Nhiều quốc gia châu Âu tiếp tục “nói không” với người di cư

Thứ Sáu, ngày 03/03/2017 | 07:54

Trong khi làn sóng người di cư từ châu Phi, Trung Đông tiếp tục đổ về châu Âu với mong muốn thoát khỏi chiến tranh, khủng bố và nghèo đói thì nhiều quốc gia châu Âu lại có những chính sách xiết chặt hơn đối với người nhập cư. Điều này đã làm cho bài toán người di cư càng thêm nan giải.

Người tị nạn ở Đức. Nguồn: AP

Chính phủ Hungary vừa thông báo, nước này bắt đầu xây dựng lớp rào thứ hai dọc biên giới với Serbia nhằm ngăn chặn người nhập cư. Lớp rào mới này chạy dọc biên giới dài 175km sẽ giúp gia cố hàng rào được xây dựng từ năm 2015, thời kỳ đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng di cư ở châu Âu. Đặc biệt, hàng rào công nghệ cao này, được lắp đặt camera hồng ngoại, thiết bị cảm biến nhiệt và chuyển động, được cho sẽ giúp “ngăn chặn hoàn toàn” người nhập cư từ Serbia vào Hungary. Dự kiến, hàng rào mới sẽ được hoàn thành trong vòng 2 tháng trước thời điểm mùa hè, được dự báo sẽ là thời điểm tăng mạnh số người nhập cư vào các nước Trung và Bắc Âu. Việc xây dựng hàng rào công nghệ cao này là nhằm hiện thực hóa kế hoạch của Thủ tướng Hungary Viktor Orban ban hành hồi tháng 8-2016, nhằm giảm số binh sĩ và cảnh sát làm nhiệm vụ tuần tra biên giới của nước này với Serbia.

Hiện có khoảng 7.000 người di cư bị mắc kẹt ở Serbia khi tìm đường tới Tây Âu. Năm 2015, có hơn 400.000 người di cư đã vượt Hungary để vào các nước châu Âu. Sau khi hàng rào đầu tiên hoàn thành vào tháng 9-2015 và một hàng rào khác được xây dựng dọc biên giới với Croatia một tháng sau đó, số người di cư vào Hungary đã giảm mạnh.

Trong một động thái liên quan, mới đây Chính phủ Cộng hòa Áo đã thông qua dự luật ngừng cung cấp chỗ ở và thực phẩm cho những người bị bác đơn xin tị nạn và từ chối rời khỏi nước này. Mặc dù dự luật còn phải được Quốc hội thông qua nhưng đây rõ ràng là biện pháp mạnh ngăn chặn người nhập cư của quốc gia này. Bộ trưởng Nội vụ Wolfgang Sobotka cho rằng, điều luật mới là nhằm bảo đảm sự thượng tôn pháp luật và khuyến khích những người bị bác đơn xin tị nạn tự nguyện rời khỏi Áo. Theo quy định, những người tìm kiếm quy chế tị nạn tại Áo được nước này hỗ trợ những nhu cầu thiết yếu như cung cấp chỗ ở, thực phẩm và chữa bệnh miễn phí cùng 40 euro tiền tiêu vặt mỗi tháng. Hiện tại có gần 4.000 người nhập cư đang hưởng “chế độ bao cấp tối thiểu” nhưng dưới tác động của điều luật mới sẽ có 2.000 người phải rời khỏi Áo. Đây thật sự là tín hiệu xấu đối với người tị nạn muốn vào châu Âu.

