Ký ức một thời vững tay bút, chắc tay súng !

Thứ Ba, ngày 18/04/2023 | 05:15

Những ngày tháng 4 lịch sử, trở lại Trường Tây Đô - Nguyễn Việt Hồng (tỉnh Cần Thơ cũ) thời ấy, nay là Trường THPT Tây Đô (huyện Long Mỹ), lại thấy tự hào khi nghe những câu chuyện dạy chữ, dạy người thời chiến, để mỗi thầy cô hôm nay viết tiếp truyền thống đầy vẻ vang của giáo dục tỉnh nhà.

Giờ học lịch sử ứng dụng công nghệ thông tin của Trường THPT Tây Đô, tìm hiểu về ý nghĩa lịch sử ngày 30-4-1975.

Học hành và chống giặc...

Trường Tây Đô - Nguyễn Việt Hồng được xem là tiền thân của Trường THPT Tây Đô (huyện Long Mỹ, tỉnh Hậu Giang) và Trường THPT Nguyễn Việt Hồng (quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ).

Chuyện học hành thời kháng chiến khó khăn, gian khổ, nguy hiểm được những nhân chứng sống, con người thật kể lại khiến nhiều người bất ngờ. Thầy Ngô Chi Lăng, một trong những giáo viên dạy đầu tiên của Trường Tây Đô (tên gọi khi mới thành lập là Trường Phổ thông nội trú cấp II Tây Đô), hồi tưởng: “Trường lớp thời chiến không như bây giờ ở đâu yên đó, khang trang và hiện đại, thời đó mái trường của chúng tôi “di động”, đơn giản lắm. Trường thành lập năm 1964, có 3 phân hiệu nhưng phân tán ở các huyện Long Mỹ, huyện Ô Môn và huyện Châu Thành - Phụng Hiệp, do Nhân dân xây cất tạm. Đầu tiên ở ấp 6, xã Vĩnh Viễn; ở ấp 2, xã Xà Phiên, chỉ có 2 lớp nhưng không bao lâu thì địch ném bom cháy rụi. Hồi đó tôi dạy lớp 5, trò linh động học ngoài vườn, bên các hầm tránh pháo, lấy thùng đạn đại liên làm ghế, lấy đầu gối làm bàn viết. Một tấm bảng đen treo trên cành cây là phương tiện duy nhất cho giáo viên chúng tôi dạy”.

 Nhiều lần sáng sớm giặc càn, thầy trò nhờ có người dân giúp ẩn náu dưới hầm tránh giặc, ngụp lặn trong sình lầy, nước lạnh thấu xương cả ngày đêm nhưng khi thấy an toàn lại về học. Hay hình ảnh học sinh Trương Hoài Vũ, phân hiệu Long Mỹ, mỗi khi di dời điểm học, em luôn cõng trên lưng cái bồng bột, với cái nồi nấu cơm to, cùng cây súng trường dài tận gối để sẵn sàng di chuyển trong mọi tình huống khẩn cấp. “Thầy trò tự lo cơm ăn, nước uống, chỗ học, chỗ ngủ và tự bảo vệ an toàn, khi cần thì trực tiếp chiến đấu với kẻ thù, dù phải đối diện hy sinh gang tấc nhưng lòng chúng tôi không nao núng. Chuyện buông tay viết, cầm chắc tay súng đã quá quen thuộc. Học hành và chống giặc luôn là 2 nhiệm vụ quan trọng hàng đầu. Bởi khi chiến tranh kết thúc, với kiến thức tiếp thu, các em sẽ kiến thiết quê hương mình, diệt “giặc đói”, “giặc dốt”.

Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước đầy hào hùng đó, đã có 8 giáo viên và hơn 80 học sinh của trường hy sinh.

Bà Phạm Thị Ngọc Ánh (cựu học sinh Trường Tây Đô, cựu giáo viên Trường Nguyễn Việt Hồng) thổ lộ: “Giai đoạn 1972-1975, việc dạy và học cực kỳ nguy hiểm, giặc càn quét, đánh phá dữ dội. Tôi khi đó đã được đi học và đào tạo trở thành một giáo viên, đựơc giao nhiệm vụ dạy lớp 2, bên kia sông Hỏa Lựu vào năm 1973. Ngoài giờ học thì cô trò tổ chức sản xuất tự túc, học tập quân sự, được trang bị súng, đêm canh gác bảo vệ an toàn tính mạng cho học trò mình. Vui lắm, bà con đi tiếp tế lương thực thường là chuối, gạo, khoai mà cô trò vui như được vàng”. Khi đó, thầy Lê Thành Nghiệp, Hiệu trưởng Trường Nguyễn Việt Hồng (giai đoạn 1972-1975) là người đã tiếp thêm lửa đam mê nghề giáo cho cô giáo Ánh. Chiến tranh, chuyện cơm, áo của thầy, trò đều thiếu thốn, nhưng ban giám hiệu trường luôn tranh thủ trên đường đi công tác chặt từng lóng tre già về cho học sinh vót làm đũa, ghé nhà quen xin vài bộ quần áo, chiếc chiếu, cái khăn cho học sinh nghèo… Trách nhiệm, tình thương của các giáo viên dành cho học trò y như những người thân trong cùng một gia đình lớn, thương yêu, quan tâm, truyền thụ tri thức cho nhau.

