Thứ Tư, ngày 26/08/2020 | 17:18
Trước những khó khăn, tổn thất mà người dân vùng ĐBSCL đã và đang gánh chịu có liên quan đến nguồn nước từ thượng nguồn sông Mekong và trước tình hình biến đổi khí hậu tác động thì vấn đề an ninh nguồn nước đang là bài toán khó được ngành chức năng, các chuyên gia, nhà khoa học tìm cách hóa giải nhằm giúp người dân vùng ĐBSCL an tâm sinh sống và sản xuất.
Nạo vét hệ thống kênh để trữ nước mưa, nước lũ được xem là một trong những giải pháp hữu hiệu đảm bảo nguồn nước phục vụ sản xuất nông nghiệp cho vùng ĐBSCL.
Cần có góc nhìn mới về an ninh nguồn nước
Theo nguyên Viện trưởng Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam Nguyễn Ngọc Anh, đối với ĐBSCL, nếu như hơn 30 năm trước, vấn đề nước thường chỉ được quan tâm ở góc độ ngập lũ - thiệt hại do lũ, đặc biệt là lũ lớn thì hơn 10 năm trở lại đây vấn đề cạn kiệt nguồn nước, hạn hán, xâm nhập mặn và ô nhiễm môi trường diễn biến ngày càng phức tạp, nguy cơ ngày càng cao, tác động đối với kinh tế và đời sống xã hội ngày càng lớn hơn, khiến chúng ta phải quan tâm hơn. Lũ dù lớn cũng có thể ứng phó, nhưng cạn kiệt nếu tiến đến giới hạn cực thấp thì nguy cơ là không thể lường trước được. Do vậy, ngày nay, lũ nhỏ, hạn hán và xâm nhập mặn trở thành mối nguy cao nhất, tiềm tàng nhất đối với sự phát triển và phát triển bền vững của ĐBSCL.
Nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường và biến đổi khí hậu của nước ta cũng chia sẻ, trong quá trình tồn tại và phát triển của một quốc gia hay một vùng lãnh thổ, nước luôn đóng vai trò cực kỳ quan trọng. Ở ĐBSCL, nơi mà sản xuất nông nghiệp vẫn là hoạt động chính thì nước lại càng quan trọng hơn. Nằm ở hạ lưu và giáp biển nên mỗi tác động từ thượng lưu xuống và mặn từ biển vào, khi tiếp cận với nguồn nước của đồng bằng này đều được khuyếch đại cao hơn nhiều lần, do vậy chúng phải được nhận biết một cách rõ ràng và tường minh hơn. Nhận biết đầy đủ và thấu đáo những vấn đề về nước ở ĐBSCL sẽ cho chúng ta hiểu hơn những cơ hội và thách thức trong điều kiện thiên tai và nhân tai ngày càng rõ nét, từ đó đề ra những giải pháp căn cơ nhất, chuẩn mực nhất, chiến lược nhất để phát triển bền vững đồng bằng này trước các nguy cơ hiện hữu và tiềm ẩn trong tương lai.
Ông Trần Hồng Hà, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, thông tin: Hiện Việt Nam có tài nguyên nước thuộc loại trung bình trên thế giới, song ẩn chứa nhiều yếu tố kém bền vững. Nếu chỉ xét lượng nước trên lưu vực sông vào mùa khô nước ta thuộc vào vùng phải đối mặt với tình trạng thiếu nước, một số khu vực như Đông Nam bộ, Nam Trung bộ, Tây Nguyên thuộc loại khan hiếm nước. Tổng trữ lượng nước mặt của Việt Nam khoảng 830-840 tỉ m3, trong đó khoảng 63% lượng nước là từ nước ngoài chảy vào nước ta. Đối với ĐBSCL, mỗi năm nguồn nước về khoảng 450 tỉ m3; trong đó 2/3 là từ nước ngoài về. Trong khi đó mỗi năm vùng này chỉ dùng hết 20 tỉ m3. Vậy tại sao lại thiếu nước? Lý do thiếu nước đầu tiên là thời tiết cực đoan như năm nay, ngay thượng nguồn sông Mekong không có mưa và các nước thượng nguồn cũng bị hạn. Thứ hai là biến đổi khí hậu và nước biển dâng, triều cường lên quá cao nên mặn vào sâu và không rút ra được. Vùng này thường thiếu nước từ tháng 12 năm trước đến tháng 4 năm sau.
