị diễn ra từ ngày 7 đến ngày 17-11 tại thành phố Marrakech của Maroc, với sự tham dự của 43 nguyên thủ quốc gia và 32 người đứng đầu chính phủ các nước trên thế giới. Ngoài các phái đoàn chính thức, còn có 3.300 tổ chức xã hội dân sự cũng tham dự các hoạt động trong khuôn khổ sự kiện này.
COP22 là cuộc họp đầu tiên của Hiệp định Paris có hiệu lực từ ngày 4-11 sau khi được 100 quốc gia, chiếm tới 68% tổng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính trên thế giới, phê chuẩn. Thỏa thuận Paris đã giải quyết cơ bản sự khác biệt về trách nhiệm giữa các nước phát triển, đang phát triển và xây dựng trên nền tảng các quốc gia cùng cam kết thực hiện những nỗ lực một cách tốt nhất. Những điểm chính của Thỏa thuận Paris bao gồm giữ nhiệt độ toàn cầu tăng dưới ngưỡng 2 độ C và có các nỗ lực giới hạn mức độ ấm lên của trái đất không quá 1,5 độ C; Giới hạn lượng khí nhà kính thải ra từ các hoạt động của con người bằng với mức độ mà thực vật, đất và các đại dương có thể hấp thụ một cách tự nhiên; Cứ 5 năm một lần xem xét lại mức độ đóng góp của các quốc gia đối với việc cắt giảm phát thải khí nhà kính để các quốc gia có thể đương đầu với thách thức; Các nước giàu giúp các nước nghèo bằng cách cung cấp khoản tài chính nhằm giúp các nước nghèo thích nghi với biến đổi khí hậu và chuyển sang dùng năng lượng tái tạo. Ngoài ra, các bên phải xây dựng và thực hiện Kế hoạch thích ứng với biến đổi khí hậu của quốc gia, trong đó nêu chi tiết các ưu tiên thích ứng, hỗ trợ cần thiết và kế hoạch thực hiện. Bên cạnh đó, thỏa thuận cũng đề ra các cơ chế chuyển giao công nghệ và tăng cường năng lực cho các nước đang phát triển ứng phó với biến đổi khí hậu, trong đó khuyến khích hợp tác song phương, đa phương, khu vực để thúc đẩy thực hiện các nội dung của thỏa thuận. Tính đến nay, hơn 100 quốc gia đã phê chuẩn thỏa thuận này. Đáng chú ý, Trung Quốc và Mỹ, 2 quốc gia có lượng phát thải khí nhà kính toàn cầu lớn nhất, hồi tháng 9 vừa qua cũng đã trình văn bản chính thức phê duyệt Thỏa thuận Paris. Động thái này đã tác động mạnh đến quyết định phê duyệt của nhiều nước khác, bởi đây là lần đầu tiên đại diện cho 2 nhóm quốc gia đã và đang phát triển khẳng định quyết tâm giữ cho nhiệt độ trái đất không tăng quá 2 độ C vào cuối thế kỷ.
Điểm nhấn tại Hội nghị COP22 lần này là các nước phát triển đã cam kết hơn 60 triệu USD hỗ trợ các sáng kiến giúp các nước đang phát triển xây dựng khả năng minh bạch để đảm bảo rằng tất cả các nước có thể thực thi nghĩa vụ báo cáo của mình. Những nỗ lực và cam kết của các nước trong COP22 sau đó đã được đúc kết trong Tuyên bố hành động Marrakech về khí hậu và phát triển bền vững. Bản tuyên bố kêu gọi cam kết chính trị cao nhất để đấu tranh chống biến đổi khí hậu, coi đây là một vấn đề ưu tiên khẩn cấp. Tuyên bố nhắc lại cam kết của các nước phát triển trong việc huy động 100 tỉ USD cho cuộc chiến chống biến đổi khí hậu toàn cầu. COP22 cũng nhắc đến các chủ thể phi quốc gia và kêu gọi sự tham gia của tất cả những nhân tố này trong các sáng kiến và hành động chống lại tình trạng biến đổi khí hậu đã được đưa ra tại Marrakech lần này.
Thành công của Hội nghị COP22, theo nhiều nước là đã gửi đi một thông điệp chính trị quan trọng và kịp thời, vì tuyên bố này là sự bày tỏ mạnh mẽ cho quyết tâm theo đuổi đến cùng Hiệp định khí hậu Paris nhằm đạt mục tiêu nền kinh tế toàn cầu không carbon.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:17 27/11/2024
Việc tấn công bằng tên lửa đạn đạo nhằm vào nhau giữa Ukraine và Nga đã khiến xung đột leo thang và có nhiều nguy cơ khơi mào cho chiến tranh hạt nhân.
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:40 27/11/2024
(HG) - Tòa án nhân dân tỉnh vừa tổ chức Lễ công bố và trao quyết định của Chánh án TAND tối cao về việc bổ nhiệm Chánh án TAND huyện Châu Thành A.
08:39 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Hội Nông dân tỉnh phối hợp với Ngân hàng Thương mại cổ phần Kiên Long (KienlongBank) Chi nhánh Hậu Giang tổ chức Lễ ký kết hợp tác giữa 2 đơn vị.
08:35 27/11/2024
(HG) - Sáng ngày 26-11, Sở NN&PTNT tỉnh tổ chức hội nghị về công tác cán bộ. Tham dự có ông Nguyễn Minh Trí, Giám đốc Sở Nội vụ tỉnh; cùng tập thể Ban giám đốc và cán bộ chủ chốt của Sở NN&PTNT tỉnh.
08:30 27/11/2024
Giải Mai Vàng năm nay đã khởi động. Đây là một mùa giải đặc biệt, khẳng định sức sống của hành trình 30 năm...