Sudan đứng trước nguy cơ tái nội chiến

Thứ Tư, ngày 19/04/2023 | 03:30

Giao tranh giữa Quân đội Sudan và Các lực lượng hỗ trợ nhanh (RSF) liên tục nổ ra đã đẩy quốc gia này đứng trước nguy cơ tái nội chiến.

Khói bốc lên tại khu dân cư ở Khartoum, sau giao tranh giữa Quân đội Sudan và lực lượng bán quân sự RSF, ngày 16-4-2023. Ảnh: AFP/TTXVN

Mới đây, các cuộc giao tranh giữa Quân đội Sudan và RSF đã nổ ra ở phía Nam thủ đô Khartoum sau đó đã lan rộng ra nhiều khu vực khác trên cả nước. Tình hình trên thực địa diễn biến hết sức phức tạp khi cả hai bên giao chiến đưa ra những thông tin khó kiểm chứng phản ánh lợi thế trên chiến trường.

 Quân đội Sudan do Chủ tịch Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp, Abdel Fattah Al-Burhan đứng đầu, đã cáo buộc RSF gây ra giao tranh trước, bằng việc phát động tấn công nhằm vào các vị trí của quân đội Sudan, để kiểm soát các địa điểm chiến lược như trụ sở Bộ Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang, Đài truyền hình, sân bay...

Về phần mình, lực lượng RSF do Phó Chủ tịch Hội đồng chủ quyền chuyển tiếp Muhammad -Hamdan - Dagalo lãnh đạo lại cáo buộc lực lượng vũ trang chính quy gây hấn trước, bằng hành động tấn công và bao vây bất ngờ một căn cứ của lực lượng này ở phía Nam Khartoum.

Đáng quan ngại là cả Quân đội Sudan lẫn lực lượng RSF đều tuyên bố chiến thắng và đã giành được một số vị trí chiến địa quan trọng. Mặt khác, theo giới quan sát giao tranh vẫn chưa có dấu hiệu hạ nhiệt khi các bên đều chưa muốn hòa đàm.

Căng thẳng giữa quân đội Sudan và RSF đã leo thang suốt nhiều tháng nay, khiến các đảng phái chính trị ở quốc gia Bắc Phi này chưa thể ký kết thỏa thuận được quốc tế ủng hộ nhằm nối lại quá trình chuyển tiếp chính phủ trong nước. Dư luận lo ngại xung đột leo thang có thể đẩy Sudan rơi vào vòng xoáy nội chiến.

Theo thống kê chưa đầy đủ của Công đoàn bác sĩ, ít nhất 97 thường dân đã thiệt mạng và 365 người khác bị thương kể từ khi giao tranh nổ ra. Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cảnh báo một số bệnh viện đang cạn kiệt nguồn cung cấp y tế quan trọng để điều trị cho những người bị thương. Cơ quan này cho biết: “Một số trong số 9 bệnh viện ở Khartoum tiếp nhận dân thường bị thương đã hết máu, thiết bị truyền máu, dịch truyền tĩnh mạch và các nguồn cung cấp quan trọng khác”.

Trong khi đó, Chương trình Lương thực thế giới của Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã đình chỉ hoạt động ở Sudan sau khi 3 nhân viên của họ thiệt mạng trong các cuộc đụng độ ở Darfur. Từ đó làm cho Sudan vốn đã khó khăn nay lại càng lâm vào cảnh thiếu đói.

Chiến sự bùng phát tại Sudan xuất phát từ nguyên nhân sâu xa là do mâu thuẫn, tranh chấp quyền lực giữa lực lượng quân đội Sudan và RSF diễn ra âm ỉ trong nhiều năm. RSF được cựu Tổng thống Omar al-Bashir thành lập và hiện có khoảng 100 nghìn binh sĩ vũ trang, với nguồn tài chính dồi dào thông qua việc sở hữu các mỏ vàng và khoáng sản ở Sudan.

Bất đồng giữa hai bên đã gia tăng trong thời gian gần đây, đặc biệt liên quan đến kế hoạch sáp nhập hoàn toàn RSF vào quân đội chính quy Sudan và ấn định khung thời gian cho quá trình sáp nhập. Ngoài ra còn có bất đồng liên quan đến việc lựa chọn lãnh đạo mới và việc xem xét cấp hàm của sĩ quan RSF sau sáp nhập...

Từ thực tiễn trên, Tổng thư ký LHQ  Antonio Guterres đã lên án giao tranh tại Sudan khiến hàng chục dân thường thiệt mạng, trong đó có 3 nhân viên của WFP tại Bắc Darfur, đồng thời yêu cầu nhanh chóng tìm lại công lý cho các nạn nhân. Ông Guterres nhấn mạnh cam kết phối hợp với các lãnh đạo khu vực và các bên ở Sudan tìm giải pháp cho cuộc khủng hoảng này.

Liên minh châu Phi (AU), Liên đoàn Arab (AL), Cơ quan Liên chính phủ về Phát triển (trong đó Sudan là thành viên) đã lên tiếng chỉ trích bạo lực và kêu gọi các bên đối thoại nhằm tìm ra giải pháp cho cuộc khủng hoảng hiện nay.

Cùng quan điểm trên, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken và người đồng cấp Anh James Cleverly kêu gọi “chấm dứt ngay tình trạng bạo lực” ở Sudan, đồng thời kêu gọi các bên đối lập quay lại đàm phán.

Mặc dù được LHQ và nhiều quốc gia quan tâm kêu gọi hòa đàm nhưng những diễn biến gần đây cho thấy Sudan khó có thể tìm được giải pháp hòa đàm. Căng thẳng ở Sudan nhiều khả năng sẽ dẫn đến tái nội chiến ngoài mong muốn.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Nguy cơ giao tranh giữa Ấn Độ và Pakistan leo thang

08:06 09/05/2025

Việc tấn công qua lại giữa Ấn Độ và Pakistan đã khiến căng thẳng leo thang nhiều nguy cơ xảy ra chiến tranh toàn diện giữa hai nước.

Mỹ mạnh tay trục xuất người nhập cư: Hệ lụy khó lường

18:47 07/05/2025

Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump mạnh tay trục xuất người nhập cư trái phép đã khiến hàng chục ngàn người lao đao.

Mỹ - Iran lại “khẩu chiến”

08:39 07/05/2025

Mỹ dọa sẽ trừng phạt nhằm vào xuất khẩu dầu của Iran, ngược lại Tehran lại trình làng tên lửa đạn đạo mới với nhiều tính năng vượt trội có thể tấn công chính xác các mục tiêu trên lãnh thổ Mỹ.

Ấn Độ - Pakistan căng thẳng gia tăng

07:03 06/05/2025

Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc ngày 5-5 họp kín về tình hình Ấn Độ - Pakistan trong bối cảnh căng thẳng chưa từng có giữa hai nước sau vụ tấn công đẫm máu hôm 22-4 tại khu vực Kashmir do Ấn Độ kiểm soát.

Trung Quốc gửi thông điệp đến Mỹ

08:19 05/05/2025

Bắc Kinh tuyên bố nếu muốn đàm phán, Washington nên thể hiện thiện chí và hủy bỏ các mức thuế quan đơn phương.

Khủng hoảng nhân đạo tại Gaza

05:54 29/04/2025

Tình hình an ninh lương thực tại Gaza đang bước vào giai đoạn nguy cấp.

Gia tăng căng thẳng Ấn Độ và Pakistan

08:02 28/04/2025

Giao tranh tại đường Ranh giới Kiểm soát LoC diễn ra sau vụ khủng bố nghiêm trọng, khiến quan hệ hai nước rơi vào khủng hoảng ngoại giao mới.

Iran muốn sớm đạt thỏa thuận hạt nhân với Mỹ

08:59 25/04/2025

Mới đây, Iran tuyên bố nước này đang tìm cách đạt được một thỏa thuận hạt nhân với Mỹ trong tương lai gần.

Ukraine mất chủ quyền các vùng đã sáp nhập vào Nga ?

08:13 24/04/2025

Sau nhiều nỗ lực bất thành, Mỹ đã mất dần kiên nhẫn với các cuộc đàm phán chấm dứt xung đột Nga - Ukraine.

Gia tăng khủng hoảng nhân đạo toàn cầu

05:21 23/04/2025

Việc Mỹ cắt, giảm viện trợ nước ngoài đã khiến áp lực cuộc khủng hoảng nhân đạo gia tăng làm nhiều quốc gia rơi vào khốn khó.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Người dân cần đề phòng mưa giông đầu mùa, sét đánh nguy hiểm

09:46 11/05/2025

(HGO) - Theo Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang, do vùng nhiễu động gió Đông trên cao khu vực Nam bộ nên từ nay đến ngày 13/5/2025 sẽ gây ra thời tiết xấu trong tỉnh như mây thay đổi đến nhiều mây; sáng, trưa và chiều tối có xuất hiện mưa giông trên diện rộng, cục bộ có giông mạnh, trong cơn giông kèm theo gió giật cấp 6 - cấp 7 và sét đánh rất nguy hiểm, lượng mưa vừa và to, có nơi có cường độ mưa to đến rất to trong thời gian ngắn. Độ ẩm không khí cao, nhiệt độ giảm nhẹ cao nhất từ 300C-320C, thấp nhất từ 250C-260C. Thời tiết mát mẻ, dễ chịu.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy mục tiêu cả nước có 3.000km đường bộ cao tốc trong năm nay

19:19 10/05/2025

(HGO) - Sáng ngày 10-5, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì Phiên họp thứ 17 của Ban Chỉ đạo.

Bảo hiểm xã hội tỉnh Hậu Giang: “Điểm sáng” chuyển đổi số, đảm bảo quyền lợi an sinh cho người dân

17:37 10/05/2025

Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Hậu Giang được đánh giá là một trong những cơ quan ngành dọc có nhiều thành tích xuất sắc trong thực hiện chuyển đổi số, góp phần đảm bảo quyền lợi cho người dân.

Mong chư vị giáo phẩm, tăng, ni và đồng bào phật tử phát huy truyền thống yêu nước, đoàn kết

11:17 10/05/2025

(HGO) – Sáng ngày 10-5, ông Trần Chí Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; cùng lãnh đạo sở, ngành và thị xã Long Mỹ đến thăm, chúc mừng Đại lễ Phật đản, Phật lịch 2569 – Dương lịch 2025 tại Thiền viện Trúc Lâm Hậu Giang.