Chiếc máy hữu ích cho người trồng khóm

Thứ Năm, ngày 06/04/2023 | 08:05

“Máy cắt băm khóm liên hợp với máy kéo” là sản phẩm do Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long nghiên cứu để ứng dụng tại vùng trồng khóm Cầu Đúc của tỉnh, được kỳ vọng giúp người nông dân ứng dụng cơ giới hóa, nâng cao hiệu quả canh tác khóm trong thời gian tới.

“Máy cắt băm cây khóm liên hợp trên máy kéo” hiện đang nhận được nhiều sự quan tâm, kỳ vọng của ngành chức năng, địa phương và người dân.

Góp phần ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác khóm

Là một trong những loại cây trồng đặc trưng của tỉnh, khóm Cầu Đúc luôn được quan tâm, trợ lực về nhiều mặt. Không chỉ tập trung nâng cao năng suất, chất lượng, xây dựng thương hiệu cho trái khóm, tỉnh còn tăng cường ứng dụng cơ giới hóa vào canh tác. Trong bối cảnh nhân công lao động tại địa phương ngày càng khan hiếm, việc ứng dụng cơ giới hóa trên cây khóm nói riêng và ngành nông nghiệp nói chung càng trở nên tất yếu và cấp thiết.

Tuy nhiên hiện nay, tỷ lệ ứng dụng cơ giới hóa trong canh tác khóm tại Hậu Giang còn khá hạn chế. Theo kết quả khảo sát tại 280 hộ trồng khóm ở thành phố Vị Thanh và huyện Long Mỹ vào năm 2019, cho thấy, tỷ lệ cơ giới hóa trong khâu làm đất chỉ đạt 69,8%; khâu tưới tiêu đạt 85% và khâu phun thuốc đạt 100%. Các tỷ lệ này tuy có tăng qua từng năm nhưng chưa cơ giới hóa toàn phần mà còn phụ thuộc vào sức người hỗ trợ. Các khâu còn lại hầu như chưa ứng dụng cơ giới hóa.

Đặc biệt, khâu làm đất hiện đang tiêu tốn khá nhiều thời gian và chi phí của người nông dân. Để phá khóm cũ chuyển sang vụ trồng mới, người nông dân phải phun thuốc để cây chết. Sau đó, đốt trực tiếp, gom đống đốt hoặc ném cây khóm xuống mương nước chờ phân hủy rồi phủ lên trên liếp để bổ sung dưỡng chất và giữ ẩm cho đất. Các giải pháp này đều tốn công lao động và dễ gây ô nhiễm môi trường nước. Ở khâu làm đất, người dân chủ yếu cơ giới hóa bằng cách sử dụng máy xới 2 bánh công suất nhỏ, còn các loại máy công suất lớn khó áp dụng với điều kiện địa hình nơi đây.

Để khắc phục tình trạng này, năm 2019, tỉnh đã triển khai đề tài “Nghiên cứu thiết kế, chế tạo máy cắt băm cây khóm liên hợp với máy kéo phục vụ vùng trồng khóm Cầu Đúc tỉnh Hậu Giang”. Đề tài do Ths. Trần Tấn Hậu làm chủ nhiệm, Viện Lúa đồng bằng sông Cửu Long là tổ chức chủ trì.

Kỳ vọng là “cánh tay đắc lực” của người trồng khóm

Thực hiện đề tài, ban chủ nhiệm đã thiết kế, chế tạo “Máy cắt băm cây khóm liên hợp trên máy kéo”, có chức năng vừa cắt, băm cây khóm, vừa phun nấm Trichoderma và xới đất. Với 3 phần chính là đĩa cắt, dao cắt và trục cắt, bộ phận cắt có nhiệm vụ cắt đứt gốc cây khóm và đẩy khóm vào bộ phận băm. Sau khi đã được băm nhuyễn tại bộ phận băm, cây khóm sẽ được phun lại trên bề mặt luống. Bộ phận phun nấm Trichoderma sẽ phun ướt đều khóm đã băm, giúp khóm phân hủy nhanh. Các bộ phận này được liên hợp với máy kéo 2 bánh loại nhỏ, có ghế ngồi và bánh phụ để di chuyển. Phía sau máy còn có bộ phận xới đất, giúp khóm sau khi băm và phun thuốc được trộn với đất, tạo điều kiện cho nấm hoạt động tốt hơn.

Máy được thiết kế có bề rộng cắt là 0,8m, năng suất máy làm việc từ 0,1 đến 0,2ha mỗi giờ. Sau 15 ngày được cắt phun, khóm sẽ phân hủy, góp phần cung cấp dưỡng chất cho đất, sẵn sàng để người nông dân bắt đầu một vụ trồng mới. Máy có kết cấu khá nhỏ, gọn, phù hợp với điều kiện địa hình đất trồng khóm tại tỉnh. Nguyên lý sử dụng của máy cũng đơn giản, giúp người nông dân dễ dàng vận hành trong việc canh tác của gia đình hoặc cho thuê làm dịch vụ tại địa phương. Do đó, qua những lần tổ chức hội thảo, trình diễn ở vùng trồng, chiếc máy nhận được rất nhiều sự quan tâm, góp ý của người nông dân.

Theo ông Trần Văn Bá, Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp - Thương mại dịch vụ Thạnh Tiến: “Nhân công lao động ở thôn quê đang rất là hiếm. Chiếc máy này nếu hoàn thiện và làm tốt, sẽ giúp giảm nhẹ chi phí canh tác khóm ở địa phương, giảm được mức độ thiếu nhân công và ổn định được kinh tế của từng hộ trồng khóm. Vì vậy, chúng tôi ai cũng thích chiếc máy này và mong máy sớm hoàn thiện để mang về sử dụng”. Từ đó, người trồng khóm tại Hậu Giang sẽ có thêm một “cánh tay đắc lực” được thiết kế, chế tạo cho riêng mình.

Tuy nhiên, “Máy cắt băm khóm liên hợp với máy kéo” hiện vẫn đang trong giai đoạn khảo nghiệm và đánh giá khả năng hoạt động. Ths. Trần Tấn Hậu, chủ nhiệm đề tài, cho biết: “Trong thời gian tới, chúng tôi sẽ hoàn thiện báo cáo để chuẩn bị nghiệm thu đề tài, bàn giao kết quả nghiên cứu cho cơ quan quản lý là Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh. Tiếp tục chỉnh sửa sản phẩm nếu có giai đoạn 2”. Kỳ vọng từ kết quả nghiên cứu của một đề tài, sản phẩm này sẽ sớm hoàn thiện và có mặt trên thị trường để phục vụ rộng rãi nhu cầu của người trồng khóm tại tỉnh.

Bài, ảnh: ĐANG THƯ

Viết bình luận mới

Xem thêm

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

09:06 22/11/2024

(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP

Hậu Giang có 203ha nông sản được cấp xác nhận an toàn thực phẩm

09:01 22/11/2024

(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.

Nỗ lực xây dựng nông thôn mới

07:27 22/11/2024

Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Trái cây tạo hình vào vụ tết

08:59 21/11/2024

Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.

Những đột phá mới của ngành nông nghiệp

09:53 19/11/2024

Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.

Giá mãng cầu xiêm ở mức cao, nhà vườn phấn khởi

09:07 19/11/2024

Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.

Phát huy vai trò cộng đồng trong xây dựng nông thôn mới

08:20 19/11/2024

Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.

Mô hình trồng nấm rơm trên kệ mang lại hiệu quả cao

17:56 18/11/2024

Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.

Xuống giống hơn 3.600ha lúa Đông xuân 2024-2025

07:00 18/11/2024

(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.

Kết thúc đợt 1, Hậu Giang xuống giống hơn 15.000ha lúa Đông xuân

07:18 26/11/2024

(HG) - Qua rà soát nhanh của ngành nông nghiệp tỉnh, đến ngày 25-11, nông dân trên địa bàn tỉnh đã xuống giống được hơn 15.000ha lúa Đông xuân 2024-2025 (kế hoạch 73.500ha),

Diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu vào ngày 29-11

07:17 26/11/2024

(HG) - Chiều ngày 25-11, ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện kế hoạch tổ chức diễn tập ứng phó sự cố tràn dầu tỉnh Hậu Giang năm 2024 có buổi làm việc với các thành viên Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo về công tác chuẩn bị diễn tập.

​​​​​​​Bài 3: Quyết tâm vượt khó

07:16 26/11/2024

Trước khó khăn chung về nguồn vật liệu thi công cao tốc, việc chủ động gỡ khó của các địa phương, nhà thầu được xem là giải pháp căn cơ trong thời điểm này.

Thêm cơ sở định hướng phát triển công nghệ số từ kinh nghiệm các chuyên gia nước ngoài

07:16 26/11/2024

Từ đầu năm đến nay, Hậu Giang đón tiếp nhiều đoàn chuyên gia nước ngoài đến chia sẻ kinh nghiệm về ứng dụng công nghệ số vào các ngành, lĩnh vực.