Tiếp nối truyền thống hào hùng

Học sinh của Trường Tây Đô - Nguyễn Việt Hồng lúc ấy ra trường đều tham gia công tác và phần lớn tham gia lực lượng vũ trang: Tiểu đoàn Tây Đô của tỉnh Cần Thơ, Quân khu 9, Trung ương Cục miền Nam và cung cấp nguồn lực chuẩn bị Tổng tấn công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968… Tuy khó khăn, trọng trách ngày càng nặng nề hơn nhưng biết bao thế hệ những thầy, cô giáo ấy đã góp sức không nhỏ vào sự nghiệp đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài cho đất nước và đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc. Trong quá trình đào tạo, trường đã bồi dưỡng cho hơn 2.000 học sinh. Nhiều cán bộ từng là học sinh của trường đã và đang giữ nhiều chức vụ chủ chốt ở các cơ quan Trung ương và địa phương. Sau nhiều lần đổi tên, sáp nhập theo tình hình thực tế nhu cầu đào tạo cán bộ. Đến năm 1985, trường hoàn thành sứ mệnh lịch sử và giải thể.

Ông Nguyễn Hoàng Liêm, Hiệu trưởng Trường THPT Tây Đô, huyện Long Mỹ, cho biết: “Thầy và trò chúng tôi rất tự hào khi trường tọa lạc trên vùng đất Vĩnh Viễn, Long Mỹ giàu truyền thống cách mạng, tinh thần hiếu học rực sáng và mang tên Trường THPT Tây Đô anh hùng. Thầy cô thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước vừa là nhà giáo tận tâm, vừa là những chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng, trên mặt trận chống quân thù, luôn là niềm tự hào của biết bao thế hệ học trò tiếp bước”.

Phát huy truyền thống cha anh, thầy và trò trường luôn thi đua dạy tốt - học tốt, chủ động, đổi mới, sáng tạo, xây dựng môi trường học tập thân thiện, chất lượng, đoàn kết, sáng tạo… Từ trường vùng sâu, còn nhiều khó khăn, thiếu thốn trang thiết bị giảng dạy trong những ngày đầu thành lập (năm 2010), thì nay với sự đổi mới phương pháp dạy, tập trung giải pháp đột phá là phát triển nghiên cứu khoa học trong nhà trường, đẩy mạnh giáo dục mũi nhọn, tăng cường chuyển đổi số… trường đang nâng cao chất lượng đào tạo toàn diện. Năm 2015, trường được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức độ 1, năm 2018 trường đạt kiểm định chất lượng giáo dục mức độ 2. Từ năm 2010 đến nay, luôn đạt danh hiệu tập thể lao động xuất sắc, 3 lần nhận Cờ thi đua của UBND tỉnh, đơn vị dẫn đầu khối THPT, hàng năm tỷ lệ học sinh xếp loại học lực khá, giỏi từ 63-68%; tốt nghiệp THPT trên 98%, 100% giáo viên đạt chuẩn, 8 giáo viên trình độ thạc sĩ, 4 học sinh giỏi cấp quốc gia...

Dù giai đoạn nào, Đảng và Nhà nước luôn xác định rõ “Giáo dục là quốc sách hàng đầu” và “Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Với quan điểm xuyên suốt đó, ngành giáo dục và đào tạo tỉnh luôn được quan tâm, đầu tư hoàn thiện mạng lưới trường lớp, trang thiết bị dạy và học được tăng cường, đội ngũ nhà giáo được nâng tầm, không ngừng nỗ lực nâng cao chất lượng dạy và học, đáp ứng nhu cầu đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Bà Nguyễn Hoài Thúy Hằng, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, cho biết: “Hướng về kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2023), các trường đẩy mạnh công tác tuyên truyền, tổ chức đa dạng các hoạt động ý nghĩa, thiết thực, phù hợp, tổ chức thăm, chăm sóc mẹ Việt Nam anh hùng, các khu di tích lịch sử cách mạng ở tại địa phương… Làm sao để mỗi thầy cô giáo, học sinh phát huy hơn nữa truyền thống cách mạng hào hùng của dân tộc, nâng cao lòng yêu nước, yêu nghề, trách nhiệm của bản thân rèn đức, luyện tài phấn đấu vì quê hương, đất nước phồn vinh, phát triển”.

