Trinh sát thời chiến: Tiết trời đông lạnh mà người vẫn đổ mồ hôi

Thứ Hai, ngày 17/04/2023 | 07:57

Chuyện xảy ra nửa thế kỷ trước của trinh sát kiên gan vào sinh ra tử, nhưng nghe lại vẫn như thể đang sóng sánh ánh hào quang. Anh/ông đã nhiều lần đối mặt với lửa đạn đỏ nòng của quân thù tưởng nát thây nơi trận địa, song anh/ông vẫn nhả đạn giáp lá cà, để rồi từng trận chiến viết thêm những trang sử vàng, góp phần cho miền Nam toàn thắng. 

Ông Nguyễn Hoàng Yên sống an nhàn, thường xuyên chăm sóc ao cá cặp nhà.

Có lúc ngồi yên một chỗ chừng 2 tiếng đồng hồ

Anh/ông là Tư Yên - Nguyễn Hoàng Yên, nguyên Chính trị viên Đại đội Trinh sát Trung đoàn 1 U Minh, có đến 6 lần lọt vào ổ phục kích của địch khi trinh sát, công tác mà vẫn an toàn.

Hòa bình lập lại, ông Tư Yên tiếp tục phục vụ trong quân đội một thời gian rồi lui về quê nhà, hiện tư gia ở ấp 5, xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ; ông bà an nhàn bên ruộng vườn mát mẻ...

Những ngày tháng 4 lịch sử, khi hỏi đến chuyện đời lính, ông Tư kể nhiều thứ, dĩ nhiên không quên nghiệp trinh sát sống chết chỉ trong gang tấc được Đảng, Nhà nước tin tưởng giao cho.

Là Chính trị viên Đại đội Trinh sát Trung đoàn 1 U Minh, ông Tư cho biết nếu đủ, Đại đội có trên 100 quân, nhưng giai đoạn ông công tác chỉ hơn 30 người, chia nhau phụ trách nhiều địa bàn Phụng Hiệp, Long Mỹ, Vị Thanh…

“Nghề trinh sát cực lắm, đi đêm là phải thức trắng để hoàn thành nhiệm vụ một cách sớm nhất, an toàn nhất”, ông Tư tâm sự và kể thêm về lần trinh sát Chi khu Long Mỹ:

“Lần đó, bò vô tới hàng dây thép gai của Chi khu để nắm tình hình là cỡ 8 giờ tối, nhưng đến khi ra khỏi là 5 giờ sáng. Vô đây có lúc ngồi yên một chỗ chừng 2 tiếng đồng hồ không di chuyển được, vì địch pha đèn liên tục; pha rồi bắn, có lúc chúng chọi lựu đạn lăn tới chân, nổ chết đồng đội. Mấy chỗ nó nghi nghi là bắn, đèn pha suốt”.

Và ông Tư Yên đúc kết: “Trinh sát phải lợi dụng địa hình, địa vật mà từng bước bò vô, có khi tiết trời đông lạnh mà người mình đổ mồ hôi chứ không phải bình thường đâu”.

Ông Tư nói đâu phải vô ra 1 lần như vậy là xong, phải ra vô nhiều lần nơi đồn bót địch mới nắm hết tình hình. “Để đánh Chi khu Long Mỹ, tính từ khi đi trinh sát, nghiên cứu đến nổ súng là 2 năm rưỡi, nhưng khi đánh còn bị lộ, phải rút quân”, nguyên Chính trị viên Đại đội Trinh sát Trung đoàn 1 U Minh kể lại.

Thoát chết nhiều lần nhưng hễ phân công là đi

Cuối năm 1968 (buổi xế chiều), ông Tư cùng đồng đội hành quân, tham gia đánh đồn ở Rạch Giá, ông đi trước cùng 5, 6 anh em phía sau.

Nhẹ nhàng nhưng cũng cảnh giác cao độ trên đường quê - vùng giải phóng đang tranh chấp với địch, ông Yên thấy nhiều nhà dân cửa đóng then cài, không nghĩ ngợi gì nên bước vào xem tình hình dân mình, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa an toàn.

Khi Tư Yên vừa bước chân tới mí sân nhà thì thấy cánh cửa cái hé ra một tí, biết chẵng lành mà súng thì còn trên vai chứ chưa cầm tay, trong chớp mắt chưa phản ứng kịp thì đạn lửa phun ra rền vang cả một vùng.

Bắn ông và đồng đội hôm đó là biệt kích Mỹ ở Rạch Giá, tỉnh Kiên Giang; bắn liên tục 2 băng AK 60 viên.

Ông Yên nhớ lại: Lửa đạn bay ra đỏ 2 hàng thẳng 2 bên hông. Thật ra khi nghe nổ súng là tụi tôi chết đứng, chỉ đợi khi dứt đạn, theo quán tính, tôi nhảy ngang 1 bên rồi bắn trả quyết liệt.

