Sáng tạo với mô hình nuôi rắn ri voi

Thứ Sáu, ngày 02/07/2021 | 07:52

Xem Video:

/uploads/Video/News/2021/07/02/080342nuoi ran ri voi.mp4

Làm giàu không hề khó, chỉ cần dám nghĩ, dám làm và dám sáng tạo thì ắt sẽ thành công.

Ông Phong đã nuôi thành công 30 con rắn ri voi bằng thùng xốp.

Cùng với sự phát triển của đô thị hóa, diện tích đất phục vụ cho chăn nuôi tự nhiên không còn nhiều nên người nông dân Trương Thành Ngôn, ở thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã có sáng tạo riêng cho mô hình nuôi rắn ri voi. Mô hình đã mang đến lợi nhuận cao mà không cần nhiều diện tích.

Cho rắn ở nhà lầu

Đây là cách nuôi lạ đời mà ông Trương Thành Ngôn tự thiết kế cho mô hình nuôi rắn của mình. Gần 2.000 con rắn con, rắn bố mẹ nằm trọn vẹn trong 2 căn phòng nhỏ rộng hơn 60m2 trên tầng 3 của ngôi nhà mới xây. Khoảng 100 chiếc lồng kiếng là chỗ trú ngụ của đàn rắn “cưng” của ông Ngôn.

Ông Ngôn sở hữu 500 con rắn ri voi bố mẹ nuôi trong lồng kiếng.

Ông Ngôn cho biết 10 năm trước gia đình sống nhờ vào nghề bán tạp hóa và sửa máy ở chợ. Rồi một lần tình cờ đi tiệc với bạn, cả nhóm người muốn ăn thịt rắn ri voi nhưng không có vì chỉ bắt được trong tự nhiên, giá khá cao. Khi ấy, có nông dân trong xóm bắt được 2 con rắn ri voi con từ tự nhiên, ông Ngôn mua thả nuôi lại. Không có chỗ nuôi, ông tận dụng tủ kiếng nuôi cá kiểng đang bỏ trống. Không ngờ, rắn thích nghi, lớn nhanh.

Chuyện nuôi rắn tưởng chừng dừng lại ở 2 con thử nghiệm nếu như không có việc người em bà con giao cho ông gần 20 con rắn ri voi vì bị bể tủ kiếng, không chỗ nuôi. Sự cố này đã đẩy đưa ông Ngôn tiếp nhận và gắn bó với nghề nuôi rắn 6 năm qua. Giờ đây, ông Ngôn không chỉ nuôi rắn thịt mà còn chăm sóc rắn sinh sản, kinh doanh con giống với số lượng lên đến hàng ngàn con/năm.

Từ thú chơi thành đam mê

Từ thú vui, nghề nuôi rắn ri voi đã trở thành niềm đam mê của ông Ngôn. Ông thích nhất là quan sát rắn, ông Ngôn quay phim lại tất cả hành động của rắn từ cho ăn, tách đàn, đến cảnh rắn sinh sản. Từ tủ kiếng, hàn khung kệ sắt đều do một tay ông làm. Vốn có sẵn nghề thợ hàn, thợ sửa máy nên ông Ngôn làm tất cả. Mỗi chiếc lồng kiếng có diện tích khoảng 1,2m x 0,5m x 0,5m. Ở đáy kiếng có gắn van xả nước thải. Từ 1 tủ kiếng, ông Ngôn đã tự tay tạo ra gần 100 chiếc để thả rắn. “Dùng tủ kiếng dễ theo dõi được rắn sinh hoạt, cho ăn, quan sát chất lượng nước, thậm chí quá trình sinh sản của rắn”, ông Ngôn cho biết.       

Giá của mỗi lồng kính cũng không quá đắt, trung bình khoảng 1 triệu đồng/tủ, có thể chứa được 5 con rắn bố mẹ có trọng lượng từ 1-4kg hoặc 10 con rắn thịt có trọng lượng khoảng 1kg. Đối với rắn con mới đẻ được ông tách mẹ cho vào từng can nhựa, chăm sóc, cho ăn riêng để đảm bảo tăng trưởng đồng đều. Ông Ngôn chi sẻ: “Rắn con được thả vào can nhựa có chứa 1 ít cỏ để thích nghi dần. Sau đó khoảng 5 ngày là cho ăn, thức ăn có thể là dạng viên hoặc cá trê nhỏ. Cứ vậy, cách 4-5 ngày là thay nước từng can nhựa và cho rắn ăn. Đến khi rắn được nửa tháng tuổi là có thể xuất bán, giá rắn lúc này là 80.000 đồng/con. Nếu rắn được 1 tháng tuổi thì bán 100.000 đồng/con và có thể thả chung 30-40 con vào 1 lồng kiếng. Trong lồng thả một ít cỏ măng hoặc cỏ mần trầu để tạo giá thể cho rắn ẩn trốn. Đến khi rắn khoảng 3-4 tháng tuổi thì chia ra 20 con/lồng. Khi rắn đạt loại 1 (từ 600gr trở lên) thì chỉ nuôi chung 10 con/lồng để tạo khoảng không cho rắn bơi lội, dễ bắt thức ăn.

Bài học kinh nghiệm được ông quan tâm nhiều là khâu vệ sinh lồng nuôi, nếu làm tốt thì rắn sẽ ít bệnh. Lồng kiếng phải thường xuyên thay nước 1 lần/tuần, trước khi cho rắn ăn. Hơn nữa, không nên cho rắn ăn con cá mồi to hơn miệng rắn, tránh rắn bị rách miệng, bị nấm đẹn. “Khi rắn bị nấm đẹn là 90% chết, rất khó trị. Thức ăn của rắn là cá da trơn như cá trê, cá chốt. Nhưng nên cho rắn ăn cá trê vì ngạnh cá mềm hơn so với cá chốt. Ngạnh cá chốt cứng đến đầu ngạnh sẽ gây thủng ruột”, ông Ngôn chia sẻ kinh nghiệm.

Theo ông Ngôn, từ tháng 4 âm lịch, vào mùa mưa là đến mùa rắn sinh sản. Rắn được 24 tháng tuổi sẽ đẻ lứa đầu tiên với số lượng rắn con khoảng 6-8 con/lần, năm tiếp theo sẽ tăng lên 9-13 con/lần. Qua từng mùa sinh sản sẽ tăng số lượng. Con to nhất có thể đẻ được 30-40 con rắn con/lần. 6 năm qua, ông Ngôn đã gầy dựng đàn rắn bố mẹ được 500 con, số lượng rắn con được sinh ra năm nay khoảng 2.000 con, tăng gần gấp 2 lần so với năm trước.

Nhiều hộ nuôi thành công

Ông Ngôn chia sẻ là loại rắn này rất dễ nuôi, công chăm sóc nhẹ, 4-7 ngày mới cho ăn một lần. Thức ăn cũng dễ tìm, giá rẻ. Nếu nuôi đúng cách thì rắn ít bị bệnh, tỷ lệ sống cao nên có nhiều hộ nhân nuôi thành công. Như ông Nguyễn Hoàng Phong, ở đối diện nhà ông Ngôn đã nuôi khoảng 30 con rắn thương phẩm. Nhưng ông Phong nuôi trong thùng xốp, đến nay rắn được 1 năm tuổi, không bị bệnh hay chết con nào. Ông Phong hí hửng khoe: “Ban đầu thấy ông Ngôn nuôi nên nuôi thử vài con. Tôi không có tủ kiếng nên thả trong thùng xốp, vậy mà rắn cũng nhanh lớn. Giờ đây rắn được hơn 600gr/con, đến mùa mưa năm sau là sinh sản”.

Còn ông Nguyễn Văn Bùi, ở chợ thị trấn Cây Dương cũng học hỏi ông Ngôn nuôi thành công 100 con rắn con trong lồng kiếng. Năm qua, rắn của ông đã sinh sản lứa đầu tiên. Nhưng ông Bùi có kế hoạch mở rộng quy mô, mua thêm 100 con giống nữa từ ông Ngôn để nhân đàn.

Tại thị trấn Búng Tàu, ông Nguyễn Bá Lưu cũng đã nhân đàn rắn từ mô hình của ông Ngôn với số lượng rắn bố mẹ được 33 con. Đàn rắn sinh sản khoảng 3 năm qua đã gần 500 con. Ông Lưu thì nuôi bằng nhiều vật liệu khác nhau như thùng bê, thùng nhựa và cả trong lồng kiếng.