Trong sự nghiệp cách mạng vẻ vang của dân tộc, Hậu Giang có khoảng 738 nhà giáo kháng chiến. Trong đó, có 348 nhà giáo kháng chiến đã hy sinh. Hiện còn khoảng 440 nhà giáo.

Hiện toàn tỉnh có 317 trường học từ mầm non đến THPT, mạng lưới trường lớp được kiện toàn, có 263 trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1 (8 trường tiểu học, 3 trường THCS đạt chuẩn quốc gia mức độ 2), chiếm tỷ lệ 82,97%; tỉnh đạt chuẩn phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, đạt chuẩn xóa mù chữ mức độ 2, đạt chuẩn phổ cập giáo dục tiểu học mức độ 3, đạt chuẩn phổ cập giáo dục THCS mức độ 2; có 125 nhà giáo ưu tú; Hậu Giang là 1 trong 26 tỉnh, thành phố trong cả nước được Bộ Giáo dục và Đào tạo tặng bằng khen hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học 2021-2022...

 

Bài, ảnh: CAO OANH

Xem thêm

Tỉnh đội tổ chức lưu giao lưu văn nghệ kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam

21:05 28/04/2023

(HGO) - Tối 27-4, tại Trung đoàn Bộ binh 114, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức giao lưu văn nghệ với chủ đề “Tự hào người Chiến sĩ Hậu Giang”, để chào mừng kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4,

Họp mặt kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập Ban An ninh tỉnh Cần Thơ

20:54 28/04/2023

(HGO) - Chiều ngày 28-4, Công an tỉnh long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), 62 năm Ngày thành lập Ban An ninh tỉnh Cần Thơ.

Hậu Giang long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

20:43 28/04/2023

(HGO) - Chiều ngày 28-4, Hậu Giang long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), 137 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886-1/5/2023) và 50 năm chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân khu 9 (1973-2023).

Ý nghĩa các hoạt động mừng sự kiện lớn

11:02 27/04/2023

Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc tế Lao động 1-5, cùng các sự kiện lớn khác, huyện Châu Thành A đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa,

Quân và dân tỉnh Hậu Giang: Đánh địch vi phạm Hiệp định Paris năm 1973

08:04 27/04/2023

Sau những thất bại nặng nề về quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, cùng với những tác động từ phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới,

Hướng về các ngày lễ lớn

07:53 26/04/2023

Hòa cùng không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2023), các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Vị Thủy tổ chức các hoạt động tạo nên bầu không khí vui tươi, sôi nổi trên địa bàn.

Trọn nghĩa vẹn tình với đồng đội

08:43 25/04/2023

Đến Khu tưởng niệm tại ấp 6, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, lúc nào cũng gặp ông - Đại tá Đỗ Hà Thái, nguyên cán bộ Phòng Tuyên huấn, Trưởng Ban quân lực Đoàn 6 Pháo Binh, nay là Lữ đoàn pháo binh 6 - Quân khu 9.

Một gia đình giàu truyền thống cách mạng

13:26 23/04/2023

Đó là gia đình ông Nguyễn Phước Thiện (liệt sĩ) và bà Nguyễn Thị Kinh (đã mất), ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, có 8 người con, trong đó 5 người tham gia kháng chiến.

Nhớ lần tham gia mũi thọc sâu đánh đồn Quang Phong

10:12 21/04/2023

Đồn Quang Phong của địch thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cách Cầu Móng khoảng 2,5km về hướng Đông Bắc, có vị trí quan trọng đối với Mỹ - ngụy,

Niềm vui ngày thống nhất như vẫn vẹn nguyên

07:45 20/04/2023

Sau gần nửa thế kỷ, ký ức về ngày giải phóng vẫn được cha ông truyền lại cho thế hệ sau, để nhắc nhớ về một thời dân tộc ta đã gian khổ, hy sinh, chiến đấu quên mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

Tin vắn

18:05 11/10/2024

Giải bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hà Nội mới (ảnh) lần thứ XI - năm 2024, khởi tranh từ ngày 7 đến 10-11, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội).

Biến lợi thế sông nước thành thế mạnh du lịch

14:26 11/10/2024

Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước.

Gặp gỡ đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, gặp gỡ Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ra mắt Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú tỉnh Hậu Giang

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 (khoá X) nhiệm kỳ 2023 - 2028, sơ kết công tác hội quý III; sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quyết định của Trung ương. Dự hội nghị có ông Sầm Hoàng Minh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ.