Triển vọng mô hình nuôi cầy vòi hương

Thứ Ba, ngày 21/03/2023 | 08:30

Với ưu điểm dễ nuôi, không cần diện tích rộng, chi phí đầu tư ban đầu không cao nhưng cho nguồn thu nhập hấp dẫn nên mô hình nuôi cầy vòi hương đang mở ra nhiều triển vọng và được nông dân trong tỉnh nhân rộng.

Cán bộ ngành kiểm lâm tỉnh tham quan mô hình nuôi cầy vòi hương của người dân xã Đông Thạnh.

Sau khi học tập kinh nghiệm từ những người thực hiện trước về kỹ thuật, cách chăm sóc thì ông Nguyễn Phước Thảo, ở xã Đông Thạnh, huyện Châu Thành, quyết định thực hiện mô hình nuôi cầy vòi hương. Từ 7 con cầy vòi hương giống ban đầu thì sau gần 2 năm nuôi, hiện ông Thảo đã nhân lên số lượng đàn cầy vòi hương của gia đình là 79 con, bao gồm cầy thương phẩm và cầy giống.

Ông Thảo thông tin: “Cầy vòi hương là loài động vật hoang dã khá dễ nuôi, nguồn thức ăn chủ yếu là cá, chuối, cua… Về chuồng nuôi không cần quá nhiều diện tích. Cụ thể, chuồng nuôi được làm bằng sắt hoặc làm bằng cây xung quanh bao lưới chì; chiều ngang 1m, chiều dài 1m, chiều cao từ 0,5-0,8m; mỗi con cầy vòi hương trong một ô chuồng”.

Cũng theo ông Thảo, sau khi nuôi từ 12-15 tháng, cầy vòi hương bắt đầu sinh sản, mỗi lần sinh từ 2-4 con và mỗi năm sinh 2 lần. Giá cầy vòi hương thương phẩm hiện dao động từ 1,7-1,9 triệu đồng/kg (trọng lượng mỗi con thường đạt từ 3-4kg); còn giá con giống từ 8-10 triệu đồng/cặp tùy theo tháng tuổi. Ước tính mỗi cơ sở nuôi từ 5-10 cá thể bố mẹ thì sau khi trừ đi chi phí, mỗi năm có thể kiếm được nguồn thu nhập khoảng 100-150 triệu đồng.

Hiện nay, ngoài việc gây nuôi cầy vòi hương theo cách truyền thống thì thực hiện theo khuyến cáo của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, ông Thảo và nhiều cơ sở nuôi cầy vòi hương trên địa bàn tỉnh còn áp dụng mô hình kết hợp trong gây nuôi loài cầy vòi hương với cá trê phi trên cùng diện tích hay còn gọi là mô hình tuần hoàn trong gây nuôi. Theo đó, những hộ có diện tích nuôi rộng thì tận dụng khoảng trống phía dưới của các chuồng nuôi cầy vòi hương sẽ tiến hành bơm nước vào để thả nuôi cá trê phi. Trong quá trình nuôi, thức ăn thừa và phân của cầy vòi hương sẽ làm thức ăn cho cá trê. Qua cách làm này nhằm giúp hộ dân cùng lúc thực hiện được hai mô hình, giảm bớt chi phí đầu tư và tăng thêm nguồn thu nhập trên cùng diện tích.

“Thời gian tới, ngoài tiếp tục duy trì và phát triển mô hình kết hợp trong gây nuôi loài cầy vòi hương với cá trê phi trên cùng diện tích thì tôi còn có ý định thành lập tổ hợp tác (THT) hay hợp tác xã (HTX) để kêu gọi những người cùng đam mê tham gia vào. Riêng những hộ gặp khó khăn về nguồn vốn ban đầu thì tôi sẵn sàng cho mượn 1-2 con giống để nuôi, khi cầy trưởng thành và sinh sản thì hoàn con giống lại cho tôi”, ông Thảo chia sẻ thêm.  

Theo đánh giá của Chi cục Kiểm lâm tỉnh, thời gian qua, việc gây nuôi sinh sản, sinh trưởng các loài động vật hoang dã đã và đang phát triển mạnh trên địa bàn tỉnh, trong đó tập trung chủ yếu với các loài vì mục đích thương mại như: trăn, rắn, dúi, nhím, cầy vòi hương, heo rừng lai… Riêng hoạt động gây nuôi động vật hoang dã đã góp phần mang lại nguồn thu nhập kinh tế khá cao cho nhiều hộ dân tại huyện Châu Thành, huyện Phụng Hiệp, huyện Long Mỹ... Hiện tại, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đang quản lý 288 cơ sở nuôi với 28.329 cá thể động vật hoang dã, trong đó động vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm và động vật hoang dã nguy cấp thuộc phụ lục CITES gồm có 11 loài, với 16.382 cá thể và động vật hoang dã thông thường gồm có 6 loài với 11.947 cá thể. Trong đó, số hộ đang gây nuôi cầy vòi hương là 177 hộ/1.983 cá thể, chiếm 61,46% tổng số hộ gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh.

Ông Đoàn Ngọc Thân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết: Đơn vị luôn quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi và khuyến khích các cơ sở gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh phát triển. Bên cạnh đó, các hộ gây nuôi động vật hoang dã trên địa bàn tỉnh đều chấp hành tốt các quy định về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã như: Đăng ký mã số cơ sở, ghi chép sổ theo dõi, lưu trữ hồ sơ nguồn gốc lâm sản, tăng đàn, giảm đàn, vận chuyển…

Hiện cầy vòi hương là loại động vật được gây nuôi khá phổ biến tại Việt Nam nói chung và ở tỉnh Hậu Giang nói riêng. Xuất phát từ những hộ nuôi mang tính tự phát, ban đầu chỉ gây nuôi với hình thức làm kiểng với số lượng nhỏ lẻ, nhưng thời gian gần đây, cầy vòi hương được thị trường đón nhận theo hướng tích cực từ việc bán con giống và con thương phẩm; đặc biệt là giá cả mua, bán loài này tương đối hấp dẫn đối với những hộ gây nuôi, từ đó số lượng cơ sở gây nuôi và số lượng đàn cầy vòi hương trên địa bàn tỉnh từng bước được nâng lên. Trong đó, năm 2023 này, Chi cục Kiểm lâm tỉnh định hướng phát triển loài cầy vòi hương là động vật hoang dã gây nuôi chủ lực.

Từ những tín hiệu tích cực đang mang lại thì tới đây Chi cục Kiểm lâm tỉnh tiếp tục thực hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động các cơ sở gây nuôi cầy vòi hương nói riêng và động vật hoang dã nói chung trên địa bàn tỉnh cần chấp hành các quy định của Nhà nước về quản lý và bảo vệ động vật hoang dã. Bên cạnh đó là hỗ trợ các cơ sở gây nuôi về thủ tục mua, bán và kỹ thuật nuôi, cũng như nhân rộng các mô hình nuôi kết hợp, nuôi tuần hoàn cho hiệu quả kinh tế cao. Đặc biệt là phối hợp với ngành nông nghiệp một số địa phương trong tỉnh thực hiện hỗ trợ một phần kinh phí về con giống cho hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn và hộ có nhu cầu gây nuôi từ nguồn vốn sự nghiệp nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế hộ gia đình. Bên cạnh đó là hỗ trợ thành lập mới THT và nâng chất THT lên HTX gây nuôi cầy vòi hương để tạo điều kiện cho bà con góp vốn hỗ trợ lẫn nhau cùng phát triển.

“Song song với các công việc trên thì đơn vị sẽ thành lập các hội, nhóm trên zalo và facebook với các thành viên là hộ dân đang gây nuôi cầy vòi hương để cùng học hỏi kỹ thuật, chia sẻ kinh nghiệm trong chăm sóc, mua, bán và trao đổi con giống; đồng thời kết hợp điểm mua bán động vật rừng hợp pháp trên địa bàn tỉnh với các cơ sở gây nuôi nhằm tạo đầu ra sản phẩm cho bà con”, ông Đoàn Ngọc Thân, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh, cho biết thêm.

Bài, ảnh: H.PHƯỚC - H.VỊNH

Viết bình luận mới

Xem thêm

Diện mạo mới cho nông thôn từ mô hình hay

07:47 05/11/2024

Những con đường trước đây ban đêm người dân ngại ra đường do quá tối, thì nay đã được thay bằng hệ thống điện chiếu sáng, ban ngày còn được nhìn ngắm màu xanh của cây xanh, hoa kiểng trải dài, đây là hiệu quả của mô hình “Đêm sáng, ngày xanh” đang được nhân rộng trên địa bàn huyện Phụng Hiệp.

Nông dân trồng chanh không hạt có lợi nhuận thấp do giá giảm mạnh

07:45 05/11/2024

(HG) - Mặc dù là cây trồng chủ lực của tỉnh Hậu Giang, nhưng gần đây nông dân trồng chanh không hạt đã không còn lợi nhuận nhiều do giá chanh đang giảm sâu.

Có 44 xã đạt tiêu chí số 17 về môi trường

07:31 05/11/2024

(HG) - Theo Ban chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh, đến nay trên địa bàn tỉnh có 44/51 xã đạt tiêu chí 17 về môi trường và an toàn thực phẩm, đạt 86,3%.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả ở xã nông thôn mới

07:28 05/11/2024

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng nâng cao hiệu quả sản xuất đã giúp phát triển kinh tế hộ gia đình, góp phần xây dựng nông thôn mới (NTM) đáng sống ở vùng quê.

Thành phố Vị Thanh có 48 sản phẩm OCOP được công nhận

07:36 04/11/2024

(HG) - Theo UBND thành phố Vị Thanh, trong tháng 10, các ngành, địa phương của thành phố đã đẩy mạnh việc nâng chất các tiêu chí nông thôn mới, nông thôn mới nâng cao và nông thôn mới kiểu mẫu của các xã đã đạt;

Giữ vững, nâng chất tiêu chí nông thôn mới

07:35 04/11/2024

Từ sự quyết liệt vào cuộc của cả hệ thống chính trị và sự đồng thuận trong Nhân dân, huyện Châu Thành A đã đạt được nhiều dấu ấn trong việc xây dựng nông thôn mới (NTM).

Công nhận mới và tái công nhận 37 sản phẩm OCOP 4 sao cấp tỉnh

11:35 31/10/2024

(HGO) - Sáng ngày 30-10, Hội đồng đánh giá phân hạng sản phẩm OCOP cấp tỉnh tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.

Nhân rộng mô hình nông nghiệp đô thị

09:23 31/10/2024

Thời gian qua, bên cạnh tập trung cho lĩnh vực thương mại - dịch vụ, công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp,

Trồng dâu tằm, nuôi chuột Hamster kết hợp làm du lịch

07:35 30/10/2024

Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.

Giải pháp thúc đẩy sản xuất lúa chất lượng cao

07:34 30/10/2024

Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy

17:45 05/11/2024

(HGO) – Chiều ngày 5-11, ông Trần Văn Huyến, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh; ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh, chủ trì thực hiện quy trình giới thiệu nhân sự kiện toàn chức danh Bí thư Tỉnh ủy nhiệm kỳ 2020-2025.

Hậu Giang xuất hiện mưa giông trên diện rộng

17:43 05/11/2024

(HG) - Đài Khí tượng Thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, 3 ngày qua, trong tỉnh Hậu Giang có mưa giông trên diện rộng với lượng mưa vừa và to, lượng mưa trung bình toàn tỉnh dao động từ 25-40mm/ngày,

Nhiều chỉ tiêu kinh tế - xã hội của tỉnh đạt trên 80% kế hoạch

17:36 05/11/2024

(HG) - Sáng ngày 5-11, UBND tỉnh tổ chức hội nghị trực tuyến với các địa phương trong tỉnh để sơ kết tình hình thực hiện nhiệm phát triển kinh tế - xã hội tháng 10, triển khai nhiệm vụ tháng 11.

Tăng cường ứng dụng công nghệ số vào tuyên truyền trong hội viên nông dân

17:03 05/11/2024

(HG) – Chiều ngày 5-11, Đoàn Kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam do bà Nguyễn Thị Vân Anh, Ủy viên Ban Thường vụ, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra, Thủ trưởng cơ quan Ủy ban Kiểm tra Trung ương Hội Nông dân Việt Nam, làm làm Trưởng đoàn, có buổi làm việc với Hội Nông dân thị trấn Búng Tàu, huyện Phụng Hiệp kiểm tra công tác hội và phong trào nông dân năm 2024.