Trong khi đó, tại Đức, quốc gia có chính sách tiếp nhận người nhập cư nhiều nhất ở châu Âu với khoảng 400.000 người tị nạn tới Đức năm 2015 và hơn 300.000 người vào năm 2016 thì gần đây sự kỳ thị của người dân bản địa đối với người di cư lại tăng lên đáng kể. Bộ Nội vụ Liên bang Đức cho biết, trong năm 2016 đã xảy ra 3.533 vụ tấn công vào người tị nạn cũng như nơi ở của người tị nạn tại nước này. Trong đó, có 2.545 vụ tấn công nhằm vào các cá nhân là người tị nạn và 988 vụ tấn công nhằm vào nơi ở của người tị nạn. Các vụ tấn công này đã làm 560 người bị thương, trong đó có 43 trẻ em. Hiện tại, Đức vẫn đang phải vật lộn với việc giải quyết đơn xin tị nạn của hàng trăm nghìn người, trong bối cảnh các nguy cơ về an ninh và tấn công khủng bố ở mức rất cao. Các vụ tấn công nhằm vào người tị nạn đang đặt ra một câu hỏi lớn, đó là liệu Đức có đủ khả năng bảo đảm an toàn cho người tị nạn hay không.

Mới đây, Quỹ Nhi đồng Liên Hiệp Quốc (UNICEF) công bố một báo cáo cho biết, hiện có gần 1,4 triệu trẻ em ở 4 nước châu Phi gồm Nigeria, Somalia, Nam Sudan và Yemen đang bị đe dọa nghiêm trọng do nạn đói hoành hành. Trong đó, Yemen là quốc gia có số lượng trẻ suy dinh dưỡng nghiêm trọng cao nhất (462.000 trẻ), tiếp theo là Nigeria (450.000 trẻ), Nam Sudan (270.000 trẻ) và Somalia (185.000 trẻ). Đây sẽ là tác nhân đẩy gia đình họ di cư tìm đến “miền đất hứa” châu Âu trong tương lai gần. Hậu quả dễ nhận thấy nhất của việc quá tải làn sóng người di cư là sự khốn khó, không chốn nương thân mà họ phải đối mặt. Bởi lẽ ngày càng có nhiều quốc gia “nói không” với người di cư. Bài toán người di cư càng trở nên hóc búa hơn khi đi tìm lời giải.

HN tổng hợp

Viết bình luận mới

Xem thêm

COP29 khép lại trong tranh cãi

08:42 26/11/2024

Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.

Thêm một nước châu Âu phát hiện ổ dịch cúm gia cầm độc lực cao

14:55 24/11/2024

Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.

Triều Tiên mở rộng chương trình hạt nhân quân sự

07:18 22/11/2024

Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.

Thỏa thuận ngừng bắn ở Trung Đông ?

08:14 21/11/2024

Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.

Khó giải bài toán ô nhiễm không khí

08:06 20/11/2024

Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.

Mỹ cho phép Ukraine được tấn công Nga bằng vũ khí viện trợ

08:13 19/11/2024

Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.

Tổng thống Nga Putin “phá băng” với phương Tây

06:24 18/11/2024

Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.

Ông Trump sẽ thay đổi nhiều sắc lệnh hành pháp ?

08:27 15/11/2024

Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.

Bức tranh loạn lạc đáng báo động ở Sudan

08:32 14/11/2024

Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.

Nga - Triều Tiên xích lại gần nhau

08:16 13/11/2024

Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Điểm tin 27-11: Chính thức nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 9 ngày liên tục

05:47 27/11/2024

Cùng những tin tức khác, mời Quý độc giả theo dõi: Cà Mau Cảnh báo chiến dịch tấn công mạng có chủ đích của nhóm tin tặc APT Earth Estries; Chàng trai 18 tuổi chết não hiến tạng cứu 7 người; Bộ Giáo dục và Đào tạo thông tin rõ về dự kiến khống chế tỷ lệ xét tuyển sớm 20%; Đội tuyển Thái Lan vắng mặt nhiều 'ngôi sao' tại ASEAN Cup 2024.

Góp sức xây dựng Đảng của những chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở

17:58 26/11/2024

Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.

Bài 4: Chuyển mình từ cao tốc

17:54 26/11/2024

Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.

Thực hiện tốt các nhiệm vụ đột phá

17:53 26/11/2024

Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.