Thứ Sáu, ngày 07/10/2022 | 08:12
Xem Video:
Với tư duy đổi mới, dám nghĩ dám làm, chị Lữ Thị Nhật Hằng, ở huyện Phụng Hiệp, đã đầu tư khoảng 20 tỉ đồng làm nông nghiệp tuần hoàn, bắt nhịp xu hướng phát triển mới, làm giàu trên chính quê hương.
Nông nghiệp tuần hoàn là hướng đi mới, bền vững.
Xu hướng mới
Với diện tích khoảng 8.000m2 đất tại xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, tỉnh Hậu Giang, trang trại Ngũ Thường Mekong do chị Lữ Thị Nhật Hằng làm chủ được xem là một trong những trang trại đầu tư nông nghiệp khép kín một cách bài bản trong tỉnh.
Giới thiệu chúng tôi tham quan nông trại, chị Lữ Thị Nhật Hằng, Giám đốc điều hành Công ty TNHH Ngũ Thường Mekong, phấn khởi cho biết, danh mục sản xuất của nông trại đăng ký là phát triển điện áp mái phía trên và sản xuất nông nghiệp phía dưới. Tận dụng khoảng trống phía dưới nông trại phát triển mô hình trồng nấm, nuôi trùn quế, trồng rau sạch và nuôi thủy sản.
Để phát triển trang trại này, chị Nhật Hằng đầu tư hệ thống điện áp mái công suất 990kWp phía trên và tận dụng khoảng trống phía dưới để sản xuất nông nghiệp hữu cơ. Chia sẻ về mô hình, chị Hằng cho biết từ đầu năm 2021, 10 nhà trồng nấm rơm với tổng diện tích khoảng 350m2 được đưa vào sản xuất. Sau khi thu hoạch xong bã rơm thải sẽ được ủ men vi sinh tạo thành phân bón hữu cơ để trồng cỏ voi, rau và nuôi trùn quế. Mỗi ngày trang trại thu hoạch từ 30-35kg nấm rơm, mang về doanh thu hàng chục triệu đồng/tháng.
Cỏ voi sau thời gian trồng và phát triển trở thành nguồn thức ăn cho bò. Chất thải từ bò lại được tái sử dụng trở thành thức ăn cho trùn quế sinh trưởng tốt. Trùn quế được tận dụng làm thức ăn cho gà, vịt, cá.
Hệ thống tuần hoàn này không chỉ tận dụng được những phế phẩm bỏ đi, giảm tối thiểu chất thải đưa ra môi trường. Đặc biệt còn giảm được tối thiểu nhân công vận hành trang trại. Nông trại đã xây dựng và đưa vào sản xuất 4 nhà trùn quế với diện tích 400m2. Trùn quế ngoài sử dụng trong nông trại còn được bán thương phẩm với giá 50.000 đồng/kg trùn tươi hoặc đông lạnh.
Dù diện tích đất rất là hạn chế. Ở đây, khu vực của chị khoảng 8.000m2 thôi. Nhưng chị Hằng có thể làm được nhiều mô hình chăn nuôi khép kín. Chị nuôi cá, trên ao cá sẽ làm những sàn nuôi vịt sạch. Chị dùng phân vịt cho cá ăn, còn nuôi trùn cho cá, gà, vịt trong trại ăn. Rơm thì làm nấm. Những mô rơm thải thì sử dụng làm giá thể đẻ cho trùn, trồng cây, bón phân cho cây, trồng rau sạch. Hiện chị đã làm ra được nấm rơm, gà, trùn; phân trùn chị cũng đã bán được cho bà con xung quanh đây để trồng cây”.
Nói về cơ duyên đến với nông nghiệp tuần hoàn, chị Lữ Thị Nhật Hằng chia sẻ: “Đây là khu vực dân cư nên hiệu quả của mô hình này là có thể xử lý được triệt để chất thải để không ảnh hưởng đến môi trường xung quanh. Bắt nhịp với xu hướng lựa chọn sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, các vật nuôi nếu được chăm sóc bằng các sản phẩm hữu cơ sẽ phát triển tốt, an toàn với người tiêu dùng”.
Chị Lữ Thị Nhật Hằng cho biết thêm, khi mới bắt tay thực hiện mô hình kinh tế tuần hoàn chị phải đi nhiều nơi, xắn tay vào làm tất cả để có kinh nghiệm. Đặc biệt, phải mạnh dạn đổi mới và đầu tư để có hiệu quả như hôm nay. Nguồn phân bón hiện tại của trang trại được sử dụng hoàn toàn từ phân hữu cơ tái sử dụng từ nguồn phế phụ phẩm. Chất thải của loài này sẽ là thức ăn, phân bón của loài khác. Tất cả cứ như thế tạo thành vòng tuần hoàn, khép kín, hợp lý và khoa học.
Tận dụng triệt để
Nông nghiệp tuần hoàn còn khá mới mẻ với nhiều nông dân. Nhưng thực tế rất đơn giản và ai cũng có thể áp dụng để tiết kiệm chi phí, gia tăng lợi nhuận. Đó là phế phẩm nông nghiệp để tái sử dụng làm thành phân bón, thức ăn cho lĩnh vực chăn nuôi, trồng trọt khác. Việc tạo ra sản phẩm an toàn, chất lượng, giảm tối thiểu sự lãng phí và lượng chất thải đưa ra môi trường. Đây chính là điểm khác biệt lớn giữa nông nghiệp tuần hoàn so với cách làm nông nghiệp truyền thống.
Chị Lữ Thị Nhật Hằng cho biết, với những kết quả bước đầu mô hình mang lại, trang trại sẽ tiếp tục đầu tư mở rộng để phát triển thêm mảng du lịch sinh thái, hướng tới mục tiêu nâng cao lợi nhuận trên 1 tỉ đồng/năm. Ngoài phát triển nông nghiệp, trang trại Ngũ Thường Mekong hiện đang là điểm cho các sinh viên Trường Đại học Cần Thơ đến nghiên cứu, tìm hiểu và làm quen với nông nghiệp tuần hoàn.
“Sắp tới sẽ phát triển, mở rộng đất thêm để đầu tư trồng rau sạch, chăn nuôi những con vật gần gũi hơn. Du lịch chủ yếu là để cho các em học sinh, sinh viên tham quan, học hỏi gần giống như dã ngoại. Hoặc trong năm học có những đề tài liên quan đến nông nghiệp thì các em có thể vào đây để học hỏi”, chị Lữ Thị Nhật Hằng bộc bạch.
Nông nghiệp tuần hoàn là chìa khóa để quản lý hiệu quả các tài nguyên nông nghiệp thông qua tập trung giảm thiểu việc sử dụng các yếu tố đầu vào bên ngoài, khép kín vòng dinh dưỡng, tái tạo đất và giảm thiểu tác động đến môi trường. Ông Trần Văn Tuấn, Trưởng phòng NN&PTNT huyện Phụng Hiệp, cho biết: Mô hình kinh tế tuần hoàn hiện đang là hướng phát triển của huyện Phụng Hiệp và được ngành nông nghiệp quan tâm, chỉ đạo nhằm khép kín, liên kết đầu vào và đầu ra của sản phẩm nông nghiệp.
Hiện nay, địa phương đang xây dựng và hướng nông dân đầu tư nông nghiệp an toàn, sau đó nâng lên nông nghiệp hữu cơ và nông nghiệp tuần hoàn khép kín. Thời gian qua, huyện Phụng Hiệp đã xây dựng và nhân rộng khoảng 200 mô hình kết hợp làm nền tảng phát triển mô hình nông nghiệp tuần hoàn khép kín sản xuất.
Có thể khẳng định, nông nghiệp tuần hoàn góp phần tạo ra hệ sinh thái khép kín. Quy mô của nông nghiệp tuần hoàn rất đa dạng, từ quy mô hộ gia đình đến trang trại, hợp tác xã, doanh nghiệp. Phát triển nông nghiệp tuần hoàn đang đi đúng hướng trong bối cảnh giá cả tăng cao như hiện nay. Việc tiết kiệm, giảm chi phí là vấn đề được ngành nông nghiệp và bà con nông dân quan tâm, ưu tiên hàng đầu. Và hơn ai hết, chính nông dân dám mạnh dạn tìm hiểu, thay đổi và đầu tư sẽ mang lại hiệu quả cao như kỳ vọng.
Bài, ảnh: NGUYÊN TOÀN
10:18 28/11/2022
Tận dụng mít sơ đen và lá mít để nuôi dê đang là mô hình được anh Phan Hoàng Ân, ở thị trấn Ngã Sáu, huyện Châu Thành, áp dụng. Cách làm này mang lại hiệu quả tích cực khi dê lớn nhanh, phát triển tốt, giảm chi phí mà còn giải quyết bài toán phụ phẩm nông nghiệp đang làm đau đầu nhiều nông dân hiện nay.
13:43 18/09/2022
Quyết tâm chinh phục và làm giàu từ cây sầu riêng trên mảnh đất quê hương, ông Lê Văn Sáu, ở xã Tân Bình, huyện Phụng Hiệp, đã gặt hái thành công khi vươn lên trở thành tỉ phú. Đáng tự hào hơn khi ông Sáu vừa đạt danh hiệu “Nông dân Việt Nam xuất sắc” năm 2022.
09:16 01/07/2022
Về thị trấn Bảy Ngàn, huyện Châu Thành A dễ dàng bắt gặp những vườn xoài sai trái, trong đó phần lớn là xoài cát Hòa Lộc.
07:53 10/06/2022
Bén duyên với vùng đất thành phố Ngã Bảy cách đây không lâu, nhưng cây nho Ninh Thuận đang phát huy ưu thế khi hợp thổ nhưỡng, không tốn nhiều diện tích mà lại có giá trị kinh tế cao, hứa hẹn mở ra hướng phát triển mới cho nông nghiệp địa phương.
08:49 15/04/2022
Nhận thấy nguồn ốc bươu đen trong tự nhiên ngày càng khan hiếm, trong khi thị trường lại rất hút hàng, ông Lê Phước Lợi, ở ấp Mỹ Lợi, thị trấn Cây Dương, huyện Phụng Hiệp, đã tận dụng mương vườn để nuôi ốc. Qua đó, mang lại nguồn thu nhập ổn định cho gia đình nhờ bán ốc giống và ốc thịt.
14:39 08/04/2022
Nhận thấy nấm bào ngư xám có giá trị dinh dưỡng cao và được ưa chuộng nên chị Diệp Thị Thúy Kiều, ở khu vực 3, phường III, thành phố Vị Thanh, đã quyết tâm khởi nghiệp với loại nông sản này. Trải qua nhiều khó khăn, thành công bước đầu đã mỉm cười với chị.
11:04 18/02/2022
Không khuất phục khó khăn của vùng đất nhiễm phèn, mặn gây trở ngại cho sản xuất nông nghiệp, gia đình bà Lâm Thị Hoa đã mày mò học hỏi, trồng rau thủy canh trong nhà lưới, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao.
08:34 26/11/2021
Chỉ gần 300m2 mặt nước mương vườn, nhưng với việc thành công từ mô hình nuôi ốc bươu đen cho sinh sản và ốc thịt mà hàng năm gia đình ông Bùi Ngọc Thúc, ở ấp So Đũa Bé, xã Thạnh Xuân, huyện Châu Thành A, có nguồn thu nhập rất hấp dẫn.
19:18 04/11/2021
Bằng việc sử dụng ống chích để thụ phấn cho bông mãng cầu xiêm mà ông Phan Văn Niềm, ở ấp 2, xã Thuận Hòa, huyện Long Mỹ, đã tạo ra trái mãng cầu cân xứng, đẹp mắt,
09:13 10/09/2021
“Dám nghĩ, dám làm, dám đổi mới”, cộng thêm ứng dụng các tiến bộ kỹ thuật mà ông Đặng Văn Út cùng nhiều nông dân ở ấp 2, thị trấn Vĩnh Viễn, huyện Long Mỹ,
08:57 07/11/2024
Để khắc phục tình trạng thiếu giáo viên, đòi hỏi ngành giáo dục nhanh chóng có những giải pháp trước mắt và định hướng lâu dài. Để không còn cảnh mỗi năm học mới lại cứ nói chuyện cũ - Thiếu giáo viên.
08:34 07/11/2024
Đường ở đô thị biến thành sông sau những cơn mưa lớn kết hợp triều cường đã trở thành nỗi ám ảnh của các địa phương tại ĐBSCL hiện nay. Thực trạng này đòi hỏi cần có giải pháp ứng phó để đảm bảo cuộc sống, sinh hoạt và sản xuất của người dân.
08:18 07/11/2024
(HG) - Đài Khí tượng thủy văn tỉnh Hậu Giang cho biết, hồi 13 giờ ngày 6-11, vị trí tâm bão Yinxing ở vào khoảng 18,1 độ Vĩ Bắc; 124,4 độ Kinh Đông, trên vùng biển phía Đông Bắc đảo Lu Dông. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 13-14 (134-166km/h), giật cấp 17. Di chuyển theo hướng Tây, tốc độ khoảng 10km/h. Từ 72 đến 120 giờ tiếp theo, bão có khả năng đổi hướng di chuyển theo hướng Tây Tây Nam, mỗi giờ đi được 10-15km, cường độ tiếp tục suy yếu thêm.
08:18 07/11/2024
(HG) - Sau 8 năm thực hiện Nghị quyết số 29 của Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam về “Nâng cao chất lượng phong trào nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững giai đoạn 2016-2020”, toàn tỉnh hiện có 60.528 hộ nông dân sản xuất kinh doanh giỏi các cấp. Trong đó, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp Trung ương 264 hộ; cấp tỉnh 5.563 hộ; cấp huyện 14.984 hộ, còn lại cấp cơ sở.