Thứ Năm, ngày 27/04/2017 | 07:46
Dù có những phản ứng trái chiều về sắc lệnh sửa đổi hạn chế nhập cảnh của Tổng thống Mỹ Donald Trump nhưng đến nay nhiều bang của nước Mỹ đã đồng thuận.
Người dân tham gia biểu tình phản đối lệnh cấm nhập cảnh mới của chính quyền Mỹ tại New York ngày 9-3. Nguồn: AFP
Ngày 27-1-2017, Tổng thống Donald Trump đã ký ban hành sắc lệnh hành pháp dừng toàn bộ việc tiếp nhận người tị nạn trong 4 tháng và cấm công dân của 7 nước đông dân Hồi giáo gồm: Iran, Iraq, Libya, Somalia, Sudan, Syria và Yemen nhập cảnh vào Mỹ trong 90 ngày. Ông Trump cho rằng, sắc lệnh này nhằm bảo vệ nước Mỹ trước nguy cơ của các cuộc tấn công khủng bố. Sắc lệnh của ông Trump đã tạo ra phản ứng trái chiều trong nước Mỹ dẫn đến nhiều cuộc biểu tình phản đối. Tuy nhiên, theo kết quả khảo sát do Politico/Morning Consult công bố, 55% số người được hỏi ủng hộ sắc lệnh, trong khi chỉ có 38% phản đối. Xét về đảng phái, có 82% đảng viên Đảng Cộng hòa đồng ý với lệnh cấm nhập cư, trong khi đó có 65% đảng viên Đảng Dân chủ, phản đối lệnh cấm này.
Tuy nhiên, giới tư pháp và các cựu quan chức Mỹ cho rằng, sắc lệnh này là vi phạm Hiến pháp nước Mỹ. Theo đó, hàng loạt bang của Mỹ đã đệ đơn kiện sắc lệnh này của Tổng thống Trump. Từ những phản ứng trên, ngày 6-3, Tổng thống Donald Trump đã ban hành sắc lệnh hạn chế nhập cư mới, với nhiều điều chỉnh so với sắc lệnh cũ công bố hồi cuối tháng 1. Theo đó, sắc lệnh mới hủy bỏ các lệnh hạn chế nhập cư đối với công dân Iraq, một trong 7 quốc gia nằm trong “danh sách đen” cấm nhập cảnh của sắc lệnh trước đây, cũng như những người có quy chế định cư lâu dài tại Mỹ (tức là sở hữu Thẻ xanh) hoặc đang có thị thực hợp lệ. Ngoài ra, công dân Syria không còn bị cấm vào Mỹ vô thời hạn như sắc lệnh đầu tiên. Từ việc sửa đổi trên, hiện đã có 14 bang của Mỹ đồng thuận và yêu cầu tòa phúc thẩm liên bang đặt tại San Francisco khôi phục sắc lệnh hạn chế nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Mặc dù vậy, trong giới tư pháp Mỹ cũng có những phản ứng nhất định. Cụ thể, ngày 15-3, thẩm phán Watson ra lệnh đình chỉ thực thi sắc lệnh hạn chế nhập cảnh sửa đổi của Tổng thống Trump, chỉ 1 ngày trước khi sắc lệnh có hiệu lực, với lý do sắc lệnh này phân biệt chủng tộc. Một ngày sau đó, văn kiện trên tiếp tục vấp phải rào cản pháp lý khi thẩm phán liên bang Mỹ tại bang Maryland cũng đã quyết định chặn một phần văn kiện với lý do phân biệt tôn giáo đối với người theo đạo Hồi. Hiện Tổng thống Trump cũng đang kháng cáo phán quyết của thẩm phán bang Maryland.
Mới đây, chính quyền Tổng thống Mỹ Trump đã đệ đơn kháng cáo lên Tòa án liên bang Hawaii phản đối phán quyết của thẩm phán Derrick Watson về việc phong tỏa sắc lệnh cấm nhập cảnh sửa đổi. Dự kiến, tháng 5 tới, Tòa phúc thẩm số 9 của Mỹ sẽ tiến hành phiên điều trần về phán quyết này. Theo kế hoạch, Tòa phúc thẩm khu vực số 9 sẽ tiến hành phiên xem xét đơn kiến nghị của bang Hawaii vào ngày 15-5, trong khi Tòa phúc thẩm khu vực số 4 tại Virginia sẽ xem xét kiến nghị của bang Maryland vào ngày 8-5.
