Đề cương nội dung chính 12 chủ đề thi viết tìm hiểu “Lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam”

04/07/2017 | 08:21 GMT+7

(Tiếp theo)

4. Quan hệ đoàn kết đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ năm 1976 đến nay. Ý nghĩa và tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được ký kết ngày 18-7-1977).

Mục đích: Làm rõ những thành tựu có ý nghĩa quan trọng trong lịch sử quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam từ sau khi hai dân tộc đánh bại kẻ thù chung, đất nước được hoàn thành giải phóng; quan hệ giữa Việt Nam và Lào bước sang một thời kỳ mới - thời kỳ từ quan hệ chủ yếu giữa hai Đảng và nhân dân hai nước, chuyển sang quan hệ hợp tác toàn diện giữa hai Đảng cầm quyền, hai Nhà nước và hai quốc gia độc lập, có chủ quyền, cùng khảo nghiệm, tìm tòi từng bước đổi mới để đưa đất nước đi theo con đường xã hội chủ nghĩa.

Yêu cầu: Nêu bật được sự phát triển trong quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện cả về chính trị, quốc phòng, an ninh, kinh tế, văn hóa, giáo dục... Đây là đặc điểm quan trọng nhất, chi phối dẫn tới sự thay đổi về chiến lược trong nội dung, phương thức và các nguyên tắc quan hệ giữa hai quốc gia - dân tộc, nâng quan hệ hữu nghị đặc biệt, hợp tác toàn diện giữa hai nước lên tầm cao mới.

Bài viết lựa chọn vấn đề, đáp ứng mục đích, yêu cầu trên. Trong đó, tập trung phản ánh tinh thần đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện và phát triển trên các giai đoạn:

1. Quan hệ đặc biệt Việt Nam -Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn khảo nghiệm, mở đường đổi mới (1976-1986). Trong đó, phải tập trung khắc phục hậu quả chiến tranh, ổn định xây dựng đất nước, từng bước mở rộng quan hệ hợp tác toàn diện (1976-1981); Những năm đầu tìm tòi khảo nghiệm con đường đổi mới (1982-1986).

- Nêu bật những sự kiện quan trọng đưa quan hệ hữu nghị Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam lên tầm cao mới. Đặc biệt là sự kiện hai nước đã thỏa thuận ký kết các Hiệp ước và ra Tuyên bố chung, tăng cường sự tin cậy và hợp tác lâu dài giữa hai nước. Đây là mốc lịch sử quan trọng đánh dấu bước ngoặt mới trong quan hệ giữa hai nước.

- Nêu bật tầm quan trọng của Hiệp ước hữu nghị và hợp tác giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào (được ký ngày 18-7-1977) là Hiệp ước toàn diện đặc biệt quan trọng mang tính chiến lược, là cơ sở chính trị và pháp lý quan trọng để củng có và tăng cường lâu dài, bền chắc tình đoàn kết, mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào.

- Hiệp ước khẳng định mối quan hệ hữu nghị đặc biệt liên minh đoàn kết chiến đấu giữa hai dân tộc không chỉ trong sự nghiệp giải phóng dân tộc mà còn cả trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc sau chiến tranh.

Việc ký kết Hiệp ước còn có ý nghĩa quốc tế trong sáng giữa hai nước đang cùng hướng tới mục tiêu chủ nghĩa xã hội và phát huy ảnh hưởng tích cực trong khu vực.

- Việc triển khai quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào về các mặt, đặc biệt là các vấn đề về chính trị, kinh tế, văn hóa - giáo dục - y tế; quốc phòng - an ninh...

2. Quan hệ đặc biệt, hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam thời kỳ đổi mới và hội nhập quốc tế (1986-2017).

- Nêu rõ bối cảnh quốc tế và khu vực; những chủ trương của Đảng Cộng sản Việt Nam và của Đảng Nhân dân cách mạng Lào; những thành tựu về củng cố và tăng cường quan hệ hợp tác toàn diện trong giai đoạn đầu công cuộc đổi mới của hai nước Việt Nam - Lào (1986-1996).

- Nêu rõ yêu cầu mới, nội dung và những thành tựu của sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn đẩy mạnh công cuộc đổi mới (1996-2017), là yếu tố quyết định trong việc củng cố và phát triển, tạo tiền đề cho việc tăng cường và mở rộng hợp tác toàn diện Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong giai đoạn mới.

5. Những kỷ niệm sâu sắc về tình đoàn kết, hữu nghị giữa hai dân tộc Việt - Lào trong sự nghiệp đấu tranh giành độc lập dân tộc trước đây cũng như trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Mục đích: Ghi lại những câu chuyện, những kỷ niệm sâu sắc của các thế hệ cán bộ, chiến sĩ từng thực hiện nhiệm vụ quốc tế tại Lào trong sự nghiệp giải phóng dân tộc trước đây cũng như trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc ngày nay.

Yêu cầu: Bài viết phải phản ánh trung thực, khách quan, đúng với những gì lịch sử diễn ra.

- Đó có thể là một kỷ niệm thời trận mạc;

- Những trang hồi ức sâu nặng nghĩa tình;

- Những tình cảm gắn bó, thắm thiết giữa cán bộ, chiến sĩ Việt Nam với quân dân Lào trong những năm kháng chiến;

- Những ấn tượng sâu sắc về thành tựu của quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc...

6. Những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc Việt Nam - Lào dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước từ khi thiết lập mối quan hệ hợp tác và hữu nghị đến nay.

Mục đích: Làm rõ những thành tựu của mối quan hệ đoàn kết, gắn bó thủy chung, son sắt của hai dân tộc dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước trong thời kỳ xây dựng và bảo vệ Tổ quốc từ năm 1977 đến nay, đó là những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam.

Yêu cầu: Bài dự thi phải khái quát được những thành tựu:

- Trong giai đoạn 1977 đến nay, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng với nỗ lực và sự đoàn kết quyết tâm cao, hai nước Việt Nam - Lào, Lào - Việt Nam vẫn đạt được nhiều thành công lớn trên mọi lĩnh vực.

+ Về lĩnh vực hợp tác trong lĩnh vực chính trị và đối ngoại;

+ Lĩnh vực quốc phòng - an ninh;

+ Quan hệ hợp tác kinh tế, văn hóa, khoa học - kỹ thuật;

+ Về hợp tác giữa các địa phương và ngoại giao nhân dân.

- Đó thực sự là những biểu hiện sinh động của mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào, Lào - Việt trong thời kỳ mới dưới sự lãnh đạo của hai Đảng, hai Nhà nước.

Bài dự thi có thể viết tay hoặc đánh máy, với dung lượng từ tối đa 5.000 từ (khoảng 10 trang giấy A4). Khuyến khích đánh máy trên giấy A4, cỡ chữ 14, font chữ Time New Roman. Có thể sử dụng hình ảnh để minh họa phong phú thêm bài viết (ghi rõ nguồn, tên tác giả của ảnh).

Ban Tổ chức cuộc thi “Tìm hiểu lịch sử quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào” năm 2017, thông báo các huyện, thị, thành và đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy sau khi phát động, nhận bài dự thi, chấm các bài dự thi tại đơn vị mình, lựa chọn 15 bài thi viết đạt giải cao gửi về Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh để Ban Tổ chức cuộc thi cấp tỉnh chấm và trao giải. Hạn cuối cùng nhận bài là ngày 15-8-2017.

 

(Còn tiếp)

Theo TUYENGIAO.VN

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>