Giải pháp giúp vườn sầu riêng trĩu quả

Thứ Năm, ngày 03/06/2021 | 18:43

Xem Video:

/uploads/Video/News/2021/06/03/184459Clip Sau Rieng - Phuoc-1.mp4

Nhằm giới thiệu đến bạn đọc những gương nông dân vượt khó làm giàu và nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất; đặc biệt là có những kinh nghiệm, giải pháp, cách làm hay để nâng cao hiệu quả canh tác, giảm chi phí đầu tư, giảm sức lao động, tăng giá trị sản phẩm, tăng nguồn thu nhập; qua đây làm cơ sở cho người dân học tập, nhân rộng mô hình, từ tháng 6-2021, Báo Hậu Giang mở chuyên mục “Cùng nhà nông làm giàu”. Chuyên mục sẽ đăng 2 kỳ/tháng (vào số báo thứ 6 đầu tháng và giữa tháng). Báo Hậu Giang rất mong nhận được sự quan tâm của bạn đọc trong việc theo dõi, góp ý, cũng như giới thiệu những gương nông dân điển hình về Báo Hậu Giang. Địa chỉ: Báo Hậu Giang, đường Võ Văn Kiệt, phường V, thành phố Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang. Số điện thoại: (0293) 3878769 - (0293) 3870496.

Với tính tiên phong và ham tìm tòi học hỏi, cũng như đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên hiện vườn sầu riêng của lão nông Lê Hồng Phúc (61 tuổi), ở ấp Láng Hầm, thị trấn Rạch Gòi, huyện Châu Thành A, được nhiều người trong và ngoài tỉnh đến tham quan, học hỏi, bởi những hiệu quả mang lại.

Ông Phúc kiểm tra hệ thống ống dây dẫn phun thuốc cho vườn sầu riêng của mình.

Mạnh dạn áp dụng kỹ thuật mới

Cái tên Hồng Phúc không chỉ gắn liền với tên hợp tác xã (HTX) do ông Phúc đang làm giám đốc với tổng số 12 thành viên (15ha chủ yếu trồng sầu riêng) mà Hồng Phúc còn được bà con trong ấp Láng Hầm biết đến là người đầu tiên mang cây sầu riêng (giống Ri6) về phát triển vùng quê từ năm 2010 đến nay. Trước khi cây sầu riêng về bám đất nơi đây thì bà con xứ này canh tác cam sành, quýt… Nhưng do nhiều năm sản xuất, những loại cây trồng này bị bệnh nên phần nào ảnh hưởng đến nguồn thu nhập và đời sống người dân.

Ông Phúc chia sẻ: “Khi bà con loay hoay trong việc chọn cây trồng nào để thay thế vườn cây bị bệnh thì tình cờ tôi có dịp đi tỉnh Tiền Giang và phát hiện giống sầu riêng Ri6 của nhà vườn nơi đây cho năng suất, giá trị kinh tế cao. Do đó, tôi quyết định chuyển 1,5/3ha đất vườn của gia đình sang trồng sầu riêng. Sau 4 năm trồng và chăm sóc, những quả ngọt đầu tiên của trái sầu riêng đã đến và cũng từ đó đến nay cuộc sống gia đình trở nên khấm khá hơn. Hiện tại, toàn bộ 3ha đất vườn của gia đình đều trồng sầu riêng (giống Ri6), trong đó cây có tuổi thọ cao nhất là 10 năm, còn thấp nhất là 6 năm. Khi thấy hiệu quả kinh tế từ cây sầu riêng mang lại cho gia đình tôi nên dần dần bà con trong ấp đã nhân rộng mô hình và tổ chức thành lập HTX Hồng Phúc để cùng trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, kỹ thuật canh tác hiệu quả với nhau, từ đó giúp các nhà vườn trong HTX và nhiều bà con xung quanh đều trở nên khá, giàu, nhà cửa khang trang với đầy đủ tiện nghi”.

Không chỉ tiên phong trong việc đưa giống cây trồng mới về vực dậy đời sống cho người dân quê hương, mà ông Phúc còn đẩy mạnh ứng dụng nhiều tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nhằm giảm sức lao động, chi phí đầu tư và bảo vệ sức khỏe cho nhà vườn. Theo đó, một trong những cách làm của ông đang tạo tiếng vang lớn đối với nhà vườn trồng sầu riêng trong tỉnh là việc ứng dụng công nghệ phun thuốc bảo vệ thực vật cho vườn sầu riêng bằng hệ thống phun sương thông qua mô tơ điện và máy dầu.

Để thực hiện mô hình, ông Phúc chia vườn sầu riêng của gia đình thành 2 phần (mỗi phần có diện tích 1,5ha). Trong đó, diện tích gần nhà ông sử dụng mô tơ điện loại 5 mã lực để dùng làm máy bơm; còn đoạn xa nhà do không có điện nên ông dùng máy dầu. Ở khoảng giữa mỗi phần của khu vườn, ông Phúc đặt thùng phuy loại chứa 1.000 lít nước dùng để pha thuốc bảo vệ thực vật. Từ thùng phuy, ông Phúc làm hệ thống dẫn nước kết nối với những ống dây nhựa loại mềm có kích thước nhỏ để dẫn đến gốc và kéo lên đến tận đọt của mỗi cây sầu riêng có chiều cao từ 5-6m/cây. Phía trên cùng của ống dẫn nước nằm trên đọt mỗi cây sầu riêng có gắn bét xoay phun sương được cố định trong ống mũ có chiều dài 3-4m được buột chặt vào thân cây sầu riêng. Khi bật cầu dao điện hay chạy máy dầu thì sức nén từ mô tơ hay máy dầu sẽ đưa thuốc bảo vệ thực vật được pha sẵn trong thùng phuy đi theo đường ống dẫn lên đến tận đọt để phun đều toàn thân cây sầu riêng với bán kính xung quanh khoảng 4m. Tổng các khoản chi phí đầu tư cho 3ha của việc ứng dụng mô hình trên là 70 triệu đồng.   

Nhiều ưu điểm

Ông Phúc cho biết việc ứng dụng mô hình trên mang lại nhiều ưu điểm. Trong đó, điều đầu tiên là giúp nhà vườn phun thuốc được dễ dàng hơn, bởi ai đã trồng sầu riêng thì biết rằng, do thân cây khá cao nên mỗi lần phun thuốc là không phải dễ dàng và mất nhiều thời gian, công sức. Ưu điểm kế tiếp là tiết kiệm chi phí và thời gian. Vì trước đây mỗi lần phun thuốc 3ha vườn sầu riêng thì phải thuê nhân công phun trong 2 ngày, chi phí là 500.000 đồng. Còn 3 năm qua, từ khi áp dụng mô hình thì ông chỉ mất khoảng 10 phút cho một lần phun thuốc 3ha vườn sầu riêng, chi phí chưa đến 15.000 đồng tiền điện chạy mô tơ và dầu chạy máy. Khi áp dụng mô hình, nhà vườn hạn chế tiếp xúc với thuốc bảo vệ thực vật nên ít ảnh hưởng đến sức khỏe. Ngoài ra, thuốc bảo vệ thực vật được phun đều trên các mặt lá từ đọt đến gốc; từ đó việc phòng ngừa dịch hại trên cây sầu riêng đạt hiệu quả hơn rất nhiều. Mặt khác, để tránh ảnh hưởng đến những hộ xung quanh trong quá trình phun thuốc thì từ khi thực hiện mô hình đến nay ông chỉ phun thuốc vào lúc tối và lựa thời điểm ít gió thổi”.

Với cách làm trên, vườn sầu riêng của ông Phúc đã được nhiều nhà vườn trong tỉnh đến tham quan, học tập cách làm. Theo ông Phúc, đây là mô hình được ông học tập từ những nhà vườn ở Tiền Giang. Vì vậy, ông rất thấu hiểu tâm trạng của bà con trong tỉnh khi đến tham quan mô hình nên luôn sẵn sàng chia sẻ những gì mình biết được để khi bà con muốn đem về áp dụng tại vườn nhà mình thì có thể thành công và mang lại hiệu quả như chính ông đang làm.  

Không chỉ có mô hình trên mà ông Phúc còn ứng dụng giải pháp tưới nước bằng hệ thống phun tiết kiệm vào mùa khô cho vườn sầu riêng của gia đình được hơn 8 năm qua. Mục đích của mô hình này cũng nhằm giải phóng sức lao động, giảm chi phí đầu tư, tăng lợi nhuận và thích ứng với biến đổi khí hậu. Mặt khác, thông qua trao đổi kinh nghiệm sản xuất hiệu quả được duy trì từ việc họp lệ 3 tháng/lần của các thành viên trong HTX mà vườn sầu riêng của ông Phúc và bà con đã hạn chế bệnh xì mủ làm chết cây, đây là một trong những loại bệnh mà người trồng sầu riêng e ngại nhất. Ngoài ra, nhờ chăm sóc tốt, áp dụng kỹ thuật hiệu quả trong giai đoạn xử lý ra hoa, nhất là trong quá trình thụ phấn cho trái nên vườn sầu riêng của ông Phúc và bà con xã viên đều cho năng suất cao, tỷ lệ trái đạt yêu cầu nhiều, từ đó cho nguồn thu nhập cao. Hiện tại, các vườn sầu riêng từ 10 năm tuổi trở lên ở HTX Hồng Phúc cho năng suất khoảng 10 tấn trái/ha, với giá bán hiện nay là 70.000 đồng/kg, sau khi trừ chi phí sản xuất, người trồng sầu riêng kiếm được nguồn lợi nhuận khoảng 500 triệu đồng/ha.

Ông Nguyễn Vĩnh Thọ, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Châu Thành A, cho biết: Ngành nông nghiệp huyện đánh giá cao những ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mà ông Phúc đang áp dụng cho vườn sầu riêng của gia đình mình, nhất là hệ thống phun thuốc được đầu tư khá bài bản. Cách làm này giúp nhà vườn tiết kiệm nước, thuốc, giảm công chăm sóc và mang lại hiệu quả phòng trừ sâu bệnh cao. Ngoài ông Phúc thì hiện trên địa bàn huyện còn có một số hộ trồng sầu riêng và xoài áp dụng hình thức tương tự nhưng số lượng chưa nhiều. Hiện Trạm Khuyến nông huyện đang đánh giá tính hiệu quả của việc ứng dụng trên và đề ra giải pháp nhân rộng trong thời gian tới…

Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tận dụng phụ phẩm mít để nuôi dê

10:18 28/11/2022

Tận dụng mít sơ đen và lá mít để nuôi dê đang là mô hình được anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, áp dụng. Cách làm này mang lại hiệu quả tích cực khi dê lớn nhanh, phát triển tốt, giảm chi phí mà còn giải quyết bài toán phụ phẩm nông nghiệp đang làm đau đầu nhiều nông dân hiện nay.

Nông nghiệp tuần hoàn: Hướng đi mới và bền vững

08:12 07/10/2022

Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, chị Lữ Thị Nhật Hằng, ở huyện Phụng Hiệp, đã đầu tư khoảng 20 tỉ đồng làm nông nghiệp tuần hoàn, bắt nhịp xu hướng phát triển mới, làm giàu trên chính quê hương.

Bí quyết trồng sầu riêng của tỉ phú Sáu Bờ

13:43 18/09/2022

Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú. Đáng tự hào hơn khi ông Sáu vừa đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.

Bí quyết để xoài đạt năng suất

09:16 01/07/2022

Về thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A dễ dàng bắt gặp những vườn xoài sai trái, trong đó phần lớn là xoài cát Hòa Lộc.

Ngọt ngào nho kẹo Ninh Thuận trên đất Hậu Giang

07:53 10/06/2022

Bén duyên với vùng đất thành phố Ngã Bảy cách đây không lâu, nhưng cây nho Ninh Thuận đang phát huy ưu thế khi hợp thổ nhưỡng, không tốn nhiều diện tích mà lại có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.

Thu nhập ổn định nhờ nuôi ốc bươu đen

08:49 15/04/2022

Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.

Phát triển kinh tế từ trồng nấm bào ngư

14:39 08/04/2022

Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.

Trồng rau Đà Lạt trên đất Hậu Giang

11:04 18/02/2022

​​​​​​​Không khuất phục khó khăn của vùng đất nhiễm phèn, mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, gia đình bà Lâm Thị Hoa đã mày mò học hỏi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bí quyết nuôi ốc bươu đen thành công

08:34 26/11/2021

Chỉ gần 300m2 mặt nước mương vườn, nhưng với việc thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen cho sinh sản và ốc thịt mà hàng năm gia đình ông Bùi Ngọc Thúc, ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có nguồn thu nhập rất hấp dẫn.

Cách làm mới trong thụ phấn mãng cầu xiêm

19:18 04/11/2021

Bằng việc sử dụng ống chích để thụ phấn cho bông mãng cầu xiêm mà ông Phan Văn Niềm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã tạo ra trái mãng cầu cân xứng, đẹp mắt,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

14:58 24/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Tập trung tổ chức tốt đại hội chi bộ

14:56 24/11/2024

Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Khai trương nhà máy chiếu xạ nông sản 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm

14:52 24/11/2024

(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

14:51 24/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.