Từ thông tin của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Nguyễn Hoàng Hiệp cho rằng, đến thời điểm này thì càng cần phải đặt ra một bài toán, một câu chuyện về an ninh nguồn nước. An ninh nguồn nước đặt ra trong rất nhiều phương diện, nhưng có hai yếu tố chính là đảm bảo đủ nước, chủ động cân đối được nguồn nước và nguồn nước không được ô nhiễm. Vì thế, bằng các giải pháp điều tiết đảm bảo an ninh nguồn nước, Bộ NN&PTNT sẽ cùng với các tỉnh ĐBSCL và nhà nghiên cứu tìm giải pháp đầu tư. Trong đó, những công trình quan trọng sẽ làm trước; còn những công trình có thể gây ra những tác động ảnh hưởng thì phải tính toán cụ thể và đầu tư sau.
Động thái tích cực
Từ những khó khăn mà người dân ĐBSCL đang gánh chịu và xác định an ninh nguồn nước đang là vấn đề cấp thiết cho ĐBSCL nên vào đầu tháng 8 vừa qua, Ủy hội sông Mê Kông (MRC) đã đề nghị các quốc gia ở tiểu vùng sông Mekong tổ chức kêu gọi Trung Quốc tăng cường xả nước từ các đập thủy điện và hồ chứa ở thượng nguồn, trong bối cảnh mực nước sông Mekong liên tục xuống thấp. Báo cáo của MRC cho biết, mực nước sông Mekong đã rơi xuống mức thấp kỷ lục trong năm thứ hai liên tiếp, do lượng mưa giảm và hoạt động của các đập thủy điện từ Trung Quốc, Lào, Campuchia trên sông Mekong làm cho mực nước thấp và ảnh hưởng đáng kể đến cộng đồng dân cư ở các quốc gia thuộc tiểu vùng sông Mekong như Campuchia, Lào, Thái Lan, Việt Nam.
Ông Lê Đức Trung, Chánh Văn phòng Thường trực Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam, cho rằng: Trong 10 năm gần đây, các đợt hạn hán trên lưu vực sông Mekong đều gắn với các chu kỳ mưa ít, đặc biệt trong mùa khô 2020. Mưa ít, nhiệt độ cao, lượng bốc hơi nhiều dẫn đến hệ quả là buộc phải gia tăng sử dụng nước để bù lại lượng nước thiếu do mưa, kéo theo việc các hồ chứa, ao hồ buộc phải tích nước. Các yếu tố này góp phần làm trầm trọng thêm tình hình hạn hán ở hạ du, nhất là trong mùa khô năm 2015-2016 và mùa khô 2019-2020 vừa qua. Từ tính cấp thiết trên, Ủy ban sông Mê Kông Việt Nam đã liên tục có những động thái tích cực nhằm cứu vãn tình hình nguồn nước cho vùng ĐBSCL.
Ngoài những động thái tích cực của Ủy ban Mê Kông Việt Nam thì nhiều chuyên gia, nhà khoa học trong và ngoài nước cũng đưa ra nhiều giải pháp cho việc giải bài toán mang tính cấp thiết về an ninh nguồn nước ở ĐBSCL. Cụ thể, các chuyên gia, nhà khoa học kiến nghị cơ quan chức năng cần tăng cường hiệu lực thực thi Luật Tài nguyên nước, trong đó trọng tâm là xây dựng hệ thống giám sát tài nguyên nước và giám sát hoạt động khai thác nước dưới đất của toàn vùng để theo dõi, phát hiện những công trình khai thác nước dưới đất bị suy giảm mực nước quá mức và kịp thời xử lý; từ đó thiết lập được hành lang bảo vệ nguồn nước. Bên cạnh đó, tiến hành nâng cấp và hiện đại hóa quan trắc khí tượng thủy văn và tài nguyên nước, giám sát biến động bùn cát trên sông Mekong; đồng thời tăng cường công tác dự báo, cảnh báo sớm và chính xác về tình hình hạn, mặn để các địa phương có kế hoạch khuyến cáo người dân chủ động bố trí sản xuất cho phù hợp.
Song song đó, tập trung xây dựng giải pháp tổng thể về quản lý, khai thác tài nguyên nước; trước mắt hoàn thành và triển khai thực hiện quy hoạch điều tra cơ bản và quy hoạch tổng hợp tài nguyên nước vùng ĐBSCL để trên cơ sở này sẽ tiến hành xây dựng hoặc điều chỉnh quy hoạch các ngành sử dụng nước, phát triển đô thị, hạ tầng cho phù hợp với tình hình thực tế. Ngoài ra, các địa phương nghiên cứu và đầu tư các biện pháp trữ nước ngọt cho toàn vùng như: xây dựng hồ chứa nước ngọt ở những vùng phù hợp; đầu tư mở rộng, nạo vét hệ thống kênh, rạch trong các vùng nội đồng để trữ nước mưa, nước lũ; cũng như có chương trình vận động và hỗ trợ người dân vùng ven biển, vùng thường xuyên chịu xâm nhập mặn dụng cụ chứa nước mưa quy mô hộ gia đình. Mặt khác, cương quyết không cho mở rộng vùng đê bao triệt để nhằm duy trì và khôi phục các vùng trữ nước ngọt vào mùa mưa lũ cho đồng bằng và hướng đến giảm dần diện tích canh tác lúa mùa lũ.
Phó Giáo sư, Tiến sĩ Đoàn Văn Cảnh, Chủ tịch Hội Địa chất thủy văn Việt Nam, đề xuất: Chúng ta vừa khai thác vừa kết hợp triển khai giải pháp bổ sung nhân tạo cho nước dưới đất ở những vùng có điều kiện thuận lợi. Đặc biệt ở các thành phố, diện tích đang bố trí các giếng khoan khai thác nước cần thực hiện ngay giải pháp thu gom nước mưa đưa xuống lòng đất trong giới hạn hình phễu hạ thấp mực nước để kịp thời bù lại lượng nước đang khai thác, chống cạn kiệt nguồn nước, bảo vệ nước nhạt trước sự xâm nhập của nước mặn từ xung quanh chảy đến. Còn ở những vùng phân bố nước mặn, tiến hành thu gom nước mưa đưa xuống nhằm làm nhạt hóa tạo ra các thấu kính nước nhạt nhân tạo trong lòng đất.
Cùng chia sẻ giải pháp về nguồn nước cho ĐBSCL, ông Robbert Moree, Điều phối viên chương trình đồng bằng, Bộ Cơ sở hạ tầng và Quản lý, cho rằng: “Ngày hôm nay, chúng ta hiểu rằng chúng ta cần thay đổi hành vi và thực tiễn của mình trong quản lý nguồn nước cho ĐBSCL. Để làm được điều trên thì kinh nghiệm của nước Hà Lan chúng tôi từng thực hiện là cần có sự tham gia và hành động của chính quyền các cấp từ địa phương, khu vực đến quốc gia; đồng thời có sự chung sức của ngành công nghiệp, nông nghiệp, người dân, các tổ chức tài chính và tổ chức phi Chính phủ về môi trường, biến đổi khí hậu”.
Ngoài những định hướng trên, nhiều chuyên gia còn cho rằng, cần tiếp tục triển khai những giải pháp căn cơ cho vùng ĐBSCL. Trong đó, trọng tâm là các mô hình thích ứng hạn mặn, tiết kiệm nước, mô hình kè sinh thái chống sạt lở cũng được xem là hướng đi đột phá và đã mang lại nhiều hiệu quả cho người dân vùng ĐBSCL.
Bài, ảnh: H.THU - H.PHƯỚC
Bài 4: Giải pháp căn cơ cho ĐBSCL
18:37 26/01/2025
Ở cái xứ một tiếng gà gáy 3 tỉnh đều nghe (xã Lương Nghĩa, huyện Long Mỹ - vùng giáp ranh giữa Hậu Giang, Bạc Liêu, Kiên Giang) trước đây nông dân chỉ làm 2 vụ lúa/năm nhưng năng suất cũng rất bấp bênh. Giờ đây, người dân vùng này đã phất lên nhờ biết sống “thuận thiên”.