Theo Reuters, Tổng thống Mỹ Donald Trump cam kết sẽ chống lại phán quyết của một tòa án liên bang Mỹ tại bang Hawaii ngăn chặn sắc lệnh nhập cảnh sửa đổi và mô tả quyết định này là “vượt quá thẩm quyền”. Ông Donald Trump cho rằng: “Đạo luật này trong Hiến pháp Mỹ trao quyền cho tổng thống ngăn chặn hoạt động nhập cư khi xét thấy cần thiết nhằm phục vụ lợi ích quốc gia của Mỹ”. Ông Trump khẳng định Chính quyền Mỹ sẽ theo đến cùng vụ này, kể cả đưa ra Tòa án Tối cao.
Giới phân tích nhận định, cuộc chiến pháp lý về sắc lệnh nhập cư mới của ông Trump sẽ còn kéo dài và chưa thể ngã ngũ trong thời gian ngắn khi quan điểm của giới tư pháp và chính quyền Mỹ còn bất đồng.
HN tổng hợp
08:42 26/11/2024
Hội nghị thượng đỉnh lần thứ 29 các bên tham gia Công ước khung của Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu (COP29) đã bế mạc vào sáng 24-11, sau 13 ngày họp.
14:55 24/11/2024
Bộ Nông nghiệp Hà Lan cho biết khoảng 23.000 con gà tại một trang trại ở thành phố Putten, miền Trung, đã bị tiêu hủy để ngăn chặn dịch lây lan.
07:18 22/11/2024
Lo ngại chiến tranh, Triều Tiên đã tái khẳng định sẽ mở rộng chương trình hạt nhân để ứng phó trước các thế lực thù địch.
08:14 21/11/2024
Xung đột ở Trung Đông ngày một lan rộng và ác liệt hơn nên việc xúc tiến để đạt được thỏa thuận ngừng bắn đang được Mỹ và phương Tây đặc biệt quan tâm.
08:06 20/11/2024
Không khí ô nhiễm vượt mức cho phép hàng chục lần làm hàng ngàn người phải thiệt mạng mỗi năm đã khiến Ấn Độ, Pakistan rơi vào cảnh bế tắc.
08:13 19/11/2024
Tổng thống Joe Biden ngày 17-11 đã đảo ngược chính sách lâu nay của Mỹ, đồng ý cho phép Ukraine sử dụng vũ khí viện trợ để tấn công các mục tiêu quân sự nằm sâu trong lãnh thổ Nga.
06:24 18/11/2024
Tổng thống Nga Vladimir Putin và Thủ tướng Đức Olaf Scholz điện đàm lần đầu sau gần hai năm, bàn về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine, theo Bloomberg.
08:27 15/11/2024
Dù đến đầu năm 2025, ông Donald Trump mới chính thức ngồi vào ghế Tổng thống Mỹ nhưng những dự định của ông khiến dư luận quan ngại.
08:32 14/11/2024
Bạo lực, thiếu đói dẫn đến di cư đã đẩy Sudan vào cuộc khủng hoảng nghiêm trọng không lối thoát.
08:16 13/11/2024
Nga - Triều Tiên ký kết Hiệp ước về quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện khiến quan hệ giữa hai nước xích lại gần nhau.
17:58 26/11/2024
Công tác tổ chức đại hội chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở nhiệm kỳ 2025-2027 đã và đang được thực hiện nghiêm túc, chặt chẽ, đúng quy định. Đáng mừng là trong nhiệm kỳ qua, các chi bộ trực thuộc đảng ủy cơ sở trên địa bàn tỉnh nỗ lực thực hiện tốt chỉ tiêu nghị quyết đề ra, góp phần xây dựng đơn vị, địa phương ngày càng phát triển.
17:54 26/11/2024
Hình hài các tuyến cao tốc ở ĐBSCL đang dần hiện rõ. Đây là minh chứng cho sự nỗ lực vượt khó, quyết tâm vào cuộc của cả hệ thống chính trị từ Trung ương đến địa phương.
17:53 26/11/2024
Trong năm 2024, Mặt trận các huyện, thị, thành trong tỉnh đề ra thực hiện nhiều nhiệm vụ đột phá, đến nay đạt được kết quả ấn tượng.
17:52 26/11/2024
(HG) - Một trong những dấu ấn nổi bật trong hoạt động của hệ thống Mặt trận các cấp trên địa bàn huyện Phụng Hiệp trong năm nay là vận động xã hội hóa xây dựng 41 cây cầu, tổng trị giá 13,8 tỉ đồng, trong đó huyện vận động xây dựng 19 cây, xã xây dựng 22 cây. Cầu được xây dựng góp phần “nối nhịp bờ vui”, phục vụ sự phát triển của địa phương và lợi ích của người dân.