Thứ Sáu, ngày 01/07/2022 | 09:16
Xem video:
Về thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A dễ dàng bắt gặp những vườn xoài sai trái, trong đó phần lớn là xoài cát Hòa Lộc. Đây cũng là cây trồng chủ lực của địa phương, giúp nhiều hộ vươn lên khá, giàu. Thành công này nhờ nhà vườn áp dụng kỹ thuật mới vào quá trình canh tác và những bí quyết riêng.
Ông Lê Văn Sáu bên vườn xoài của gia đình.
Khấc gốc cho xoài
Làm quen với việc canh tác xoài từ khi còn nhỏ xíu, ông Lê Văn Sáu, ngụ thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A, lớn lên cùng những mùa xoài thanh ca ngọt lịm của gia đình. Theo thời gian, những cây xoài thanh ca già cỗi, không còn được thị trường ưa chuộng, ông Sáu bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm giống xoài khác để chuyển đổi và quyết định chọn xoài cát Hòa Lộc. Nhờ hợp thổ nhưỡng nên vườn xoài nhà ông Sáu phát triển tốt, giá trị kinh tế cao, năm nào cũng trúng mùa, được giá. Vậy là với huê lợi từ khu vườn trên 2ha, chuyên canh hơn 400 gốc xoài cát Hòa Lộc, gia đình ông coi như sống khỏe.
Ở vùng chuyên canh xoài thị trấn Bảy Ngàn, đâu đâu cũng thấy xoài nhưng để hiệu quả thì mỗi nhà có bí quyết riêng. Theo lời ông Sáu, thông thường nếu trồng xoài cát Hòa Lộc ươm từ hạt thì khoảng 4 đến 5 năm, cây sẽ cho trái, lâu hơn xoài ghép 1 năm. Tuy nhiên, sau thời gian tìm hiểu, ông Sáu có thể xử lý cho vườn xoài nhà mình ra hoa theo ý bằng cách khấc gốc.
Ông Lê Văn Sáu bộc bạch: “Cây xoài cát Hòa Lộc trồng cỡ 4 năm, tôi ức chế bộ rễ, bằng cách dùng phân kích thích ra hoa kết hợp kỹ thuật khấc gốc. Lấy cây sứa cắt 1 vòng quanh thân cây xoài để xoài ra hoa theo ý muốn. Mình muốn cho trái tháng nào thì canh thời gian cho ra hoa tháng đó. Như vậy, mới bán được giá cao”.
Dẫn chúng tôi tham quan vườn xoài của mình, ông Sáu kể tỉ mỉ về cách chăm sóc, tưới nước, bón phân để trồng xoài. Toàn bộ xoài trong vườn, ông đều xử lý cho ra hoa theo cách khấc gốc. Đưa tay sờ những vết cắt còn in hằn trên thân cây xoài mấy vụ trước nay đã liền da, ông Sáu cho hay: “Cây xoài cát Hòa Lộc ươm từ hạt thì khoảng 4 năm thấy cây xanh tốt, đủ sức khỏe là có thể xử lý cho cây ra hoa được. Có thể cắt 1 hoặc 2 vòng tùy cây để giúp đạt hiệu quả như mong đợi”.
“Trước nhất, tôi phải tạo cành, tỉa tán, lên kích thích cho nó ra lá, có người gọi là ra lộc rồi bắt đầu xử lý, thuốc men đàng hoàng. Tưới nước thì 1 tuần tưới 1 lần. Quan trọng là nắm vững kỹ thuật, học hỏi từ từ rút kinh nghiệm, nếu không làm đúng thì dễ thất bại lắm”, ông Sáu bày tỏ.
Áp dụng kỹ thuật mới
Không chỉ ấn tượng với cách canh tác của lão nông U70, tham quan vườn ông Sáu, chúng tôi còn bị thu hút bởi hệ thống tưới tự động được gia đình ông lắp đặt ở từng cây. Đây là kỹ thuật được ông Sáu áp dụng sau chuyến đi học tập kinh nghiệm của các nhà vườn trồng xoài ở Đồng Tháp.
Mỗi cây xoài được lắp 1 ống inox và 1 dây dẫn nước, cùng 1 béc được đặt ở đầu ống. Nhờ vậy mà khi hoạt động, nước hoặc thuốc được phun đều toàn bộ cây, giúp hấp thụ tốt và tránh được hao hụt. Toàn vườn ông Sáu được lắp đặt 400 vòi phun, tổng chi phí đầu tư ban đầu khoảng 60 triệu đồng. Tuy chi phí bỏ ra cao, nhưng nghĩ đến lợi ích và sức khỏe lâu dài nên ông vẫn thực hiện.
Trước đây, cũng như nhiều bà con địa phương, ông Sáu thường tưới vườn bằng tay để cung cấp nước đầy đủ và duy trì độ ẩm cần thiết cho cây xoài. Cách này tuy quen thuộc nhưng vừa tốn sức, tốn nước lại lãng phí thời gian, nhưng giờ thì đã khác. Từ ngày áp dụng hệ thống tưới phun mưa, ông Sáu chỉ cần bật cầu dao từ 15-20 phút là có thể tưới xong 1ha vườn, giúp tăng năng suất cây trồng.
Đặc biệt, ngoài tưới nước, hệ thống này còn có thể tận dụng phun thuốc cho cây, nhờ vậy mà tốn rất ít nhân công, giúp gia đình nhẹ công chăm sóc. Ông Sáu phấn khởi kể: “Nếu phun thuốc bằng bình máy thì 2ha phải tốn 2 công lao động và 10 lít xăng cho mỗi lần phun, hoặc rửa bông sau khi mưa mất khoảng 700.000 đồng. Nay phun bằng hệ thống tự động chỉ mất 20 phút và tốn khoảng 5.000 đồng tiền điện. Trung bình mỗi năm cho 2 vụ trái, phun 20 lần thì tiết kiệm được khoảng 14.000.000 đồng/năm”.
Nhờ tự động hóa khâu tưới nước, phun xịt thuốc nên gia đình ông Sáu giảm được chi phí đầu vào và đảm bảo sức khỏe cho người sản xuất, tiết kiệm nhiều thời gian để làm việc khác. Theo chia sẻ của lão nông này, việc bố trí lắp đặt hệ thống phun tự động không khó nhưng phải đảm bảo đúng về yêu cầu kỹ thuật.
Đây là mô hình rất thiết thực, giảm công lao động cho nhà vườn, đặc biệt là những nhà nông có diện tích đất canh tác lớn và mong muốn có cách làm hiệu quả, góp phần tăng năng suất với chi phí đầu tư hợp lý.
Bài, ảnh: NGUYÊN TOÀN
10:18 28/11/2022
Tận dụng mít sơ đen và lá mít để nuôi dê đang là mô hình được anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, áp dụng. Cách làm này mang lại hiệu quả tích cực khi dê lớn nhanh, phát triển tốt, giảm chi phí mà còn giải quyết bài toán phụ phẩm nông nghiệp đang làm đau đầu nhiều nông dân hiện nay.
08:12 07/10/2022
Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, chị Lữ Thị Nhật Hằng, ở huyện Phụng Hiệp, đã đầu tư khoảng 20 tỉ đồng làm nông nghiệp tuần hoàn, bắt nhịp xu hướng phát triển mới, làm giàu trên chính quê hương.
13:43 18/09/2022
Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú. Đáng tự hào hơn khi ông Sáu vừa đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.
07:53 10/06/2022
Bén duyên với vùng đất thành phố Ngã Bảy cách đây không lâu, nhưng cây nho Ninh Thuận đang phát huy ưu thế khi hợp thổ nhưỡng, không tốn nhiều diện tích mà lại có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.
08:49 15/04/2022
Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.
14:39 08/04/2022
Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.
11:04 18/02/2022
Không khuất phục khó khăn của vùng đất nhiễm phèn, mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, gia đình bà Lâm Thị Hoa đã mày mò học hỏi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
08:34 26/11/2021
Chỉ gần 300m2 mặt nước mương vườn, nhưng với việc thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen cho sinh sản và ốc thịt mà hàng năm gia đình ông Bùi Ngọc Thúc, ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có nguồn thu nhập rất hấp dẫn.
19:18 04/11/2021
Bằng việc sử dụng ống chích để thụ phấn cho bông mãng cầu xiêm mà ông Phan Văn Niềm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã tạo ra trái mãng cầu cân xứng, đẹp mắt,
09:13 10/09/2021
“Dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”, cộng thêm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà ông Đặng Văn Út cùng nhiều nông dân ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ,
19:39 11/12/2024
(HG) – Chiều muộn ngày 11-12, Tỉnh ủy tổ chức Lễ trao quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về tặng Huy hiệu 30 năm tuổi Đảng cho đảng viên Nghiêm Xuân Thành (Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang)
18:18 11/12/2024
(HG) - Chiều ngày 11-12, Ban Thường vụ Tỉnh ủy tổ chức Hội nghị bàn giao nhiệm vụ Bí thư Tỉnh ủy. Tham dự có ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Khánh Hòa, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang;
16:01 11/12/2024
(HG) - Sáng ngày 11-12, ông Trương Cảnh Tuyên, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh, cùng lãnh đạo một số sở, ngành đã đến thăm và làm việc với Công ty TNHH Number One Hậu Giang tại Khu công nghiệp Sông Hậu, xã Đông Phú, huyện Châu Thành.
08:44 11/12/2024
(HG) - Theo bà Nguyễn Kim Thùy, Giám đốc HTX Kỳ Như, huyện Phụng Hiệp, HTX đang thu mua cá thát lát của bà con nông dân để sản xuất phục vụ các đơn hàng cuối năm. Giá cá thát lát hiện ổn định ở mức 73.000-74.000 đồng/kg, trong khi năm trước ở thời điểm này giá cá thát lát dao động từ 72.000-85.000 đồng/kg, có lúc lên đến 90.000 đồng/kg nhưng vẫn khan hiếm nguồn cung. Còn năm nay, nguồn cung dồi dào, với mức giá hiện tại, sau khi trừ chi phí, nông dân còn lãi hơn 10.000 đồng/kg cá thát lát thương phẩm.