Thứ Tư, ngày 01/07/2020 | 19:04
Từ đầu năm đến nay, thời tiết gây bất lợi cho sản xuất nông nghiệp, nhưng nhờ chủ động các phương án ứng phó phù hợp nên nông dân các tỉnh ĐBSCL đạt kết quả tốt vụ lúa Đông xuân và đang thu hoạch vụ Hè thu 2020 trong kỳ vọng “được mùa, được giá”...
Nông dân lãi 20-30 triệu đồng/ha
Những ngày này, nông dân các tỉnh Đồng Tháp, Hậu Giang, TP.Cần Thơ… bắt đầu thu hoạch lúa Hè thu sớm trong niềm vui được mùa. Ông Nguyễn Văn Khoa, canh tác 2ha lúa ở xã Đông Bình, huyện Thới Lai (thành phố Cần Thơ), phấn khởi: “Vụ Hè thu 2020 nhờ ít sâu bệnh và khu vực này chủ động tốt nguồn nước ngọt nên phần lớn nông dân trúng mùa, năng suất lúa đạt bình quân khoảng 6,5-7 tấn/ha, tăng cao so với cùng kỳ năm ngoái. Giá lúa loại thường được thương lái thu mua khoảng 5.000-5.200 đồng/kg, lúa dài 5.300-5.500 đồng/kg, lúa thơm 5.600-5.900 đồng/kg… sau khi trừ chi phí còn lãi từ 20-30 triệu đồng/ha, cao nhất trong nhiều năm qua”.
Cùng niềm vui trên, ông Lâm Văn Sáu, ở xã Thạnh Lộc, huyện Giồng Riềng (Kiên Giang) cho hay, ngay sau khi vụ lúa Đông xuân được mùa trong điều kiện hạn, mặn gay gắt thì đến vụ Hè thu 2020 tình hình thời tiết dễ chịu hơn nhiều. Cộng với giá lúa ở mức cao đã tạo thêm động lực để nông dân tích cực đầu tư, chăm sóc lúa; nhờ đó mà lúa Hè thu đầu vụ đang thu hoạch hiện nay trúng mùa là chuyện hiển nhiên.
Tại Đồng Tháp, nông dân các huyện gieo sạ 190.000ha lúa Hè thu và một số nơi đang thu hoạch. Ông Nguyễn Văn Đời, Giám đốc HTX Dịch vụ nông nghiệp Bình Thành (huyện Lấp Vò), tiết lộ: “Hơn 1.000ha lúa Hè thu của bà con xã viên vừa thu hoạch xong với năng suất khá cao 7 tấn/ha. Trúng mùa và trúng giá, cộng với dễ tiêu thụ nên nông dân rất vui mừng”. Theo Cục Trồng trọt (Bộ NN&PTNT), thực hiện triệt để phương châm sản xuất lúa Hè thu ở ĐBSCL đồng loạt, tập trung, nhanh chóng theo từng vùng, trên cơ sở nguồn nước cung cấp hợp lý và né rầy; đồng thời dự báo tình hình tiêu thụ lúa gạo thuận lợi… nên các địa phương xuống giống hơn 1,53 triệu héc-ta lúa, với sản lượng ước đạt hơn 8,7 triệu tấn, tăng 31.000 tấn so cùng kỳ. Những ngày qua, hầu hết diện tích lúa đã thu hoạch đều đạt năng suất cao, bà con lãi khá. Từ nay đến tháng 9 sẽ là cao điểm thu hoạch toàn bộ lúa Hè thu ở vùng ĐBSCL; sau khi trừ đi lượng lúa gạo tiêu thụ nội địa thì sẽ dành từ 2,3-2,5 triệu tấn gạo hàng hóa phục vu nhu cầu xuất khẩu…
Tại Hậu Giang, vụ lúa Hè thu nông dân đã xuống giống được 74.767ha, các giống trồng chủ yếu là OM 5451, OM 18, IR 50404, Đài thơm 8, OM 6976… Đến nay, nông dân đã thu hoạch được hơn 20.000ha, năng suất khoảng 6,4 tấn/ha. Bà Nguyễn Thị Giang, Phó Giám đốc Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết ngành nông nghiệp tỉnh đang tập trung chỉ đạo thu hoạch vụ lúa Hè thu và mở rộng tối đa sản xuất lúa Thu đông ở những vùng có đủ điều kiện để phấn đấu đạt sản lượng lúa cả năm trên 1,2 triệu tấn. Nhiệm vụ trọng tâm là theo dõi, cảnh báo tình hình sâu bệnh gây hại và chủ động các biện pháp phòng, chống hiệu quả.