Nghĩ là không sống sót giây phút đó, nhưng bắn hết 2 băng đạn, địch cũng im hơi lặng tiếng. “Thật ra chúng cũng không mấy gan dạ, nó rút lui ngay vì nếu ở sợ ta bao vây”, Tư Yên kể thêm và ngậm ngùi: Xem lại, tôi và thằng kế không sao, làm như số mình chưa chết, còn 3 đồng chí sau thì hy sinh…

Thoát chết lần đó không làm ông Tư nao núng mà càng hăng hơn khi được giao nhiệm vụ mới.

Đó là lần được phân công đi (đi bộ) nghiên cứu tàu giặc neo đậu để tổ chức đánh ở Cái Nứa - Ba Đình (huyện Vĩnh Thuận, Kiên Giang) vào 1 đêm của năm 1970. Cùng đi với ông có Ba Dũng, Bảy Chung, Út Lép, Hai Nhứt…

Lần mò gần tới hang ổ, đơn vị ông phát hiện địch đậu 2 chiếc tàu cặp mé sông bên Bạc Liêu. Đi trước, Tư Yên thủ sẵn khẩu B41, đồng đội đi sau ủng hộ tinh thần nên đưa thêm cho ông khẩu K54 để có thể phản ứng nhanh hơn và phòng thân chắc chắn.

Xui rủi, đêm ấy địch cũng phòng bị nên nhóm của Tư Yên vừa lọt vào cấm địa thì cũng là lúc đạn quân thù bay ra xối xả như mưa. Chúng bắn dữ dội đến mức lửa từ họng súng khè ra cả khúc. “Súng tôi đeo trên người mà chúng bắn đứt lìa dây, rớt luôn khẩu súng xuống đất mà tôi thì không sao hết, không biết tại sao nữa”, ông Tư kể mà người ngồi nghe lạnh cả sống lưng.

- Vậy lúc đó làm sao ông thoát?

- Lúc đó, theo phản ứng tôi bắn lại 1 trái B41; địch thấy chưa hạ được Việt cộng mà còn ăn đạn nên chúng ngưng bắn, liền lúc đó tụi tôi cũng phóng xuống mương liếp nong ra ngoài. Vì mình lộ rồi nên rút nhanh, tìm cách khác tiếp cận để đánh tàu.

Trong câu chuyện đối mặt với quân thù của nguyên Chính trị viên Đại đội Trinh sát Trung đoàn 1 U Minh Nguyễn Hoàng Yên và đồng đội, người nghe cảm nhận được giây phút sinh tử rõ mồn một, sức nóng của cuộc kháng chiến chống Mỹ - ngụy cứu nước những năm cuối mà Bộ đội Cụ Hồ nếm trải. Các anh biết hy sinh đó, mất mát đó, nhưng vẫn không chút sợ hãi, nao núng, hễ còn sống là đi, là kiên cường đánh diệt: “đánh cho Mỹ cút, đánh cho ngụy nhào”…

Ông Nguyễn Hoàng Yên: Khi Trung đoàn muốn hành quân đi đâu thì trinh sát phải đi trước nắm địa hình, địa vật nơi đó, vẽ luôn bản đồ, thông tin đầy đủ nơi đó bao nhiêu đồn bót, địch có khoảng bao nhiêu vũ khí. Khi đi, trinh sát thường liên hệ với huyện đội, rồi huyện đội ở đó cử 1 tổ dắt đi thực tế chứ mình không biết hết đường sá, không biết nơi ta gài chất nổ… Phải nắm hết để về báo cáo với trên; hàng tuần, hàng tháng còn phải cập nhật báo cáo thêm cho Trung đoàn. Khi được lệnh hành quân, bộ đội sẽ có đủ thông tin về nơi sắp đến như: đồn bót địch, khu giải phóng, khu tranh chấp, nơi nào có nhiều rừng cây rậm rạp… Như vậy, ta mới đóng quân được, chứ như không thì đâu biết chỗ nào an toàn mà đồn trú, ở tầm bậy, địch đổ quân giết hết.

 

Bài, ảnh: TRÍ THỨC

Xem thêm

Tỉnh đội tổ chức lưu giao lưu văn nghệ kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam

21:05 28/04/2023

(HGO) - Tối 27-4, tại Trung đoàn Bộ binh 114, Bộ Chỉ huy Quân sự (CHQS) tỉnh phối hợp với Trung tâm Văn hóa tỉnh tổ chức giao lưu văn nghệ với chủ đề “Tự hào người Chiến sĩ Hậu Giang”, để chào mừng kỷ niệm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước 30-4,

Họp mặt kỷ niệm 62 năm Ngày thành lập Ban An ninh tỉnh Cần Thơ

20:54 28/04/2023

(HGO) - Chiều ngày 28-4, Công an tỉnh long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), 62 năm Ngày thành lập Ban An ninh tỉnh Cần Thơ.