16:23 26/01/2025
(HGO) - Nhằm chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý, kiểm soát giết mổ động vật để đảm bảo nguồn cung thực phẩm có nguồn gốc động vật chất lượng, an toàn trong dịp trước, trong và sau Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hậu Giang vừa yêu cầu Chi cục Chăn nuôi, Thú y - Thủy sản, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Phòng Kinh tế các huyện, thị xã, thành phố tăng cường công tác kiểm tra
14:38 26/01/2025
Cùng những tin tức đáng chú ý khác, mời Quý độc giả theo dõi: Việt Nam là thị trường lớn nhất của hạt điều Campuchia; TP. Hồ Chí Minh: Tiêu hủy hơn 18.000 chai bia Heineken Pháp; Giá vàng chiều nay phá kỷ lục 3 tháng
10:18 26/01/2025
Năm 2024 khép lại, Hậu Giang đã hoàn thành cơ bản các chỉ tiêu trọng yếu của cả nhiệm kỳ 2020-2025.
14:55 25/01/2025
Năm qua, mặc dù còn nhiều khó khăn, thách thức, nhưng với tinh thần quyết liệt, đổi mới trong lãnh đạo, chỉ đạo và khát vọng vươn lên, thành phố Vị Thanh đã đạt được những kết quả tích cực.
14:52 25/01/2025
Khi tiết trời se lạnh báo hiệu một mùa xuân nữa lại về cũng là lúc Đảng bộ thành phố Vị Thanh đón nhận tin vui - hoàn thành đạt và vượt các chỉ tiêu Nghị quyết năm 2024.
09:43 25/01/2025
Với mục tiêu nâng cao độ tin cậy, sự hài lòng của khách hàng, giảm tổn thất điện năng, thời gian qua, Công ty Điện lực Hậu Giang đã triển khai nhiều giải pháp, vận hành lưới điện tối ưu nhất mà vẫn đảm bảo an toàn, hạn chế sự cố.
06:26 24/01/2025
Nhờ uy tín, chất lượng ngày càng được cải tiến, nhiều mặt hàng nông sản ở ĐBSCL đã khẳng định được vị thế trong xuất khẩu, mang về giá trị cao cho doanh nghiệp và người dân.
06:25 24/01/2025
Với tình hình thời tiết hiện nay nắng mưa xen kẽ, sáng sớm se lạnh kèm theo sương mù là điều kiện thuận lợi cho dịch hại xuất hiện và tấn công trên các trà lúa Đông xuân;
06:20 24/01/2025
Những ngày cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ, không khí mua sắm đã bắt đầu trở nên sôi động.
08:08 27/01/2025
(HGO) - Tối 28-1, nhằm 29 tết, sau chương trình nghệ thuật đêm Giao thừa, đồng loạt 8 điểm tại 8 huyện thị trong tỉnh sẽ trình diễn những màn pháo hoa rực rỡ, đặc sắc để phục vụ Nhân dân, chào đón năm mới với niềm tin và kỳ vọng mới.
06:33 27/01/2025
Ngồi nghỉ ngơi sau buổi làm việc mệt nhọc, dưới những tán cây nhãn Ido đang cho trái xum xuê, ông Ba Cầu (Diệp Văn Cầu), ở ấp Nhơn Phú, xã Nhơn Nghĩa A, huyện Châu Thành A, cười rôm rả, cất cái giọng đầy chất hào sảng của người miền Tây rặt: “Có ai nghĩ cũng là nhãn mà bán giá 1kg tới 2 triệu đồng đâu chớ”.
06:30 27/01/2025
Ngày xuân, nghe chuyện thủ lĩnh đoàn tiếp lửa cho thanh niên khởi nghiệp thành công thật cuốn hút; chuyện của chị em khởi nghiệp làm giàu thì càng hấp dẫn biết chừng nào !
06:28 27/01/2025
Khép lại năm 2024, Công đoàn Hậu Giang với chủ đề “Đoàn kết công nhân - Triển khai nghị quyết”, hoàn thành xuất sắc 3 nhiệm vụ đột phá đăng ký được Ban Thường vụ Tỉnh ủy giao, 11 chỉ tiêu Tổng Liên đoàn giao và 24 chỉ tiêu Liên đoàn Lao động tỉnh (LĐLĐ) đề ra.