Thứ Ba, ngày 25/09/2018 | 07:50
Kinh tế Iran đang chững lại kể từ sau khi Mỹ rút ra khỏi thỏa thuận hạt nhân vào đầu năm nay và châu Âu đang ý định sẽ không tiếp tục kinh doanh tại Tehran nữa.
Kinh tế Iran chững lại từ vòng vây trừng phạt. Ảnh: Bloomberg
Tình trạng mất giá của đồng rial được dự báo sẽ trở nên trầm trọng hơn khi các biện pháp trừng phạt của Mỹ với Iran liên tục duy trì. Mặc dù Iran cùng các nước châu Âu hiện đang tìm cách duy trì thỏa thuận hạt nhân Iran, hy vọng giúp kiềm chế những tác động tiêu cực từ các biện pháp trừng phạt của Mỹ, song mọi việc dường như không có kết quả như kỳ vọng của Tehran. Các chuyên gia cho rằng với tình hình hiện nay người dân sẽ mất dần niềm tin vào tất cả mọi thứ và sẽ có khủng hoảng kinh tế. Iran có thể sẽ phải đối mặt với bất kỳ cuộc biểu tình bạo lực ngoài tầm kiểm soát trong tương lai. Dự báo của IMF về tăng trưởng kinh tế của Iran trong năm nay khoảng 4%, nhưng những gì xảy ra khiến mức tăng trưởng có thể giảm tới dưới 2%.
Trong khi đó, quan hệ giữa Iran với châu Âu, vốn đang trong giai đoạn nhạy cảm, có nguy cơ đổ vỡ khi Iran triệu đại diện các nước Hà Lan, Đan Mạch và Anh sau vụ tấn công tại lễ diễu binh ở thành phố Ahvaz ở tỉnh Khuzestan khiến hàng chục người thiệt mạng. Vụ xả súng diễn ra tại thành phố Ahvaz hôm 22-9. Các tay súng cải trang thành binh sĩ đã nổ súng tại cuộc diễu binh hàng năm ở thành phố Ahvaz - bị xem là cuộc tấn công đẫm máu nhất tại Iran trong gần một thập kỷ qua.
Theo cáo buộc của Tehran, các nước Hà Lan, Đan Mạch, Anh đang hỗ trợ những nhóm đối lập Iran hoạt động ở các nước châu Âu và những kẻ chống đối này chính là tác giả của vụ tấn công tại Ahvaz. Ông Bahram Qasemi, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran, tuyên bố: “Điều không thể chấp nhận đó là Liên minh châu Âu (EU) không liệt những nhóm này vào danh sách khủng bố với lý do chưa gây ra vụ tấn công nào tại châu Âu”.
Kể từ khi Mỹ rút khỏi thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với Nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Trung Quốc, Mỹ và Đức), hay còn gọi là Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA), quan hệ giữa Iran và châu Âu bước vào giai đoạn không suôn sẻ. Dù không phá bỏ thỏa thuận như Mỹ nhưng châu Âu cũng giảm bớt trao đổi kinh tế với Iran bởi không muốn mất lòng Washington.
Với Iran, sự thay đổi thái độ của châu Âu bị coi như hành động phản bội với những cam kết hạt nhân. Theo ông Javad Zarif, Ngoại trưởng Iran, với sự rút lui của Mỹ, kỳ vọng của công chúng Iran vào EU tăng lên nhằm duy trì những thành quả đạt được của thỏa thuận. Vì thế ông cho rằng, sự ủng hộ chính trị của châu Âu là chưa đủ, EU phải thực hiện “các bước đi thiết thực” để tăng cường quan hệ kinh tế với Iran.
Chưa dừng ở đó, Iran và châu Âu bất đồng sâu sắc về hoạt động của các nhóm đối lập Iran ở châu Âu. Hồi tháng 3-2018, một số cá nhân liên quan tới một nhóm tôn giáo cực đoan đã tấn công Đại sứ quán Iran ở London. Tháng 9-2018, Đại sứ quán Iran tại thủ đô Athens của Hy Lạp lại bị một nhóm chống Chính phủ Iran tấn công nhằm phản đối chính sách của chính quyền Tehran đối với cộng đồng người Kurd tại Iran. Tháng 7-2018, quan hệ châu Âu - Iran thực sự nổi sóng khi 6 người bị bắt giữ tại Bỉ, Pháp và Đức, trong đó có một nhà ngoại giao Iran, với cáo buộc có âm mưu đánh bom nhóm người biểu tình do một nhóm đối lập Iran lưu vong tại Pháp tổ chức. Trong khi châu Âu coi các nhóm đó chỉ là lực lượng đối lập ôn hòa, thì Tehran liệt chúng vào thành phần khủng bố đang âm mưu lật đổ chính quyền Iran.
Chưa biết diễn biến tiếp theo thế nào nhưng thỏa thuận hạt nhân mà Iran ký với Nhóm P5+1 và Kế hoạch Hành động chung toàn diện (JCPOA) chắc chắn sẽ bị ảnh hưởng bởi căng thẳng hiện nay giữa châu Âu và Iran.
NGUYỄN TẤN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
09:25 26/11/2024
Nhằm đảm bảo gieo sạ đúng lịch thời vụ của từng vùng sinh thái theo khuyến cáo từ ngành nông nghiệp và địa phương trong tỉnh, những ngày qua,
09:22 26/11/2024
Liên đoàn bóng đá Việt Nam đang nỗ lực đầu tư toàn diện, chú trọng nhiệm vụ chăm sóc “gốc rễ” cho sự phát triển bền vững của bóng đá nữ nước nhà, với nhiều kỳ vọng lớn...
09:18 26/11/2024
Nhằm giúp người lao động có việc làm, thu nhập ổn định, huyện Phụng Hiệp đã phối hợp tổ chức nhiều phiên giao dịch việc làm.
09:17 26/11/2024
(HG) - Sau khi Báo Hậu Giang phản ánh về tuyến đường Nguyễn Huệ nối dài (đoạn từ cầu Bà Quyền đến cầu Sáu Thước) thuộc ấp 3, xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh, bị xuống cấp nặng, gây ảnh hưởng đến việc đi lại của người dân.