Thứ Tư, ngày 30/10/2024 | 09:22
Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị về tinh giản biên chế và cơ cấu lại đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức ra đời nhằm khắc phục tình trạng bộ máy hành chính nhà nước ở nước ta còn cồng kềnh, hoạt động kém hiệu quả; là giải pháp trực tiếp và quyết liệt để đưa những cán bộ, công chức, viên chức không còn phù hợp ra khỏi nền công vụ, tạo điều kiện tuyển dụng những người có đức, có tài để phục vụ đất nước, phục vụ Nhân dân.
Trong Nghị quyết số 39, Bộ Chính trị yêu cầu: “Tinh giản nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao”.
Hậu Giang thuộc nhóm tỉnh có số biên chế thấp nhất cả nước, nhưng đã quyết tâm tinh giản biên chế vượt chỉ tiêu Trung ương giao. Trong 2 giai đoạn 2015-2021 và 2022-2026, toàn tỉnh đã giảm hơn 2.000 biên chế. Dù giảm người, công việc ngày càng tăng nhưng tỉnh luôn thực hiện nhiệm vụ đạt kết quả cao. Từ thực tiễn tại Hậu Giang đã khẳng định tính đúng đắn từ chủ trương tinh giản biên chế của Bộ Chính trị. Vì sao Hậu Giang làm được điều đó ?
Bài 1: Biên chế thấp nhưng tăng trưởng cao
Hậu Giang là tỉnh “sinh sau đẻ muộn” nhất của cả nước (ngày 1-1-2024 tròn 20 năm thành lập), được phân bổ số lượng biên chế không nhiều, thuộc nhóm các địa phương có số biên chế công chức, viên chức thấp nhất cả nước.
Biên chế thấp
Thời điểm mới thành lập, toàn tỉnh có 6 đơn vị hành chính cấp huyện. Sau đó, tỉnh xin chủ trương và được Trung ương chấp nhận việc chia tách, thành lập một số đơn vị cấp huyện với điều kiện không tăng thêm biên chế nên sau mỗi lần chia tách đơn vị hành chính cấp huyện thì biên chế càng mỏng hơn. Đến nay, toàn tỉnh có 8 đơn vị hành chính cấp huyện. Dù số biên chế thấp nhưng xác định tầm quan trọng của Nghị quyết số 39 nên Tỉnh ủy đã quyết liệt lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện.
Từ năm 2015-2021, tỉnh giảm 10,17% biên chế khối các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị xã hội và 10,06% khối chính quyền địa phương, vượt chỉ tiêu Trung ương giao (giảm tối thiểu 10% biên chế của bộ, ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội, tỉnh, thành phố). Trong 2 giai đoạn 2015-2021 và 2022-2026, toàn tỉnh đã giảm hơn 2.000 biên chế.
Theo Quyết định của Bộ Chính trị, trong giai đoạn 2022-2026, biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Hậu Giang là 660 biên chế, thấp nhất cả nước. Về biên chế chính quyền địa phương, tỉnh được giao 14.063 biên chế, xếp thứ 60/63 tỉnh, thành trong cả nước, cao hơn Bắc Kạn (9.817 biên chế), Ninh Thuận (12.158 biên chế) và tỉnh Đắk Nông (13.781 biên chế).
Tăng trưởng cao
Biên chế thấp nhưng khối lượng công việc không giảm, thậm chí tăng hơn nhiều trong bối cảnh đẩy mạnh thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vậy mà những năm gần đây, Hậu Giang trở thành điểm sáng phát triển của cả nước, có thời điểm tăng trưởng kinh tế dẫn đầu cả nước - một kỳ tích của tỉnh trẻ.
“Tự hào” là lời chia sẻ của ông Nguyễn Thành Nhơn, nguyên Phó Chủ tịch UBND tỉnh, khi nói về kết quả phát triển mà tỉnh đạt được thời gian qua.
Theo ông Nhơn, trước đây, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hậu Giang thường nằm vị trí khá khiêm tốn trong khu vực ĐBSCL, nhưng năm 2022 đã vươn lên dẫn đầu khu vực, đặc biệt là quý I/2023 đạt tốc độ tăng trưởng dẫn đầu cả nước, kết quả chưa từng có.
Thật vậy, từ sau Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV đến nay, Hậu Giang đạt được sự phát triển rất đáng tự hào. Năm 2021, dù ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19 nhưng tỉnh có nhiều điểm sáng: kinh tế tăng trưởng dương 3,08%, cao hơn tăng trưởng cả nước 0,5%; kinh tế khu vực I (nông - lâm - thủy sản) tăng 4,04%, là mức tăng trưởng cao nhất từ trước tới nay; lần đầu tiên thu ngân sách trên địa bàn vượt qua 4.000 tỉ đồng, đạt mức 4.900 tỉ đồng.
