Thứ Ba, ngày 28/03/2023 | 19:34
Phát huy tinh thần tiên phong, đi đầu trong thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới; Đảng bộ, chính quyền cùng người dân xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, đã và đang tích cực chạy nước rút về đích xã NTM kiểu mẫu.
Xã Đại Thành, thành phố Ngã Bảy, được cả nước biết đến khi trở thành địa phương đầu tiên của vùng ĐBSCL đạt chuẩn xã NTM vào cuối năm 2013, đồng thời đây cũng là xã cán đích NTM nâng cao đầu tiên của tỉnh vào giữa năm 2019. Trên nền tảng xã NTM và NTM nâng cao, đồng thời là địa phương có tinh thần đoàn kết, tiên phong đi đầu trong xây dựng NTM từ cả hệ thống chính trị đến với từng người dân. Do đó, Đại Thành tiếp tục có nhiều thuận lợi cho con đường về đích NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh.
Kinh tế vườn đang cho thu nhập bình quân đầu người của xã Đại Thành đạt hơn 70,6 triệu đồng/người/năm.
Đạt mức thu nhập ấn tượng
Ông Lê Hùng Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Đại Thành, cho biết: Xác định việc xây dựng NTM chỉ có điểm bắt đầu chứ không có điểm kết thúc nên ngay sau khi được công nhận danh hiệu xã NTM rồi đến NTM nâng cao thì địa phương không có sự thỏa mãn, lơ là mà thường xuyên thực hiện củng cố, nâng chất các tiêu chí NTM, NTM nâng cao nhằm được tái công nhận hàng năm và đảm bảo đạt mức quy định năm sau cao hơn năm trước theo từng giai đoạn. Ngoài ra, việc củng cố, nâng chất các tiêu chí NTM còn góp phần quan trọng trong việc không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người dân như nội dung cốt lõi mà chương trình xây dựng NTM muốn hướng đến.
Theo đó, để có được kết quả về thu nhập bình quân đầu người hiện đạt hơn 70,6 triệu đồng/người/năm thì các ngành chức năng của xã Đại Thành thường xuyên vận động người dân thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi theo thế mạnh của địa phương, đồng thời không ngừng nhân rộng các mô hình kinh tế cho hiệu quả cao để bà con cùng thực hiện như: mô hình trồng sầu riêng, mít, chôm chôm… Đặc biệt, địa phương khuyến cáo người dân áp dụng các mô hình sản xuất theo hướng nâng cao giá trị sản phẩm, nhất là sản xuất đạt chuẩn an toàn thực phẩm gắn với đăng ký mã số vùng trồng nhằm tạo đầu ra thuận lợi, nhất là thị trường xuất khẩu. Hiện tại, xã Đại Thành đang triển khai cho bà con đăng ký 6 mã số vùng trồng trên cây mít, với diện tích hơn 103ha trong tổng số gần 480ha mít của địa phương; đồng thời có 15ha mít được cấp chứng nhận sản xuất đạt chuẩn VietGAP và có 10,2ha chôm chôm được nông dân thực hiện quy trình truy xuất nguồn gốc.
Ông Nguyễn Văn Mãn, hộ có 1,6ha chanh không hạt và chôm chôm ở ấp Sơn Phú 1, xã Đại Thành, chia sẻ: “Tôi và bà con nhà vườn nơi đây thường xuyên được chuyển giao khoa học kỹ thuật để canh tác cây ăn trái đạt hiệu quả. Riêng tôi cũng được tạo điều kiện đi tham quan, học tập kinh nghiệm về trồng chanh và chôm chôm ở một số nhà vườn ngoài tỉnh để đem về áp dụng tại vườn nhà mình, cũng như hướng dẫn cho bà con xung quanh cùng thực hiện. Nhờ vậy, vườn chanh không hạt và chôm chôm của gia đình luôn đạt nâng suất cao khi vào vụ thu hoạch, từ đó cho nguồn thu nhập hơn 100 triệu đồng/năm”.
Ngoài áp dụng khoa học kỹ thuật trên cây ăn trái thì hiện ông Mãn cùng nhiều bà con nơi đây còn ứng dụng hệ thống tưới nước tự động cho vườn cây ăn trái của gia đình nhằm giảm công lao động và tiết kiệm chi phí. Bởi theo tính toán của ông Mãn, với 1,6ha vườn cây ăn trái của gia đình thì lúc trước phải mướn 4-5 người tưới nước gần một ngày mới xong, nhưng khi gắn hệ thống tưới nước tự động khắp vườn thì ông chỉ cần bật mô tơ điện thì sau 15-20 phút là tưới xong, chi phí trả tiền điện không đáng kể và không phải mất công sức nên nhà vườn rất khỏe.
Cùng chia sẻ hiệu quả mang lại trong canh tác cây ăn trái, ông Lê Văn Đăng, ở ấp Sơn Phú, xã Đại Thành, thông tin: “Ngoài được chuyển giao và ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất thì bà con nơi đây còn được quan tâm đầu tư hệ thống đê bao thủy lợi khép kín, đồng thời hàng năm còn được duy tu, sửa chữa hệ thống cống, đập nên giúp cho việc tích nước, trữ ngọt phục vụ nhu cầu sản xuất và sinh hoạt của người dân đạt hiệu quả, nhất là trong mùa hạn, mặn như hiện nay”.
Từ sự nỗ lực trong triển khai thực hiện nên đến nay xã Đại Thành đã được ngành chức năng có liên quan của tỉnh công nhận đạt tiêu chí thu nhập trong bộ tiêu chí về xây dựng xã NTM kiểu mẫu giai đoạn 2021-2025. Và đây cũng là tiêu chí đầu tiên trong tổng số 6 tiêu chí mà Đại Thành cần đạt để được công nhận xã NTM kiểu mẫu.
Nỗ lực cho các tiêu chí còn lại
Theo đánh giá của Ban chỉ đạo xây dựng xã NTM Đại Thành thì mặc dù 5 tiêu chí NTM kiểu mẫu còn lại tuy chưa được công nhận nhưng tỷ lệ thực hiện đang ở mức độ cao và địa phương nỗ lực hoàn thành trong thời gian ngắn nhất. Cụ thể, về tiêu chí mô hình ấp thông minh, hiện xã Đại Thành đã thành lập 3 tổ công tác gồm nhà mạng, ngân hàng, Đoàn thanh niên của xã với số lượng từ 70-80 người đã và đang ra quân hỗ trợ người dân cài đặt app Hậu Giang, hệ thống mạng xã hội như zalo, facebook… để bà con tiếp cận thông tin trên nền tảng công nghệ số; đồng thời hỗ trợ bà con cài đặt ví điện tử để thực hiện thanh toán hóa đơn không dùng tiền mặt, trước tiên là thanh toán tiền điện.
Về tiêu chí sản xuất, địa phương đã thực hiện được không ít mô hình liên kết chuỗi cho sản phẩm nông sản chủ lực như chôm chôm, mít, chanh không hạt… gắn với kinh tế tuần hoàn và sử dụng công nghệ cao trong sản xuất; đồng thời sắp cho ra mắt sản phẩm OCOP từ mật ong. Đối với cảnh quan môi trường sẽ tiếp tục mở rộng và phát triển mô hình vườn hoa phục vụ cộng đồng và có điểm check-in cho khách tham quan với quy mô hơn 500m2; đồng thời tập trung hoàn thành các quy định của tiêu chí giáo dục, nhất là trường học đạt chuẩn mức độ 2.
Ông Lê Hùng Chiến, Bí thư Đảng ủy xã Đại Thành, cho biết thêm: Căn cứ kết quả rà soát, đánh giá mới đây của Văn phòng Điều phối các Chương trình mục tiêu Quốc gia tỉnh và thành phố Ngã Bảy về mức độ đạt được trong thực hiện xã NTM kiểu mẫu của Đại Thành thì địa phương đặt ra quyết tâm là phấn đấu hoàn thành tất cả 5 tiêu chí còn lại của xã NTM kiểu mẫu trước ngày 19-5 tới để sớm ra mắt xã NTM kiểu mẫu đầu tiên của tỉnh. Để hoàn thành mục tiêu trên là rất nặng nề nên toàn Đảng bộ, chính quyền và người dân xã Đại Thành sẽ nỗ lực thực hiện bằng nhiều việc làm thiết thực theo kế hoạch đã đề ra; trong đó vấn đề đảm bảo chất lượng các công trình, phần việc luôn được địa phương đặt lên hàng đầu chứ không chạy theo thành tích nhằm mang lại hiệu quả thiết thực cho người dân khi xã nhà được công nhận danh hiệu mới trong xây dựng NTM.
Bài, ảnh: HỮU PHƯỚC
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
07:18 26/11/2024
(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),
07:17 26/11/2024
(HG) - Chiều ngày 25-11, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hậu Giang năm 2024 có buổi làm việc với các thành viên Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo về công tác chuẩn bị diễn tập.
07:16 26/11/2024
Trước khó khăn chung về nguồn vật liệu thi công cao tốc, việc chủ động gỡ khó của các địa phương, nhà thầu được xem là giải pháp căn cơ trong thời điểm này.
07:16 26/11/2024
Từ đầu năm đến nay, Hậu Giang đón tiếp nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đến chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực.