Thứ Tư, ngày 27/05/2020 | 08:05
Dịch Covid-19 còn kéo dài và chỉ có vắc-xin mới chiến thắng được đại dịch này là nhận định của nhiều chuyên gia trên thế giới. Do vậy, bên cạnh cuộc đua nghiên cứu, sản xuất vắc-xin cần quan tâm giải pháp tự giãn cách xã hội.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa thêm 1 loại vắc-xin Nga vào danh sách thuốc triển vọng. Ảnh: TASS
Sau thời gian nghiên cứu và bước đầu thử nghiệm thành công, Nga vừa tuyên bố sẽ tiêm vắc-xin phòng dịch Covid-19 rộng rãi cho người dân nước này vào mùa Thu. Đây cũng là vắc-xin được WHO đưa vào danh sách các vắc-xin triển vọng ngừa Covid-19.
Giám đốc Trung tâm nghiên cứu dịch tễ học và vi trùng học N.F. Gamaley, Bộ Y tế Nga Alexander Ginzburg cho biết, các nhân viên của Trung tâm đã tự mình thử nghiệm vắc-xin phòng dịch Covid-19 và các thử nghiệm đã thành công. Các nhà khoa học đã kiểm tra không chỉ đơn giản là sự hiện diện của các kháng thể, mà kiểm tra các kháng thể bảo vệ có tác dụng trung hòa vi-rút.
Tuy nhiên, Giám đốc Alexander Ginzburg cũng cho biết, cùng lúc tất cả dân cư không thể nhận được vắc-xin. Theo tính toán của Trung tâm này, trong phương án tốt nhất thì quy trình tiêm chủng và tiến hành hàng loạt sẽ mất nửa năm.
Trước đó, một cán bộ khác của trung tâm nghiên cứu này, ông Viktor Zuev cho biết, đối tượng ưu tiên đầu tiên của việc tiêm phòng vắc-xin là các bác sĩ, cũng như những người về công việc thường tiếp xúc với số lượng lớn người, đó là các nhân viên thu ngân, lái xe taxi, những người bán vé, các tình nguyện viên... Bộ trưởng Bộ Y tế Mikhail Murashko đã cho biết, nước này sẽ có vắc-xin vào nửa cuối tháng 7. Ông cũng tuyên bố, chỉ có vắc-xin mới giúp trở lại cuộc sống bình thường một cách đầy đủ.
Mới đây, Công ty Novovax có trụ sở tại Mỹ đã đưa một loại vắc-xin ngừa Covid-19 vừa được cấp phép vào thử nghiệm tại Australia. 130 người trong độ tuổi từ 18 đến 59 tuổi sẽ tham gia chương trình thử nghiệm tại Bệnh viện Alfred ở Melbourne. Sau đó các thử nghiệm sẽ được tiếp tục tiến hành tại thành phố Brisbane của Australia.
Hiện toàn thế giới có hàng trăm phòng thí nghiệm đang tìm kiếm vắc-xin phòng dịch Covid-19. Trong số này, có hàng chục quốc gia như Mỹ, Trung Quốc, Anh, Pháp, Ấn Độ, Nga… tuyên bố đã sản xuất thành công vắc-xin ngừa Covid-19 và đang trong quá trình thử nghiệm lâm sàng trên cơ thể người, với hy vọng sẽ sớm đưa vào sử dụng rộng rãi trong năm nay.
WHO đã tuyên bố, không tạo ra được vắc-xin thì không thể chiến thắng đại dịch. Hiện thế giới đang chứng kiến một cuộc chạy đua giữa các quốc gia, các hãng dược phẩm để sản xuất vắc-xin, với khoản đầu tư hàng tỉ USD.
Tuy nhiên thay vì theo đuổi một cuộc chạy đua giữa nước này với nước kia để sản xuất vắc-xin, các quốc gia và các phòng thí nghiệm cần hợp tác với nhau, thì thế giới sẽ sớm có được công cụ hữu hiệu để chống lại đại dịch chết người này. Đây cũng là chương trình phối hợp sản xuất vắc-xin ngừa Covid-19 mà WHO hướng đến.
Trong một động thái liên quan, ông William Haseltine, nhà nghiên cứu dự án ung thư, HIV/AIDS tại trường Y Harvard, Mỹ, cho biết cách tiếp cận tốt nhất với dịch bệnh là kiểm soát, thông qua các biện pháp truy dấu cas nhiễm và cách ly nghiêm ngặt bất cứ khi nào có dấu hiệu lây lan. Ông Haseltine kêu gọi mọi người nên tự ý thức giãn cách xã hội bằng các biên pháp như đeo khẩu trang, rửa tay, làm sạch các bề mặt và giữ khoảng cách.
Nhà nghiên cứu Haseltine đưa ra dẫn chứng là Hàn Quốc - một trong những nước đã thực hiện tốt việc cách ly các cas nhiễm và giãn cách xã hội, từ đó kiểm soát đà lây lan của dịch bệnh trong bối cảnh thế giới vẫn đang chờ đợi vắc-xin ngừa Covid-19.
Trong khi đó, Brazil được nhắc đến như một điểm nóng Covid-19 mới do số cas tử vong tăng mạnh trong khi tỷ lệ xét nghiệm vẫn ở mức thấp, và các biện pháp giãn cách xã hội không được áp dụng nghiêm ngặt.
Hiện tại thế giới đã có hơn 5,5 triệu người nhiễm bệnh, hơn 346.000 người tử vong và dịch Covid-19 đang tiếp tục gia tăng từng ngày. Trong khi chờ vắc-xin ngừa dịch Covid-19, mỗi người dân, mỗi quốc gia cần nâng cao ý thức tự bảo vệ mình bằng giãn cách xã hội để sống chung an toàn với đại dịch thế kỷ này.
HN tổng hợp
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
08:44 12/11/2024
Bộ Ngoại giao Qatar hôm 9-11 tuyên bố nước này tạm ngừng vai trò trung gian đàm phán về một lệnh ngừng bắn và trao trả con tin tại Dải Gaza.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.