Hậu Giang long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

20:43 28/04/2023

(HGO) - Chiều ngày 28-4, Hậu Giang long trọng tổ chức Họp mặt kỷ niệm 48 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), 137 năm Ngày Quốc tế lao động (1/5/1886-1/5/2023) và 50 năm chiến thắng 75 lượt tiểu đoàn địch của quân và dân khu 9 (1973-2023).

Ý nghĩa các hoạt động mừng sự kiện lớn

11:02 27/04/2023

Kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc tế Lao động 1-5, cùng các sự kiện lớn khác, huyện Châu Thành A đã và đang tổ chức nhiều hoạt động ý nghĩa,

Quân và dân tỉnh Hậu Giang: Đánh địch vi phạm Hiệp định Paris năm 1973

08:04 27/04/2023

Sau những thất bại nặng nề về quân sự trên chiến trường miền Nam Việt Nam và chiến tranh phá hoại miền Bắc, cùng với những tác động từ phong trào phản đối chiến tranh của nhân dân Mỹ và nhân dân yêu chuộng hòa bình trên thế giới,

Hướng về các ngày lễ lớn

07:53 26/04/2023

Hòa cùng không khí sôi nổi chào mừng kỷ niệm 48 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975-30/4/2023), 137 năm Ngày Quốc tế Lao động (1/5/1886-1/5/2023), các cấp, các ngành trên địa bàn huyện Vị Thủy tổ chức các hoạt động tạo nên bầu không khí vui tươi, sôi nổi trên địa bàn.

Trọn nghĩa vẹn tình với đồng đội

08:43 25/04/2023

Đến Khu tưởng niệm tại ấp 6, xã Vĩnh Thuận Tây, huyện Vị Thủy, lúc nào cũng gặp ông - Đại tá Đỗ Hà Thái, nguyên cán bộ Phòng Tuyên huấn, Trưởng Ban quân lực Đoàn 6 Pháo Binh, nay là Lữ đoàn pháo binh 6 - Quân khu 9.

Một gia đình giàu truyền thống cách mạng

13:26 23/04/2023

Đó là gia đình ông Nguyễn Phước Thiện (liệt sĩ) và bà Nguyễn Thị Kinh (đã mất), ở xã Long Phú, thị xã Long Mỹ, có 8 người con, trong đó 5 người tham gia kháng chiến.

Nhớ lần tham gia mũi thọc sâu đánh đồn Quang Phong

10:12 21/04/2023

Đồn Quang Phong của địch thuộc xã Phương Bình, huyện Phụng Hiệp, cách Cầu Móng khoảng 2,5km về hướng Đông Bắc, có vị trí quan trọng đối với Mỹ - ngụy,

Niềm vui ngày thống nhất như vẫn vẹn nguyên

07:45 20/04/2023

Sau gần nửa thế kỷ, ký ức về ngày giải phóng vẫn được cha ông truyền lại cho thế hệ sau, để nhắc nhớ về một thời dân tộc ta đã gian khổ, hy sinh, chiến đấu quên mình để giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

THÔNG TIN CẦN BIẾT
Nhiều mây, có mưa, có nơi mưa vừa, mưa to và rải rác có dông. Gió tây nam cấp 3. Trong cơn dông có khả năng xảy ra lốc, sét và gió giật mạnh.
Thăm dò ý kiến

Theo bạn, điều gì có thể giữ chân và thu hút người tài vào khu vực công?

Tin vắn

18:05 11/10/2024

Giải bóng bàn các câu lạc bộ Hà Nội mở rộng tranh Cúp Báo Hà Nội mới (ảnh) lần thứ XI - năm 2024, khởi tranh từ ngày 7 đến 10-11, tại Nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức (Hà Nội).

Biến lợi thế sông nước thành thế mạnh du lịch

14:26 11/10/2024

Cũng như các tỉnh, thành khác ở miền Tây, Hậu Giang có tiềm năng lớn về du lịch sông nước.

Gặp gỡ đoàn đại biểu dự Đại hội đại biểu toàn quốc MTTQ Việt Nam

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, ông Nghiêm Xuân Thành, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, gặp gỡ Đoàn đại biểu Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh dự Đại hội đại biểu toàn quốc Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lần thứ X, nhiệm kỳ 2024 – 2029.

Ra mắt Câu lạc bộ Nông dân tỉ phú tỉnh Hậu Giang

11:57 11/10/2024

(HGO) – Sáng ngày 10-10, Ban Chấp hành Hội Nông dân tỉnh tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành lần thứ 5 (khoá X) nhiệm kỳ 2023 - 2028, sơ kết công tác hội quý III; sơ kết, tổng kết các nghị quyết, quyết định của Trung ương. Dự hội nghị có ông Sầm Hoàng Minh, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Dân vận Tỉnh uỷ.