Đẩy mạnh sản xuất lúa Thu đông
Tổng cục Thủy lợi cho rằng, từ tháng 6 đến tháng 9-2020 tổng lượng mưa ở ĐBSCL phổ biến xấp xỉ trung bình nhiều năm; sang tháng 10 tổng lượng mưa sẽ cao hơn trung bình nhiều năm từ 15- 30%. Đối với dự báo bão 2020 trên khu vực Biển Đông có xu hướng hoạt động muộn hơn so trung bình nhiều năm và khả năng xuất hiện từ 11-13 cơn bão, áp thấp nhiệt đới. Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia nhận định, ít có khả năng xuất hiện lũ sớm ở đồng bằng Nam bộ. Đỉnh lũ năm 2020 ở đầu nguồn sông Cửu Long trên sông Tiền tại Tân Châu và sông Hậu ở Châu Đốc dự báo dao động từ báo động 1 đến báo động 2, thấp hơn trung bình nhiều năm từ 0,2-0,4m. Thời gian xuất hiện đỉnh lũ vào khoảng cuối tháng 9-2020.
Từ những dự báo trên, ông Lê Thanh Tùng, Phó cục trưởng Cục Trồng trọt cho biết vụ lúa Thu đông 2020 ở ĐBSCL dự kiến có 2 phương án sản xuất. Theo đó, phương án 1, ước gieo sạ 750.000ha, tăng 25.800ha so với cùng kỳ 2019; sản lượng ước đạt 4,1 triệu tấn, tăng 215.000 tấn. Trong tháng 6 sẽ bắt đầu gieo sạ hơn 286.000ha và kết thúc xuống giống vào tháng 9. Qua theo dõi khoảng 5 năm gần đây diện tích lúa Thu đông ở ĐBSCL dao động 730.000-770.000ha; do đó, phương án 1 được cho là khả thi nhất. Đối với phương án 2, dự kiến xuống giống 800.000ha, tăng 75.800ha so với cùng kỳ; sản lượng ước đạt 4,4 triệu tấn, tăng 492.000 tấn. Nguyên nhân là do dự báo năm 2020 lũ nhỏ, cộng với giá lúa đang cao nên cần tăng cường sản xuất vụ Thu đông. Ngoài ra, việc tăng xuống giống lúa Thu đông cũng nhằm bù đắp một phần thiếu hụt của vụ Đông xuân 2019-2020 do ảnh hưởng hạn, mặn… Còn vụ lúa mùa ở ĐBSCL sẽ gieo sạ hơn 176.000ha, tăng 5.800ha; sản lượng ước đạt 845.000 tấn, tăng 65.000 tấn. Thời gian xuống giống từ tháng 7 đến tháng 8 đối với vùng sản xuất tôm - lúa và tháng 9 đối với vùng trồng lúa mùa một vụ.
Sản xuất lúa năm 2020 ở ĐBSCL nỗ lực đạt thắng lợi. Ảnh: H.TÂN
Sở NN&PTNT Hậu Giang cho biết cũng đã có thông báo thời gian xuống giống vụ lúa Thu đông năm 2020 trên địa bàn tỉnh gồm 3 đợt. Trong đó, đợt 1 từ ngày 8 đến 16-6; đợt 2 từ ngày 2 đến 10-7; đợt 3 từ ngày 30-7 đến 7-8-2020. Riêng đối với lúa Thu đông ở một số vùng xuống giống trễ cần kết thúc trước ngày 31-8-2020. Hiện nay, diện tích lúa Hè thu gieo sạ sớm tại huyện Châu Thành A, Vị Thủy đã thu hoạch, nông dân bắt đầu xuống giống. Đối với diện tích lúa Hè thu thu hoạch muộn sẽ xuống giống ở khu vực có hệ thống đê bao kiên cố, điều kiện thoát nước tốt, chủ động bơm tát để hạn chế nước lũ gây ngập úng. Ngành nông nghiệp tỉnh lưu ý tùy theo tình hình rầy nâu di trú vào đèn và tình hình thực tế về thời tiết, thủy văn mà từng địa phương theo dõi để quyết định thời gian xuống giống lúa Thu đông hợp lý. Bên cạnh đó, mùa mưa năm 2020 diễn biến rất phức tạp, nông dân cần thường xuyên theo dõi thông tin dự báo thời tiết để hạn chế thấp nhất thiệt hại do mưa bão khi quyết định xuống giống.
Ông Nguyễn Thanh Hùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp bộc bạch, qua khoảng 2 quý đầu năm 2020, tình hình xuất khẩu gạo ở tỉnh tăng khoảng 20% về sản lượng và 12% về giá trị. Trước những thuận lợi trên nên tỉnh tiếp tục yêu cầu các địa phương phối hợp cùng nông dân gieo sạ sớm vụ lúa Thu đông nhằm thu hoạch trước khi lũ về. Sau đó, theo dõi chặt diễn biến thời tiết, mực nước… để sản xuất sớm vụ Đông xuân 2020-2021 đảm bảo thắng lợi.
Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Lê Quốc Doanh nhận định, năm 2020 toàn vùng ĐBSCL hứng chịu hạn hán và xâm nhập mặn đến sớm, kéo dài, diễn biến rất phức tạp; cộng với dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng cho sản xuất. Tuy nhiên, với sự chỉ đạo sâu sát của Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của Bộ NN&PTNT và các tỉnh, thành, cùng ngành chức năng, hợp tác xã, nông dân… đã mang lại thắng lợi mỹ mãn trong vụ lúa Đông xuân vừa qua và hiện nay đang hướng tới một vụ Hè thu thành công về năng suất lẫn giá cả. Từ kết quả đó, Bộ NN&PTNT sẽ quyết tâm cùng các địa phương tổ chức sản xuất tốt nhất của 2 vụ lúa còn lại là vụ Thu đông và vụ mùa trong năm 2020 này. Nỗ lực cao nhất để đạt 43 triệu tấn lúa trong năm 2020 mà Chính phủ giao, nhằm đảm bảo an ninh lương thực và phục vụ tốt cho nhu cầu xuất khẩu…
H.TÂN - H.THU
09:06 22/11/2024
(HG) - Sáng ngày 21-11, Ban quản lý Khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao Hậu Giang phối hợp với Trường Đại học Cần Thơ và các đơn vị liên quan tổ chức lớp tập huấn quy trình trồng măng tây theo tiêu chuẩn VietGAP
09:01 22/11/2024
(HG) - Thông tin từ Sở NN&PTNT tỉnh, sau thời gian thực hiện xây dựng các chuỗi giá trị có kiểm soát chất lượng an toàn thực phẩm gắn với liên kết sản xuất, tiêu thụ nông sản trên địa bàn tỉnh, hiện toàn tỉnh đã có 22 chuỗi với tổng diện tích 203ha được cấp xác nhận sản phẩm an toàn thực phẩm.
07:27 22/11/2024
Phong trào xây dựng nông thôn mới được các địa phương cả nước đẩy mạnh thực hiện và đã mang lại nhiều kết quả tích cực.
08:59 21/11/2024
Đến hẹn lại lên, thời điểm này, các nhà vườn chuyên làm trái cây tạo hình trên địa bàn tỉnh đang tất bật các khâu để chuẩn bị sản phẩm ưng ý nhất, kịp tung ra thị trường dịp cuối năm, đáp ứng nhu cầu chưng tết của khách hàng.
09:53 19/11/2024
Theo phân tích, đánh giá của chuyên gia, nhà khoa học và ngành chức năng tỉnh thì trong thời gian tới, sản xuất nông nghiệp ở Hậu Giang phải đối mặt với không ít khó khăn, trở ngại; vì vậy, ngành nông nghiệp tỉnh cần sớm đề ra những hướng đi mới mang tính trọng tâm và đột phá hơn.
09:07 19/11/2024
Từ loại trái cây bình dân, thời gian gần đây, giá trái mãng cầu xiêm luôn ở mức cao mang về thu nhập ổn định cho nông dân. Từ đó, nhiều nhà vườn tích cực chăm sóc, mở rộng diện tích cây trồng này.
08:20 19/11/2024
Trong những năm gần đây, việc kết hợp các nguồn lực từ Nhà nước cùng sự đóng góp tích cực của người dân đã giúp nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh phát triển, tạo nền tảng xây dựng nông thôn mới và phát triển bền vững trong tương lai.
17:56 18/11/2024
Không bị ảnh hưởng bởi thời tiết, có thể sản xuất quanh năm là những ưu điểm của mô hình trồng nấm rơm ứng dụng kỹ thuật chất trên kệ tại Khu Nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao (KNNƯDCNC) Hậu Giang. Đặc biệt, việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất đã nâng cao năng suất, cho hiệu quả kinh tế ổn định.
07:00 18/11/2024
(HG) - Vào thời điểm này, nông dân trên nhiều cánh đồng lúa của tỉnh tất bật vệ sinh đồng ruộng và tiến hành gieo sạ vụ lúa Đông xuân 2024-2025.
08:46 15/11/2024
(HG) - Ngành nông nghiệp tỉnh cho biết, các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng diện tích các mô hình liên kết với doanh nghiệp sản xuất và bao tiêu sản phẩm. Tăng cường khuyến cáo nông dân áp dụng các biện pháp kỹ thuật canh tác giảm giống, phân bón, thức ăn, tận dụng tốt các phụ phế phẩm để tạo nguồn phân bón hữu cơ góp phần đảm bảo sức khỏe cho cây trồng, giảm bớt chi phí đầu tư, nâng cao hiệu quả trên cùng diện tích canh tác cho nông dân.
09:24 25/11/2024
Đây là chương trình nghệ thuật năm 2024, do Trung tâm Văn hóa tỉnh xây dựng. Hơn 10 tác phẩm thể hiện được sự đa dạng, từ truyền thống đến hiện đại, thể hiện khát vọng Hậu Giang hòa chung dòng chảy sự phát triển của đất nước...
09:24 25/11/2024
Sau đợt đến khảo sát tại Trường Chính trị Hậu Giang mới đây, PGS.TS Hoàng Phúc Lâm, Phó Bí thư Đảng ủy, Phó Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh nhấn mạnh: Trường Chính trị tỉnh Hậu Giang đã đạt 55/55 chỉ tiêu trong 6 nhóm tiêu chí theo Quy định 11 của Ban Bí thư về Trường Chính trị chuẩn mức 1. Trong đó, có 10 chỉ tiêu vượt so với quy định. Thành công của trường là đã xây dựng và thực hiện đạt 3 đột phá quan trọng.
09:23 25/11/2024
Vì thiếu thông tin và mong muốn xuất khẩu lao động với thủ tục đơn giản, chi phí thấp, nên một số người dân đã tìm đến các cá nhân, công ty môi giới mà không tìm hiểu kỹ vấn đề liên quan, từ đó rơi vào bẫy của đối tượng lừa đảo.
09:22 25/11/2024
Cát sông không phải là vô tận, do vậy việc nghiên cứu khảo sát trữ lượng cũng như sớm tìm giải pháp thay thế cũng là cách đảm bảo cho tiến độ của cao tốc tại ĐBSCL.