Ông Trần Thanh Phong, Hạt trưởng Hạt Kiểm lâm huyện Phụng Hiệp, chia sẻ: Nhìn chung, rắn ri voi là loài tự nhiên nhưng cũng khá dễ thích nghi khi thả nuôi. Nhưng trong huyện chưa có nhiều hộ nuôi và còn khan hiếm con giống. Chúng tôi đang đề nghị cấp trên thí điểm, hỗ trợ một nơi để người dân nuôi các loại động vật hoang dã có nơi trưng bày và bán sản phẩm của mình, trong đó có rắn ri voi. Riêng về mô hình rắn ri voi, đơn vị đang đề nghị với Phòng Kinh tế - Hạ tầng huyện thực hiện dự án nhân rộng ra dân, mong muốn giúp người dân cải thiện thu nhập và tăng lượng con giống, đủ cung ứng ra thị trường với nhu cầu nhân nuôi khá lớn cả trong và ngoài địa phương.

Bài, ảnh: TRÚC LINH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Tận dụng phụ phẩm mít để nuôi dê

10:18 28/11/2022

Tận dụng mít sơ đen và lá mít để nuôi dê đang là mô hình được anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, áp dụng. Cách làm này mang lại hiệu quả tích cực khi dê lớn nhanh, phát triển tốt, giảm chi phí mà còn giải quyết bài toán phụ phẩm nông nghiệp đang làm đau đầu nhiều nông dân hiện nay.

Nông nghiệp tuần hoàn: Hướng đi mới và bền vững

08:12 07/10/2022

Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, chị Lữ Thị Nhật Hằng, ở huyện Phụng Hiệp, đã đầu tư khoảng 20 tỉ đồng làm nông nghiệp tuần hoàn, bắt nhịp xu hướng phát triển mới, làm giàu trên chính quê hương.

Bí quyết trồng sầu riêng của tỉ phú Sáu Bờ

13:43 18/09/2022

Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú. Đáng tự hào hơn khi ông Sáu vừa đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.

Bí quyết để xoài đạt năng suất

09:16 01/07/2022

Về thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A dễ dàng bắt gặp những vườn xoài sai trái, trong đó phần lớn là xoài cát Hòa Lộc.

Ngọt ngào nho kẹo Ninh Thuận trên đất Hậu Giang

07:53 10/06/2022

Bén duyên với vùng đất thành phố Ngã Bảy cách đây không lâu, nhưng cây nho Ninh Thuận đang phát huy ưu thế khi hợp thổ nhưỡng, không tốn nhiều diện tích mà lại có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.

Thu nhập ổn định nhờ nuôi ốc bươu đen

08:49 15/04/2022

Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.

Phát triển kinh tế từ trồng nấm bào ngư

14:39 08/04/2022

Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.

Trồng rau Đà Lạt trên đất Hậu Giang

11:04 18/02/2022

​​​​​​​Không khuất phục khó khăn của vùng đất nhiễm phèn, mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, gia đình bà Lâm Thị Hoa đã mày mò học hỏi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

Bí quyết nuôi ốc bươu đen thành công

08:34 26/11/2021

Chỉ gần 300m2 mặt nước mương vườn, nhưng với việc thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen cho sinh sản và ốc thịt mà hàng năm gia đình ông Bùi Ngọc Thúc, ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có nguồn thu nhập rất hấp dẫn.

Cách làm mới trong thụ phấn mãng cầu xiêm

19:18 04/11/2021

Bằng việc sử dụng ống chích để thụ phấn cho bông mãng cầu xiêm mà ông Phan Văn Niềm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã tạo ra trái mãng cầu cân xứng, đẹp mắt,

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

14:58 24/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Tập trung tổ chức tốt đại hội chi bộ

14:56 24/11/2024

Xác định đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng trong Đảng, nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của tổ chức đảng, đảng viên, nên các cấp ủy trên địa bàn thành phố Vị Thanh đã quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị quan trọng này.

Khai trương nhà máy chiếu xạ nông sản 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm

14:52 24/11/2024

(HG) - Sáng ngày 24-11, Công ty Cổ phần Hạnh Nguyên Logistics tổ chức khai trương Nhà máy chiếu xạ nông sản công suất 1.000 tấn sản phẩm/ngày đêm.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

14:51 24/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.