Đến năm 2022, tỉnh hoàn thành toàn diện 18/18 chỉ tiêu kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh (có 13/18 chỉ tiêu vượt kế hoạch). Trong đó, nổi bật là tăng trưởng kinh tế đạt mức cao nhất từ trước đến nay (đạt 13,94%), vươn lên đứng đầu khu vực ĐBSCL, đứng thứ tư cả nước về tỷ lệ tăng trưởng (tăng trên 30 bậc so với năm 2021); cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng định hướng, tốc độ tăng trưởng khu vực công nghiệp đạt gần 30%; giải ngân vốn đầu tư công, tổng vốn đầu tư toàn xã hội đều vượt chỉ tiêu kế hoạch; thu ngân sách trên địa bàn vượt 31% dự toán Trung ương giao; GRDP bình quân đầu người đạt 65,89 triệu đồng, tăng 19,45% so với năm trước. Cũng trong năm này, lần đầu tiên Chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) tăng 26 bậc, lên hạng thứ 12 trong bảng xếp hạng cả nước.
Năm 2022 còn có dấu ấn đáng nhớ là Chỉ số PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) lần đầu tiên tăng 26 bậc lên hạng thứ 12 trong bảng xếp hạng. Điều này minh chứng cho kết quả nỗ lực thực hiện các chỉ số cạnh tranh để góp phần đưa tỉnh phát triển, thu hút nhà đầu tư, tạo sự hài lòng của người dân và doanh nghiệp.
Tiếp đà phát triển ấn tượng của năm 2022, kinh tế của Hậu Giang đạt mức tăng trưởng 12,67% trong quý I/2023, lần đầu tiên vươn lên dẫn đầu cả nước. Trong cả năm 2023, tăng trưởng kinh tế đạt 12,27%, tiếp tục đứng đầu khu vực ĐBSCL và đứng thứ 2 cả nước - một kỳ tích của tỉnh trẻ. Hậu Giang còn xếp thứ 9 PCI (Chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh) và xếp thứ 11 chỉ số PGI (Chỉ số Xanh cấp tỉnh) năm 2023.
Lĩnh vực công nghiệp đóng góp lớn cho tăng trưởng kinh tế của tỉnh.
Trong 6 tháng đầu năm 2024, kinh tế - xã hội của tỉnh cũng có nhiều điểm sáng. Kinh tế tăng trưởng khá, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) 6 tháng đầu năm đạt 8,04%; xếp thứ 2 vùng đồng bằng sông Cửu Long, xếp ở nhóm cao cả nước. Thu ngân sách trên địa bàn đạt trên 51% dự toán Trung ương giao. GRDP bình quân đầu người đạt 87,45 triệu đồng, tăng gần 132% so với cùng kỳ. Lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,79%, cao hơn so với kịch bản của tỉnh đưa ra là 3,5%. Lĩnh vực công nghiệp và xây dựng đóng góp lớn nhất cho tăng trưởng kinh tế. Giá trị sản xuất công nghiệp ước thực hiện được 19.878 tỉ đồng, tăng 13,6% so với cùng kỳ. Giải ngân vốn đầu tư công được đẩy nhanh đảm bảo trọng tâm, trọng điểm. Công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được tiến hành khẩn trương, nghiêm túc, giúp tháo gỡ khó khăn cho người dân và doanh nghiệp.
Tỉnh trẻ ngày trước đã không ngừng trưởng thành, lớn mạnh. Đặc biệt, tinh thần chỉ đạo “tinh giản nhưng không làm ảnh hưởng đến hoạt động của các cơ quan, tổ chức, đơn vị, bảo đảm hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao” trong Nghị quyết số 39 của Bộ Chính trị đã được tỉnh hiện thực hóa bằng kết quả cụ thể trong thực tế.
Ít cán bộ nhưng Hậu Giang vẫn phát triển nhanh, lĩnh vực nông nghiệp tăng 3,79% trong 6 tháng đầu năm 2024.
Những con số nêu trên cho thấy Hậu Giang đạt được sự phát triển rất ấn tượng, trở thành điểm sáng của cả nước. Vì sao tỉnh trẻ nhất nước, có số biên chế thấp nhất cả nước đạt được điều này?
Theo Quyết định của Bộ Chính trị, trong giai đoạn 2022-2026, biên chế các cơ quan đảng, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Hậu Giang là 660 biên chế, thấp nhất cả nước. Về biên chế chính quyền địa phương, tỉnh được giao 14.063 biên chế, xếp thứ 60/63 tỉnh, thành trong cả nước, cao hơn Bắc Kạn (9.817 biên chế), Ninh Thuận (12.158 biên chế) và tỉnh Đắk Nông (13.781 biên chế). |
TRƯỜNG SƠN - CẨM LÌNH
Bài 2: Khi Bí thư Tỉnh ủy sử dụng... bút lông, bảng trắng
07:07 30/10/2024
Trong bối cảnh hiện nay, việc kết hợp lý luận với thực tiễn càng trở thành nhiệm vụ cấp thiết hơn trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ. Vì vậy, thời gian qua, Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành đã rất nỗ lực, tập trung thực hiện nhiệm vụ này với những kế hoạch, chương trình cụ thể.
