Bao giờ mới có vắc-xin ngừa Covid-19 ?

Thứ Tư, ngày 20/05/2020 | 07:48

Dịch Covid-19 hiện đã lây lan ra toàn cầu với số cas mắc gia tăng từng ngày và nguy cơ dịch bệnh sẽ còn kéo dài. Vắc-xin hoặc thuốc đặc trị đang được các quốc gia nỗ lực nghiên cứu sản xuất.

Ảnh minh họa.

Theo số liệu cập nhật trên trang Worldometers tính đến sáng ngày 19-5, tổng số cas mắc Covid-19 trên toàn thế giới gần 4,9 triệu trường hợp, trong đó hơn 319.238 cas tử vong. Số cas mắc bệnh đã phục hồi là 1.895.413 trường hợp. Dịch bệnh đã ảnh hưởng tới 213 nước và vùng lãnh thổ trên thế giới.

Mỹ hiện là ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới, với tổng số cas mắc lên hơn 1,5 triệu trường hợp và tổng số cas tử vong vì dịch bệnh này là 91.763 trường hợp.

Nga vẫn là điểm nóng dịch lớn đứng thứ 3 thế giới về số cas nhiễm trong ngày sau Mỹ, Brazil. Hiện quốc gia này có tổng số cas nhiễm lên gần 300.000 trường hợp, hơn 2.722 cas tử vong. Theo Ban chỉ đạo phòng, chống Covid-19 Nga, 40,1% số cas nhiễm mới tại nước này không có biểu hiện lâm sàng.

Brazil là nước bị ảnh hưởng nặng nhất bởi Covid-19 ở Nam Bán cầu, và hiện đã vượt Italia, trở thành ổ dịch lớn thứ 5 trên toàn cầu. Quốc gia Nam Mỹ này ghi nhận tổng số hơn 245.595 cas bệnh và 16.370 cas tử vong.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), dịch Covid-19 hiện diễn biến phức tạp khó dự đoán. Nguy cơ dịch bệnh sẽ còn kéo dài nên việc nghiên cứu điều chế ra vắc-xin hoặc thuốc đặc trị là yêu cầu bức thiết để ngăn chặn và đẩy lùi dịch. Do vậy, các quốc gia cần chung tay góp sức để sớm điều chế vắc-xin ngừa Covid-19.

Theo đó, Công ty công nghệ sinh học Moderna của Mỹ cho biết dữ liệu ban đầu từ 8 tình nguyện viên tham gia quá trình thử cho thấy vắc-xin chống Covid-19 của công ty này đã giúp sinh ra kháng thể trong cơ thể tất cả những người được nghiên cứu.

Phân tích dữ liệu của 8 tình nguyện viên cho thấy những người được tiêm vắc-xin ở các mức khác nhau sẽ sản sinh ra các mức kháng thể khác nhau chống lại vi-rút SARS-CoV-2 và những mức kháng thể này cao hơn hẳn so với mức của những người từng hồi phục sau khi mắc Covid-19. Đây là một dấu hiệu tích cực trong công tác nghiên cứu và phát triển vắc-xin chống Covid-19.

Còn tại Anh, Bộ trưởng Kinh doanh Anh Alok Sharma cho biết Chính phủ nước này đã quyết định chi thêm 84 triệu bảng (102 triệu USD) để đẩy nhanh các nỗ lực thử nghiệm và sản xuất hàng loạt vắc-xin Covid-19, vốn đang được các nhà khoa học thuộc Đại học Oxford tiến hành. Chính phủ Anh cũng đã tài trợ cho Trường Đại học Oxford và Đại học Hoàng gia London 47 triệu bảng để triển khai nghiên cứu vắc-xin chống Covid-19. Theo đó, đầu tuần trước, Đại học Oxford đã triển khai tiêm liều vắc-xin thử nghiệm đầu tiên cho các tình nguyện viên. Trong khi đó, Đại học Hoàng gia London cũng đã lên kế hoạch tiến hành thử nghiệm theo hai đợt: vào tháng 6 và tháng 10 tới. Nếu vắc-xin được phát triển thành công, AstraZeneca sẽ sản xuất 30 triệu liều cho Anh ngay từ tháng 9 tới, như một phần của thỏa thuận cung cấp tổng cộng 100 triệu liều vắc-xin. Ngoài ra, các loại vắc-xin trên cũng có thể được cung cấp “cho các nước đang phát triển với chi phí thấp nhất có thể”. Ngoài ra, hàng chục quốc gia khác cũng đang nghiên cứu và thử nghiệm vắc-xin ngừa Covid-19.

Trước đó, Chủ tịch Ủy ban châu Âu Ursula von der Leyen cho biết, các nhà lãnh đạo thế giới đã cam kết dành 8,07 tỉ USD (7,4 tỉ euro) để thúc đẩy nỗ lực nghiên cứu, sản xuất và phân phối vắc-xin chống vi-rút corona chủng mới gây bệnh viêm đường hô hấp cấp Covid-19. Tổng cộng có khoảng 40 quốc gia, các tổ chức từ thiện của Liên Hiệp Quốc (LHQ) và các tổ chức từ thiện khác, trong đó có Quỹ Bill và Melinda Gates cùng các viện nghiên cứu đã cam kết quyên góp. Bà Ursula von der Leyen cho rằng, vắc-xin là cơ hội tốt nhất để chiến thắng Covid-19.

Tổng Thư ký LHQ Antonio Guterres đã hoan nghênh cam kết đóng góp của các nhà tài trợ, đồng thời kêu gọi: “Nỗ lực y tế cộng đồng lớn nhất trong lịch sử là cần thiết để đánh bại đại dịch Covid-19”.

Từ những thông tin liên quan cho thấy, các nước đang chạy đua với thời gian để nghiên cứu và sản xuất vắc-xin chống Covid-19. Đây là tín hiệu vui trong phòng, chống Covid-19. Tuy nhiên, cho dù nhanh nhất cũng đến cuối tháng 9 tới mới có vắc-xin phòng bệnh. Tiếp sau đó là cả một quá trình dài từ sản xuất đại trà đến phân phối đòi hỏi nhiều thời gian. Do vậy giải pháp hữu hiệu hiện nay là mỗi quốc gia, mỗi cá nhân cần ý thức “sống chung an toàn” với dịch bệnh bằng các biện pháp giãn cách xã hội cần thiết.

Thủ tướng Đức Angela Merkel khẳng định cuộc khủng hoảng dịch Covid-19 toàn cầu sẽ chỉ có thể được khắc phục một cách “nhanh hơn và tốt hơn” khi cả thế giới cùng hợp tác.

 

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

Trở ngại hòa bình cho Dải Gaza

08:44 12/11/2024

Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

“Khát vọng hùng cường”

09:24 25/11/2024

Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...

Ba đột phá quan trọng tạo nên thành công của Trường Chính trị Hậu Giang

09:24 25/11/2024

Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.

Cảnh giác với thủ đoạn lừa xuất khẩu lao động

09:23 25/11/2024

Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.

Bài 2: Để không còn loay hoay tìm nguồn cát

09:22 25/11/2024

Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.