Thứ Hai, ngày 07/08/2023 | 18:44
Thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, 6 tháng đầu năm nay, nước ta đã xuất khẩu được hơn 4,2 triệu tấn gạo. Mức giá gạo xuất khẩu bình quân trong 6 tháng qua đạt 539 USD/tấn, tăng hơn 10% so với cùng kỳ năm ngoái và chạm mức cao nhất 10 năm qua. Nhiều dự báo khả năng Việt Nam có thể xuất khẩu trên 8 triệu tấn gạo các loại trong năm nay. Đặc biệt, việc Ấn Độ cấm xuất khẩu gạo đã tác động lớn đến thị trường gạo trên thế giới. Với riêng nước ta, đây có thể được xem là một cơ hội để tăng cường xuất khẩu, khẳng định vị thế. Anh hùng lao động, Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân (ảnh), chuyên gia hàng đầu về ngành nông nghiệp Việt Nam và thế giới đã dành thời gian trao đổi với phóng viên Báo Hậu Giang xoay quanh vấn đề này.
Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân
Thưa Giáo sư, Tiến sĩ Võ Tòng Xuân, ông đánh giá như thế nào về vị thế lúa gạo của nước ta thời điểm hiện nay, đặc biệt là sau khi lệnh cấm xuất khẩu gạo của Ấn Độ có hiệu lực ?
- Khi Ấn Độ họ quyết định tạm dừng xuất khẩu gạo do tình hình El Nino và biến đổi khí hậu gây rất nhiều thiệt hại cho cho Ấn Độ, mía cũng bị mất mùa, lúa và lúa mì cũng vậy. Tại Thái Lan, lúa cũng thiệt hại nhiều. Còn mía của Thái Lan thì theo thông tin báo chí của nước này, cũng giảm gần 40%. Cho nên, trước tình hình này, tại châu Á của mình thì Ấn Độ là xuất khẩu gạo nhiều nhất. Nhưng gạo của họ phẩm chất thấp, các nước nghèo họ sử dụng. Còn đối với Việt Nam chúng ta, gạo phẩm chất thấp đi nữa thì cũng bán được giá cao. Ví dụ IR 50404, châu Úc và Nhật Bản cũng rất cần để làm bột.
Bây giờ, mặt bằng về lưu thông lúa gạo trên thị trường quốc tế đã thay đổi. Do đó, Ấn Độ với tình hình thời tiết, thiệt hại như thế nếu xuất khẩu thả ga sẽ không đủ lương thực. Thái Lan cũng sẽ bớt lượng gạo của họ để xuất khẩu. Thành ra đưa về tình hình giống năm 2008, khi thế giới khủng hoảng về lương thực. Tôi nghĩ đây là cơ hội để cho gạo Việt Nam chúng ta vươn lên với giá trị, phẩm chất cao hơn, đặc biệt là giá cao hơn. Đây cũng là dịp để cho bà con nông dân trồng lúa có dịp được đền đáp xứng đáng với công của họ trong mấy chục năm nay.
Có một số ý kiến cho rằng, nếu lượng gạo và giá gạo xuất khẩu tăng cao lên, nông dân có thu nhập khá thì những người không làm ra lúa sẽ bị ảnh hưởng? Ý kiến của Giáo sư về vấn đề này như thế nào ?
- Tôi nghĩ rằng cái này không phải lớn lắm. Bởi vậy, bây giờ mình phải có điều chỉnh lại thực tế giá gạo của mình, để bà con nông dân khá lên. Đồng thời, tạo ra mặt bằng mới để nông dân khá hơn, tiêu dùng của họ khá hơn sẽ đẩy kinh tế lên. Từ đó, mặt bằng lương của người Việt Nam mình hy vọng sẽ thay đổi.
Hiện tại, Ấn Độ - nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới, thị phần lên đến 40% không xuất khẩu gạo nữa, Thái Lan cũng giảm số lượng. Trong khi đó, nhu cầu nhiều quốc gia thế giới, nếu chúng ta xuất khẩu nhiều có ảnh hưởng đến lượng lúa gạo trong nước không, thưa Giáo sư ?
- Theo quy luật kinh tế thị trường, cung rất thấp, cầu rất cao, giá phải tăng lên. Đây là dịp mà chúng ta có thể đánh mạnh trong thị trường xuất khẩu. Chúng ta phân tích cái kiểu trồng lúa của Việt Nam mình đặc biệt hơn các nước khác. Philippines, Indonesia làm không được, Thái Lan cũng thế. Thái Lan chọn giống lúa dài ngày. Chỉ có Việt Nam chúng ta là giống lúa ngắn ngày nhưng mà năng suất cao. Và bây giờ tiến lên, vừa ngắn ngày vừa năng suất cao, chất lượng tăng. Mình đạt 3 yêu cầu này thì các nước khác không được như thế.
Trong khi đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn có dự kiến quy hoạch tôi rất nhất trí là mình lấy vùng tiếp giáp với Campuchia, tức là Bắc Kiên Giang, An Giang, Đồng Tháp, Long An. Vùng này nước sông Cửu Long vừa vào Việt Nam mình. Vùng này hơn 1,5 triệu héc-ta, không bao giờ thiếu nước ngọt, nước mặn không bao giờ tới. Đây là vùng sản xuất lương thực cho Việt Nam chúng ta. Chúng ta sản xuất 3 vụ lúa 1 năm. Trong vòng 100 ngày là có 1 vụ.
Kế đến là vùng ven biển. Với Nghị quyết 120 của Chính phủ cho thấy rằng, chúng ta không xài nước ngọt phung phí để trồng lúa trong vụ mùa khô. Bây giờ, trong mùa mưa, lấy nước mưa trồng lúa. Hết mưa thì đưa nước mặn vào nuôi tôm. Như thế, chúng ta rất an tâm. Vùng giữa của mình hiện nay đang trồng 3 vụ lớn. Nhưng nhờ Nghị quyết 120 mà một số vùng 3 vụ lúa đã chuyển sang trồng cây ăn trái đưa tới lợi tức cao hơn cho người nông dân. Trong khi đó hoàn toàn không ảnh hưởng gì tới an ninh lương thực cả.
Thành ra ngay giai đoạn hiện nay, Trung Quốc, Philippines, Indonesia, Malaysia đang cần gạo, Ấn Độ không bán được, Philippines bán rất ít. Đây là dịp gạo Việt Nam phải tăng lên. Tôi chắc chắn mình có thể bán gạo của mình mà không sợ an ninh lương thực bị thiệt hại. Bởi vì, mình làm 3 vụ lúa. Vụ Hè thu này cũng đang là vụ mà mình thu hoạch có ít nhất khoảng 1,5 triệu tấn gạo. Kế đó mình nối vụ 3 nữa, ở vùng phía Bắc ĐBSCL. Tôi thấy rằng đây là dịp may mà chúng ta có thể đánh mạnh xuất khẩu với giá cao hơn. Chắc chắn là mình vẫn giữ được an ninh lương thực của cả Việt Nam mình.
Nông dân Hậu Giang thu hoạch lúa Hè thu trúng giá.
Lâu nay, mối liên kết giữa nông dân và doanh nghiệp còn chưa chặt chẽ, thường xảy ra tình trạng “bẻ kèo” khi giá lúa gạo tăng hoặc giảm. Theo Giáo sư, chúng ta nên làm gì để hạn chế tình trạng này ?
- Đây là một câu hỏi rất hay, nó xảy ra khắp nơi ở rất nhiều vùng của ĐBSCL, xuất phát từ nông dân của mình.
Bốn mươi mấy năm nay, tôi kết luận, sở dĩ nông dân mình còn nghèo là do 50% nông dân họ không chịu thay đổi để cùng tiến tới với xã hội và nhất là cùng tiến lên với các doanh nghiệp. Khó khăn nhất của nông nghiệp nước ta hiện tại là đầu ra. Không có đầu ra ổn định, người nông dân luôn luôn bị bấp bênh. Họ cũng không dám quyết định nhiều theo kế hoạch Nhà nước, mà họ quyết định bắt chước theo những người xung quanh, thấy họ trồng gì thì mình trồng nấy.
Một vấn đề nữa là giữa người nông dân và doanh nghiệp không có gắn kết với nhau một cách rất là thuận lợi. Có lúc thì đã hợp đồng giá đó rồi, khi thu hoạch, giá rẻ hơn thì doanh nghiệp bỏ của chạy lấy người.
Khi giá mắc hơn thì nông dân “bẻ chỉa”, bán cho người khác để lấy giá cao hơn. Bây giờ thì sự gắn kết giữa doanh nghiệp và nông dân chưa chặt là tại chỗ đó. Nói chuyện với doanh nghiệp thì họ đồng ý ký hợp đồng với đối tác nước ngoài, với giá cả định trước. Khi doanh nghiệp lấy giá đó hợp đồng với nông dân. Khi thu hoạch, giá có tăng lên thì nông dân cũng phải chịu không lấy được khoảng cách tăng đó. Khi giá sụt xuống thì nông dân vẫn đạt được khác biệt giữa giá sụt và giá hợp đồng thì làm ăn mới lâu bền.
Bây giờ thì làm không được. Nhất là lúc này, khi giá gạo tăng thì nông dân sẽ tự tăng giá lúa lên. Giá lúa này cũng không do nông dân quyết định mà do thương lái. Doanh nghiệp và thương lái đan xen nhau mua. Thương lái sợ tới đây thiếu gạo nên ráng mua cho nhiều để kiếm lời. Trong khi doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác với giá đó, bây giờ mua với giá cao thì không có lời.
Xin cảm ơn Giáo sư, Tiến sĩ !
MỘNG TOÀN thực hiện
09:30 05/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Tổng cục Hải quan chỉ đạo dừng nhập khẩu thuốc lá điện tử; Những trường hợp doanh nghiệp xuất khẩu gạo sẽ bị xem xét ‘tước’ giấy phép; Giá heo hơi hôm nay: Miền Nam tăng 4.000 đồng/kg.
15:35 04/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Phát hiện và thu giữ 14 tấn thực phẩm không rõ nguồn gốc; Giá vàng nhẫn tăng mạnh; Mỹ tiếp tục dẫn đầu xuất khẩu LNG toàn cầu.
15:02 03/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Năm 2025, người lao động có bao nhiêu ngày nghỉ hưởng nguyên lương?; Giá dừa tăng cao khi nhiều vườn dừa chết rụi vì bị sâu đầu đen gây hại; Giá khí đốt năm 2025 có thể "nhảy vọt".
08:38 03/01/2025
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, tình hình sản xuất kinh doanh nông lâm thủy sản trên địa bàn tỉnh Hậu Giang thời gian qua đã dần đi vào nề nếp. Đặc biệt, giá bán sản phẩm theo chuỗi nông sản cao hơn so với giá thị trường. Thị trường tiêu thụ sản phẩm chuỗi, sản phẩm đạt tiêu chuẩn an toàn được mở rộng tại các tỉnh, thành phố trong cả nước.
08:37 03/01/2025
(HG) - Tại thị xã Long Mỹ, Công ty Điện lực Hậu Giang đã tổ chức Lễ gắn biển công trình “Sửa chữa đường dây trung áp 3 pha 22kV khu vực thị xã Long Mỹ”. Công trình từ nguồn
10:05 02/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Năm 2025 đầy triển vọng của kinh tế Việt Nam; Phê duyệt nhiệm vụ lập Điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia; Gần 18.000 vụ hàng lậu, hàng giả 'tuồn' vào Việt Nam.
09:08 02/01/2025
(HG) - Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, trong năm 2025 sẽ tập trung chỉ đạo các địa phương tiếp tục nâng cao các tiêu chí xã, huyện đã đạt chuẩn nông thôn mới và nông thôn mới nâng cao.
07:34 02/01/2025
(HG) - Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết, tình hình chăn nuôi của người dân trong năm 2024 trên địa bàn tỉnh phát triển ổn định; trong đó nhờ giá heo hơi có chiều hướng tăng,
07:21 02/01/2025
Thời điểm này, trên những cánh đồng, mảnh vườn trong tỉnh, bà con nông dân đang tất bật chăm sóc rau màu, trái cây, chuẩn bị sẵn sàng nguồn hàng để phục vụ thị trường dịp cuối năm và Tết Nguyên đán 2025.
07:19 02/01/2025
Năm 2024, ngành nông nghiệp và phát triển nông thôn tỉnh đã tích cực triển khai nhiệm vụ trọng tâm nên kết quả mang lại khá ấn tượng.
12:33 05/01/2025
(HG) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa tổ chức Hội nghị trực tuyến Hội đồng Điều phối vùng đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Lê Thành Long, Chủ tịch Hội đồng điều phối vùng ĐBSCL.
12:25 05/01/2025
(HG) - Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành tham dự Hội nghị tổng kết ngành công thương và công tác điều hành cung cấp điện, tiết kiệm điện năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025.
09:57 05/01/2025
(HGO) - Sáng ngày 4-1, tại UBND huyện Châu Thành, Cụm thi đua các huyện, thị xã, thành phố tổ chức Hội nghị tổng kết giao ước thi đua năm 2024 và phương hướng, nhiệm vụ năm 2025. Ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, đến dự và chủ trì hội nghị.
09:37 05/01/2025
Trong Chương trình Hòa nhạc ánh sáng - Chào năm mới 2025, sự kiện mở màn cho Lễ hội Ánh sáng Quốc tế Hà Nội 2025, sẽ có màn trình diễn ánh sáng từ 2025 drone (thiết bị bay không người lái) kết hợp với âm nhạc của dàn nhạc giao hưởng theo tiêu chuẩn quốc tế.