Đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao: Tăng thu nhập cho nông dân

Thứ Hai, ngày 03/04/2023 | 08:14

Ngân hàng Thế giới (WB) đánh giá cao đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao đang được Bộ NN&PTNT triển khai tại các tỉnh thành vùng ĐBSCL; đồng thời cho rằng, nông dân sẽ được hưởng lợi bằng việc tăng thêm thu nhập khoảng 20% thông qua các phương án sản xuất hiện đại, liên kết chuỗi giá trị….

Vùng lúa chất lượng cao của tỉnh Hậu Giang tới đây sẽ được mở rộng để đáp ứng cho nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu. Ảnh: H.THU

Có 12/13 tỉnh đăng ký đề án

Ông Li Gou - chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của WB tại Việt Nam nhận định, nhu cầu tiêu thụ gạo trên thế giới đang tăng lên, giá cả khá tốt; đây là điều kiện thuận lợi cho các nước xuất khẩu gạo như Việt Nam tăng cường cung ứng gạo ra thế giới. Thuận lợi là vậy, song nếu nhìn toàn diện thì thời gian qua nông dân trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL thu nhập chưa như mong muốn, còn khá ít hộ giàu lên từ cây lúa… Nguyên nhân do lợi nhuận mà cây lúa mang lại chưa bằng cây ăn trái hay nuôi thủy sản; ngoài ra việc sản xuất dạng nhỏ lẻ, manh mún còn phổ biến, thiếu liên kết chuỗi giá trị, thiếu thương hiệu, được xem là những hạn chế trong sản xuất lúa gạo thời gian qua. Vì vậy, đề án 1 triệu héc-ta lúa chuyên canh chất lượng cao đang được Bộ NN&PTNT triển khai là cơ hội tốt để tái cơ cấu, tìm hướng đi mới cho lúa gạo vùng ĐBSCL.

Tính đến nay, có 12/13 tỉnh thành ở ĐBSCL (trừ tỉnh Bến Tre, do diện tích lúa còn ít) đăng ký tham gia đề án với định hướng tới năm 2025 đạt 719.000ha và đến năm 2030 đạt hơn 1 triệu héc-ta. Trong đó, An Giang, Kiên Giang, Long An và Đồng Tháp là những tỉnh đăng ký diện tích tham gia nhiều nhất… Ông Lê Hữu Toàn, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Kiên Giang cho biết, tỉnh đã có văn bản đăng ký thực hiện đề án với diện tích đến năm 2025 là 100.000ha và năm 2030 là 200.000ha. Trước mắt, trong năm 2024 sẽ làm ngay từ 60.000-82.000ha, đây là những diện tích đang sản xuất lúa chất lượng cao trong vụ Đông xuân 2022-2023 khá hiệu quả, bởi có sự liên kết bao tiêu của khoảng 21 doanh nghiệp xuất khẩu gạo.

Ông Trương Kiến Thọ, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh An Giang, bộc bạch: “Ngay trong năm 2024, chúng tôi sẽ tham gia đề án này từ 60.000-80.000ha, tất cả diện tích đều đảm bảo về cơ sở hạ tầng phục vụ tốt cho sản xuất, đồng thời đã có doanh nghiệp đầu tư bao tiêu trong những năm qua. Tới đây sẽ tập huấn, nâng chất lượng hoạt động của 210 hợp tác xã nông nghiệp ở tỉnh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển của đề án…”. Còn ông Nguyễn Thanh Truyền, Giám đốc Sở NN&PTNT tỉnh Long An cho hay, tỉnh đã đăng ký thực hiện đề án 60.000ha vào năm 2025 và nâng lên 120.000ha vào năm 2030. Toàn bộ diện tích này đều được cơ giới hóa, có 32 hợp tác xã đang hoạt động và 29 doanh nghiệp tham gia thu mua cho nông dân…

Ông Trần Thanh Nam, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT cho rằng, vấn đề quan trọng là phải thay đổi tư duy, thay đổi nhận thức về sản xuất lúa gạo ở vùng ĐBSCL; từ đó nhanh chóng tổ chức lại sản xuất hiện đại. Song song đó, phải củng cố và phát triển các hợp tác xã đủ mạnh, nhằm liên kết chặt chẽ với doanh nghiệp từ đầu vào sản xuất đến đầu ra sản phẩm, có như vậy mới thành công được.