17:49 29/10/2024
Thấm nhuần lời Bác dạy: “Thi đua là yêu nước, yêu nước thì phải thi đua”, những năm qua, huyện Châu Thành A tổ chức phát động và triển khai thực hiện có hiệu quả phong trào thi đua làm theo Bác để “Lợi nhuận tăng, lao động giỏi, tiết kiệm hay, công tác tốt”.
17:48 29/10/2024
Từ việc chú trọng đổi mới, sáng tạo với hình thức đa dạng, phong phú, các phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện rộng khắp trên địa bàn Hậu Giang thời gian qua, đã thực sự mang lại nền tảng phát triển tỉnh nhà ngày càng toàn diện, vững chắc hơn.
09:00 29/10/2024
Những năm qua, công tác bồi dưỡng, nâng cao nhận thức về Đảng cho quần chúng ưu tú luôn được Trung tâm Chính trị huyện Châu Thành A (trung tâm) phối hợp với các cơ quan,
07:59 28/10/2024
Tại thị xã Long Mỹ, công tác dân vận, trong đó có thực hiện Quy chế dân chủ ở cơ sở đã, đang mở ra những cơ hội cho nhiều người, nhất là nhóm yếu thế được góp tiếng nói, từ đó được nhận nhiều sự hỗ trợ của cấp ủy, chính quyền.
06:27 25/10/2024
(HG) - Ngày 24-10, huyện Phụng Hiệp tổ chức hội nghị sơ kết công tác chuẩn bị Đại hội đại biểu Đảng bộ huyện lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2025-2030.
08:37 24/10/2024
Đảng bộ thành phố Vị Thanh không ngừng quan tâm lãnh, chỉ đạo, tạo điều kiện cho trung tâm chính trị tăng cường đổi mới, nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác đào tạo, bồi dưỡng, giáo dục lý luận chính trị cho đội ngũ cán bộ, đảng viên toàn thành phố, xem đây là nhiệm vụ quan trọng trong công tác xây dựng Đảng.
08:52 23/10/2024
Đảng ủy thị trấn Cái Tắc (huyện Châu Thành A) đang khẩn trương chuẩn bị, quyết tâm tổ chức tốt đại hội các chi bộ trực thuộc tới đây.
08:50 23/10/2024
Năm 2024, Trung tâm Chính trị thành phố Vị Thanh chủ động thực hiện tốt kế hoạch đào tạo đề ra của năm; bên cạnh đó còn tập trung thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng.
08:05 23/10/2024
Với những giải pháp linh hoạt, phù hợp trong thực hiện nhiệm vụ, kết thúc quý III vừa qua, Đảng bộ huyện Vị Thủy đã hoàn thành 8/19 chỉ tiêu nghị quyết đề ra trong năm 2024.
09:50 30/10/2024
Phiên họp thứ 26, Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực (Ban Chỉ đạo), ngày 14-8-2024, dưới sự chủ trì của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm, Trưởng Ban Chỉ đạo, đã thống nhất rất cao trách nhiệm tiếp nối, không ngừng, không nghỉ, kiên quyết, kiên trì đấu tranh phòng, chống tham nhũng, tiêu cực của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, tiếp tục tạo sự lan tỏa sâu rộng trong xã hội, tăng cường niềm tin của Nhân dân vào quyết tâm chống tham nhũng, tiêu cực của Đảng, Nhà nước.
08:16 30/10/2024
(HGO) - Chiều ngày 29-10, ông Đồng Văn Thanh, Phó Bí thư Tỉnh uỷ, Chủ tịch UBND tỉnh, cùng các sở, ngành tỉnh và UBND thành phố Vị Thanh đã đến thăm và làm việc với Công ty DIGI-TEXX - Chi nhánh Hậu Giang, doanh nghiệp đầu tiên chính thức đi vào hoạt động tại Khu Công nghệ số tỉnh (xã Vị Tân, thành phố Vị Thanh).
07:35 30/10/2024
Hoạt động hơn 1 năm nay, vườn dâu tằm Mộng Mơ của gia đình chị Nguyễn Thị Hồng Mơ, ở ấp 3, xã Thạnh Hòa, huyện Phụng Hiệp, đã trở thành điểm đến quen thuộc của người dân địa phương và du khách xa gần.
07:34 30/10/2024
Trong quá trình thực hiện vùng lúa chất lượng cao, phát thải thấp tại Hậu Giang, ngành nông nghiệp tỉnh nhận thấy vẫn còn nhiều điểm nghẽn cần có giải pháp tháo gỡ để thúc đẩy sản xuất lúa của người dân đạt hiệu quả và bền vững hơn.