Trong định hướng tới đây, ngành nông nghiệp tỉnh Hậu Giang sẽ đẩy mạnh sản xuất lúa theo hướng hình thành các vùng sản xuất hàng hóa tập trung quy mô lớn và xây dựng cánh đồng lớn, thâm canh, nâng cao năng suất, chất lượng lúa. Sử dụng các giống lúa tốt, vừa có chất lượng gạo ngon, phù hợp với yêu cầu xuất khẩu và tiêu dùng trong nước, thời gian sinh trưởng phù hợp với cơ cấu của từng mùa vụ trên từng tiểu vùng sinh thái, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu. Ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật trong canh tác, tăng cường việc cơ giới hóa trong sản xuất.

Theo đó, sẽ ổn định diện tích 77.200ha đất lúa, với diện tích gieo trồng 190.200ha; năng suất bình quân cả năm 6,35 tấn/ha; đảm bảo sản lượng đạt 1,2 triệu tấn/năm. Đặc biệt là mở rộng vùng lúa chất lượng cao 35.000ha theo tiêu chí cánh đồng lớn tại các huyện Vị Thủy, Châu Thành A, Phụng Hiệp, Long Mỹ, thị xã Long Mỹ, trong đó có từ 10.000ha sản xuất, chế biến chuyên theo đơn đặt hàng của thị trường đặc thù cao cấp…

Giảm chi phí, tăng lợi nhuận

Theo dự kiến, đề án này sẽ được trình Chính phủ vào đầu tháng 4-2023 và được chính thức triển khai từ năm 2024. Để công việc không bị động, trước mắt Bộ NN&PTNT yêu cầu các tỉnh thành ĐBSCL rà soát lai diện tích 184.000ha lúa nằm trong dự án VnSAT (một dự án lớn về lúa gạo ở ĐBSCL, do WB tài trợ) về cơ sở hạ tầng, thủy lợi, hợp tác xã, bao nhiêu diện tích đã có doanh nghiệp bao tiêu, bao nhiêu diện tích chưa bao tiêu và cần mời thêm doanh nghiệp tham gia… nhằm đưa toàn bộ diện tích này vào thực hiện sớm cho đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao. Sau đó, mở rộng thêm diện tích một cách phù hợp theo từng năm. “Chúng ta phải làm ngay từ diện tích ít, có thể lúc đầu dao động khoảng 200.000ha, sau đó rút kinh nghiệm và nhân rộng, chứ không trông chờ khi đăng ký đủ 1 triệu héc-ta mới thực hiện. Vấn đề là làm chặt chẽ, đảm bảo hiệu quả thì có thể tới đây xem xét mở rộng thêm hơn 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao ở ĐBSCL cũng rất tốt…”, Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhấn mạnh.

Dự án VnSAT nằm trong chiến lược hợp tác quốc gia của Ngân hàng Thế giới (WB). Dự án được thực hiện ở 13 tỉnh, thành phố tại 2 vùng có 2 loại cây trồng chủ lực là cây cà phê ở các tỉnh Tây Nguyên và cây lúa ở vùng ĐBSCL. Tại vùng ĐBSCL có 8 tỉnh, thành phố với diện tích thực hiện 200.000ha đất sản xuất lúa và có khoảng 140.000 hộ dân tham gia. Tổng nguồn vốn cho dự án hơn 6.600 tỉ đồng.

Tại Hậu Giang, sau khi được Bộ NN&PTNT đưa vào danh mục là một trong 8 tỉnh trồng lúa của vùng ĐBSCL được hỗ trợ triển khai dự án, lãnh đạo địa phương đã xác định đây là dự án quan trọng đối với ngành nông nghiệp của tỉnh. Bởi khi dự án được triển khai sẽ từng bước đưa sản xuất nông nghiệp của tỉnh theo hướng bền vững, nâng cao chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Chính vì vậy, khi được tiếp nhận dự án, UBND tỉnh đã ban hành quyết định phê duyệt kế hoạch tổng thể dự án thực hiện trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, thành lập Ban chỉ đạo và Ban quản lý dự án VnSAT của tỉnh để triển khai các công việc trước mắt, cũng như vạch ra những việc làm cụ thể cho từng năm của cả giai đoạn. Theo lãnh đạo Sở NN&PTNT Hậu Giang, mục tiêu của dự án là góp phần thực hiện đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp thông qua tăng cường năng lực thể chế của ngành; đổi mới phương thức canh tác bền vững và nâng cao chuỗi giá trị cho ngành hàng lúa gạo của Việt Nam nói chung và của vùng ĐBSCL nói riêng. Đặc biệt, khi kết thúc dự án, các địa phương vùng ĐBSCL sẽ cố gắng tạo ra thương hiệu gạo cho Việt Nam.

Ông Li Gou - chuyên gia cao cấp về nông nghiệp của WB tại Việt Nam đánh giá, thời gian qua ở các địa phương ĐBSCL có kinh nghiệm sản xuất lúa gạo khá tốt, nhất là thực hiện dự án VnSAT rất hiệu quả, đây là tiền đề để xây dựng thành công đề án 1 triệu héc-ta lúa chất lượng cao, gắn với tăng trưởng xanh ở ĐBSCL. Vì vậy, WB tin rằng đề án lần này sẽ góp phần tăng thu nhập cho nông dân thêm khoảng 20% qua cải thiện về phương án sản xuất nhằm năng suất, chất lượng và giảm chi phí giá thành. Ngoài ra, năng lực cạnh tranh của lĩnh vực sản xuất lúa ở ĐBSCL cũng được nâng cao; đặc biệt là tình trạng ô nhiễm và khí thải sẽ được giảm thiểu, hệ sinh thái nông thôn được phục hồi… Từ những dấu hiệu tích cực đó, WB sẵn sàng và mong muốn tham gia tích cực vào đề án này. Trong khi đó, ông Animesh -  chuyên gia cao cấp về kinh tế nông nghiệp của WB (tại Hoa Kỳ), chia sẻ thêm: “Lúa là cây trồng chủ lực và truyền thống của nông nghiệp Việt Nam nhiều năm qua; vì vậy chúng tôi rất quyết tâm cùng Bộ NN&PTNT phát triển đề án này nhằm tăng thu nhập cho nông dân ĐBSCL. Đây là cách tốt nhất để phát triển cây lúa bền vững và đảm bảo an ninh lương thực…”.

Theo ông Huỳnh Văn Thòn, Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Lộc Trời, nếu so với mô hình cánh đồng lớn trước đây thì đề án 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao lần này thuận lợi hơn, bởi cơ sở hạ tầng hiện nay được đầu tư cơ bản, nông dân cũng chuyển đổi từ sản xuất tự phát sang tự giác và có liên kết với doanh nghiệp tiêu thụ. Ngoài ra thị trường gạo thế giới khá tốt nên chúng ta không quá lo về thiếu đầu ra. Vấn đề là tổ chức lại sản xuất bài bản, đảm bảo chất lượng hạt gạo đáp ứng cho nhiều phân khúc thị trường khác nhau trên thế giới với giá cả hấp dẫn. Làm được việc này cần có “nhạc trưởng” điều phối cho toàn vùng ĐBSCL một cách nhịp nhàng, ăn ý; tránh tình trạng mạnh ai nấy làm…

Mục tiêu quan trọng của đề án là tổ chức lại sản xuất lúa theo hướng bền vững, hình thành các vùng trọng điểm sản xuất lúa hàng hóa quy mô lớn có sự đầu tư bài bản và liên kết chuỗi giá trị, từ đó nâng cao giá trị hạt gạo, tăng thu nhập nhiều hơn cho nông dân trồng lúa; đồng thời xây dựng thương hiệu gạo, tăng tính cạnh tranh trên thế giới. Phát triển 1 triệu héc-ta chuyên canh lúa chất lượng cao lần này cũng nhằm mục tiêu giảm phát thải khí nhà kính, thân thiện với môi trường, gắn với tăng trưởng xanh…

 

H.TÂN - H.THU

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu vào ngày 29-11

07:17 26/11/2024

(HG) - Chiều ngày 25-11, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hậu Giang năm 2024 có buổi làm việc với các thành viên Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo về công tác chuẩn bị diễn tập.

​​​​​​​Bài 3: Quyết tâm vượt khó

07:16 26/11/2024

Trước khó khăn chung về nguồn vật liệu thi công cao tốc, việc chủ động gỡ khó của các địa phương, nhà thầu được xem là giải pháp căn cơ trong thời điểm này.

Thêm cơ sở định hướng phát triển công nghệ số từ kinh nghiệm các chuyên gia nước ngoài

07:16 26/11/2024

Từ đầu năm đến nay, Hậu Giang đón tiếp nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đến chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực.