KIÊN QUYẾT ĐẤU TRANH, CHỐNG NHỮNG LUẬN ĐIỆU XUYÊN TẠC CỦA CÁC THẾ LỰC THÙ ĐỊCH VỀ DÂN CHỦ, NHÂN QUYỀN

06/10/2023 | 23:03 GMT+7

Trong những năm qua, các thế lực thù địch không ngừng thực hiện chiến lược “diễn biến hòa bình”. Dân chủ, nhân quyền là chiêu bài mà chúng vẫn dùng để lợi dụng kích động, gây rối, phá hoại, gây mất ổn định chính trị-xã hội, chia rẽ khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Nhận thấy tiềm lực, kết quả phát triển về các mặt kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh của Việt Nam ta, các thế lực thù địch, phản động, cơ hội chính trị ở trong nước và ở nước ngoài cố tình xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, ra sức chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”.

Nhận diện các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền

Sau hơn 35 năm tiến hành công cuộc đổi mới, Việt Nam đạt được nhiều thành tựu quan trọng trong nhiều lĩnh vực, trong đó có lĩnh vực thúc đẩy, bảo vệ quyền con người. Các thế lực thù địch cố tình phủ nhận thành tựu, kết quả mà Đảng, Nhà nước và nhân dân ta đạt được, các thế lực phản động, cơ hội chính trị trong và ngoài nước cố tình xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, ra sức chống phá chế độ xã hội chủ nghĩa dưới chiêu bài “dân chủ, nhân quyền”.

Vì nhiều lý do khác nhau, các thế lực cực đoan một số nước ở phương Tây, các tổ chức phản động người Việt Nam ở nước ngoài như Việt Tân, Chính phủ Việt Nam tự do, Đảng nhân dân hành động, Hiệp hội đoàn kết công nông, Ủy ban bảo vệ quyền làm người Việt Nam, Ủy ban tự do tôn giáo cho Việt Nam...; một số tổ chức phi chính phủ quốc tế như Theo dõi nhân quyền (HRW), Phóng viên không biên giới (RSF), Ngôi nhà tự do (FH)... thường xuyên vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, bằng việc ra bản phúc trình hằng năm về nhân quyền. Chúng núp bóng nghiên cứu lý luận, bất mãn, suy thoái về tư tưởng chính trị, bị các thế lực cực hữu nước ngoài mua chuộc, cũng lợi dụng ngọn cờ “dân chủ, nhân quyền” ra sức chống phá, tấn công quyết liệt vào nền tảng tư tưởng của Đảng và chế độ XHCN ở Việt Nam.

Đối mặt với thực tế diễn biến phức tạp, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã đồng bộ triển khai nhiều giải pháp để vừa chống dịch, vừa đảm bảo an sinh xã hội theo tinh thần tính mạng của mỗi người dân là đáng quý nhất. Thế nhưng, vẫn có không ít những phê phán, chỉ trích, thậm chí phủ nhận hoàn toàn những nỗ lực mà cả nước đang thực hiện.

Mặc khác, nhiều đối tượng thường xuyên phác thảo ra những bản báo cáo, phúc trình xuyên tạc tình hình nhân quyền và can thiệp vào công việc nội bộ Việt Nam.

Những thông tin sai lệch, bịa đặt, vu cáo rằng Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm quyền

của đồng bào dân tộc thiểu số

 

Có thể nhìn nhận rõ, các thế lực thù địch xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay như một số tổ chức phi chính phủ “khoác áo nhân quyền”, trong báo cáo hàng năm thường xuyên vu cáo, xuyên tạc tình hình nhân quyền Việt Nam, nổi bật như: Tổ chức theo dõi nhân quyền (HRW), có trụ sở tại Mỹ. HRW thông qua vấn đề “nhân quyền” hướng tới thành lập các tổ chức hoạt động chống CNXH dưới danh nghĩa “bảo vệ nhân quyền” đã mở ra một điều kiện mới để Mỹ, các nước phương Tây tăng cường hoạt động tác động về tư tưởng, văn hóa, dân chủ, nhân quyền vào các nước Đông Âu, Liên Xô trước đây. Ở với Việt Nam, HRW cổ súy, tán dương với những nhân vật hoạt động chống đối Nhà nước, vi phạm pháp luật.

 

Bằng việc ra bản phúc trình hằng năm về nhân quyền. Tham dự vào lực lượng này còn có những người theo các trào lưu tư tưởng và đường lối chính trị trái ngược với giá trị của chủ nghĩa xã hội tại các nước phương Tây và những người cơ hội chủ nghĩa, suy thoái về tư tưởng, chính trị tại Việt Nam. Hiện nay, cuộc đấu tranh về ý thức hệ giữa CNXH và chủ nghĩa tư bản không chỉ diễn ra trên phạm vi thế giới, mà ngay tại Việt Nam. Đây thực chất là những đối tượng “giấu mặt” đóng vai “phái giữa” nên có sức nguy hại rất lớn, vì họ “đánh từ trong đánh ra” theo kiểu “người của ta”, gián tiếp thúc đẩy “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”, hòng làm “chệch hướng” nền tảng tư tưởng của Đảng ngay từ trong nội bộ của nước ta.

Những luận điệu tuyên truyền xuyên tạc của các thế lực thù địch thường tập trung chính vào một số nội dung như, vu cáo, xuyên tạc, bóp méo tình hình dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, ra sức tuyên truyền, cổ súy cho dân chủ tư sản phương Tây, các thế lực thù địch ra sức xuyên tạc quan điểm, chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta; cho rằng chế độ xã hội ở Việt Nam là độc tài, chuyên chính. Chúng lợi dụng những hạn chế, yếu kém trong quản lý xã hội, sơ hở, thiếu sót của ta trong thực hiện các chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc những vấn đề bức xúc trong nhân dân để lôi kéo, kích động nhân dân vào các hoạt động biểu tình, gây mất an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội. Chúng ra sức tuyên truyền, với luận điểm “nhân quyền cao hơn chủ quyền”, “lợi ích cá nhân cao hơn lợi ích cộng đồng, quốc gia”, tuyệt đối hóa các giá trị phổ quát về quyền con người theo mô hình của phương Tây; xuyên tạc, vu cáo Việt Nam vi phạm quyền cơ bản của con người; đàn áp “những người bất đồng chính kiến”..v.v..Từ chỗ cho rằng, quyền con người là tuyệt đối, bất biến, các thế lực thù địch đã giải thích nhân quyền là tự do thực hiện quyền mà không bị cấm đoán, không bị giới hạn nhằm cổ xuý hoạt động lợi dụng nhân quyền vi phạm pháp luật nước ta. Các thế lực thù địch còn lợi dụng những vụ việc phức tạp nảy sinh trong dân tộc, tôn giáo nhằm thổi phồng, bóp méo tình hình thực tế để xuyên tạc chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước ta. Chúng phủ nhận thành tựu, thực tiễn về các giá trị lý luận, quan điểm, đường lối của Đảng về dân chủ, nhân quyền; lợi dụng các hiệp định, dự án hợp tác với nước ngoài, nhằm phá hoại và làm chệch định hướng XHCN của nền kinh tế thị trường ở Việt Nam; kích động vấn đề dân tộc thiểu số và xuyên tạc, vu cáo Đảng, Nhà nước Việt Nam vi phạm dân chủ, nhân quyền trên lĩnh vực tôn giáo, như Việt Nam có “hai chính sách tôn giáo”: Chính sách bảo đảm trên hình thức và “chính sách” không bảo vệ, không bảo đảm quyền của các dân tộc thiểu số trong thực tế thông qua “cơ chế xin - cho” ; chỉ trích các văn bản, chính sách, pháp luật về tôn giáo và lợi dụng các vụ việc và việc Nhà nước xử lý các đối tượng, vụ việc phức tạp liên quan tới tôn giáo để xuyên tạc, vu cáo; phê phán, xuyên tạc Nhà nước Việt Nam ngăn cản tự do ngôn luận, tự do bày tỏ chính kiến, tự do hội họp. Chỉ trích chính quyền “trì hoãn” việc ban hành Luật Biểu tình để tiếp tục dung túng bạo lực, đàn áp, bắt giam những nhà hoạt động nhân quyền, có ý kiến “phản biện” Đảng, Nhà nước. Thành lập nhóm thơ tục, thơ rác, thơ bụi, thơ sử dụng từ láy thô tục để “đẩy thơ vào ngõ cụt” nhằm thúc đẩy “lề trái” (phi chính thức) thay thế “lề phải” (chính thống), tạo tiền đề cho việc chuyển sang hệ tư tưởng tư sản; xuyên tạc cái gọi là “việc áp dụng một cách bất công Bộ luật Hình sự”, nhất là các Điều 19, 79, 87, 88 và 258 của Bộ luật Hình sự năm 1999, kể cả khi Bộ luật này đã được sửa đổi năm 2015, 2017. Các luận điệu xuyên tạc Việt Nam có chính sách hai mặt trong việc giam giữ tù nhân chính trị: Công khai thì khép vào tội “vi phạm luật pháp nhưng thực tế là “tù nhân lương tâm”, “tù nhân chính trị”; hay các luận điệu xuyên tạc về sử dụng cách tra tấn, bức cung, nhục hình đối với những người bị tạm giữ, tạm giam; phân biệt đối xử giữa tù nhân chính trị với tù nhân khác, ngăn cản thân nhân vào thăm; bắt giữ và xét xử tùy tiện; duy trì án tử hình; xuyên tạc, kích động trên lĩnh vực giáo dục - đào tạo, văn hóa - nghệ thuật, đạo đức, lối sống. Ngoài việc triệt để lợi dụng “con bài” tôn giáo, dân tộc, các quỹ, trường đại học theo tư tưởng cánh hữu, chống cộng ưu tiên cấp học bổng để thu hút học sinh, sinh viên tham gia tìm hiểu “nền dân chủ đa nguyên”, “nghiên cứu nhân quyền”, đẩy mạnh hoạt động của các tổ chức hội, nhóm tôn giáo... nhằm “thay máu” giới trẻ.

Các văn bản pháp lý quốc tế về nhân quyền

Hiến chương LHQ và Tuyên ngôn nhân quyền là hai văn kiện quốc tế quan trọng đầu tiên về nhân quyền. Tuyên ngôn nhân quyền (1948) được LHQ đánh giá là một trong những thành tựu lớn đạt được của LHQ và có ý nghĩa lịch sử vì đã đưa ra được những chuẩn mực chung cho tất cả các nước và dân tộc về các quyền con người. Tuyên ngôn nhân quyền được thông qua vào ngày 10/12/1948, được LHQ lấy làm Ngày Nhân quyền và hàng năm đều kỷ niệm. Từ đó quyền con người được pháp điển hoá trong một loạt Công ước quốc tế về nhân quyền.

Quan điểm, đường lối của Đảng ta về nhân quyền

Từ năm 1930, Đảng Cộng sản Việt Nam do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập và sau đó là Đảng Cộng sản Đông Dương đã từng bước xây dựng và hoàn thiện đường lối cách mạng nước ta. Dựa trên tinh thần cơ bản của bản Chính cương, sách lược vắn tắt do Nguyễn Ái Quốc soạn thảo, được Hội nghị thành lập Đảng thông qua vào đầu năm 1930, đường lối cách mạng do Đảng Cộng sản Việt Nam xây dựng về sau đã luôn luôn thấm đượm tinh thần dân tộc và tính nhân văn sâu sắc. Tuyên ngôn độc lập trở thành một văn kiện cực kỳ quan trọng, một áng “Thiên cổ hùng văn”. Bản Tuyên ngôn độc lập chỉ vỏn vẹn có 49 câu, với 1.010 chữ, nhưng lại chứa đựng những nội dung vô cùng to lớn, ý nghĩa vô cùng sâu sắc, toát lên những vấn đề rất căn bản, trong đó có vấn đề về nhân quyền, dân quyền và chân lý: “Không có gì quý hơn độc lập, tự do”.

Bác Hồ đọc Tuyên ngôn Độc lập, ngày 2/9/1945, tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội

Mở đầu Tuyên ngôn độc lập ngày 2-9-1945 tại quảng trường Ba Đình, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ ta, trịnh trọng tuyên bố trước toàn thể quốc dân đồng bào và bạn bè quốc tế rằng: “Tất cả mọi người đều sinh ra có quyền bình đẳng. Tạo hóa cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được; trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc”. Lời nói bất hủ, mở đầu cho Tuyên ngôn độc lập không chỉ là tư tưởng lớn về độc lập, tự do của dân tộc, mà còn là tư tưởng cơ bản về quyền con người của Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng ta.

Trong tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh, giải phóng giai cấp, giải phóng dân tộc và giải phóng con người luôn hòa quyện với nhau và luôn nhất quán trong toàn bộ cuộc đời và sự nghiệp đấu tranh của Người.

Vấn đề nhân quyền trong pháp luật Việt Nam

Di sản hiến định mà Hiến pháp năm 1946 để lại cho các Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992 và Hiến pháp năm 2013 là rất lớn. Mỗi Hiến pháp đều ghi nhận cốt lõi những điều khoản về Nhân quyền trong Hiến pháp. Thế nhưng, qua mỗi giai đoạn các bản Hiến pháp đã bộc lộ những thiếu sót mà các nhà lập pháp chưa dự liệu được để Hiến pháp trở nên phù hợp với thực tiễn. Để khắc phục những thiếu sót đó, Hiến pháp 2013 ra đời, trong đó quy định về nhân quyền được coi là điểm sáng trong bản Hiến pháp này.

Hiến pháp 2013 có 11 chương, 120 Điều. Trong đó, chương về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân là chương có Điều luật nhiều nhất, gồm 36 Điều (từ Điều 14 đến Điều 49). Đây là chương quan trọng vì nói đến lập hiến là nói đến mối quan hệ giữa công dân và các cơ quan Nhà nước. Quyền con người được quy định trong chương II của Hiến pháp 2013, được xây dựng trên cơ sở sửa đổi, bổ sung và bố cục lại chương V của Hiến pháp năm 1992 (Quyền và Nghĩa vụ cơ bản của công dân). So với Hiến pháp năm 1992, Hiến pháp sửa đổi năm 2013 bổ sung nhiều quy định về quyền con người, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân. Tính từ năm 2014 đến nay, QH đã sửa đổi, bổ sung, ban hành mới hơn 100 văn bản Luật, pháp lệnh liên quan đến việc bảo đảm quyền con người, quyền công dân phù hợp với Hiến pháp 2013. Trong số đó có những Luật cơ bản, quan trọng như: Bộ luật Hình sự, Bộ luật Tố tụng Hình sự, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Tố tụng Dân sự 5, Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam, Luật Trưng cầu dân ý, Luật Tín ngưỡng tôn giáo, Luật Trẻ em, Luật Báo chí, Luật Tiếp cận thông tin, Luật An ninh mạng, Luật Đặc xá,… Việc hoàn thiện khung pháp luật về quyền con người, quyền công dân nói trên đã phản ánh đúng bản chất của chế độ ta, đó là xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN của Nhân dân, do Nhân dân và vì Nhân dân. Tăng cường cơ chế dân chủ, công khai để mọi cá nhân trong xã hội đều có thể tham gia xây dựng, quản lý xã hội, giám sát các hoạt động của cơ quan nhà nước cũng như tạo ra khuôn khổ pháp lý để các cơ quan nhà nước hoạt động tốt hơn, phục vụ tốt hơn nhu cầu của mọi tầng lớp Nhân dân.

Bám sát cơ sở lý luận và thực tiễn, chủ động phê phán, đập tan các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở nước ta

Trước các luận điệu xuyên tạc, chống phá, vu cáo, phủ nhận thành quả dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, để tăng cường phản bác một cách hệ thống, có lý lẽ cả về lý luận và thực tiễn, cơ sở pháp lý được nhận định nêu trên, cần tập trung thực hiện một số công việc sau:

Một là, đánh giá một cách sâu sắc, toàn diện âm mưu, thủ đoạn của các luận điệu xuyên tạc, nền tảng, mục tiêu, phương thức, chủ trương, công cụ chống phá của các thế lực thù địch.

Hai là, vạch rõ tính hạn chế và mâu thuẫn của các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam.

Ba là, các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam, vi phạm nghiêm trọng điều ước và nguyên tắc quốc tế về cấm can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác.

Thứ tư là, các luận điệu xuyên tạc không phản ánh đúng thực tế khách quan về tình hình nhân quyền của Việt Nam.

Phương hướng, nhiệm vụ tiếp tục đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam

Để hoàn thành nhiệm vụ đấu tranh chống những luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, cần tập trung thực hiện một số nhiệm vụ sau:

Một là, quán triệt và thực hiện nghiêm túc các quan điểm chỉ đạo của Đảng về quyền con người. Thường xuyên nắm chắc tình hình, dự báo kịp thời âm mưu, thủ đoạn của các thế lực phản động, thù địch trên lĩnh vực quyền con người để đề xuất giải pháp phù hợp; tiếp tục hoàn thiện Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa Việt Nam, đặc biệt là hoàn thiện hệ thống pháp luật về quyền con người theo Hiến pháp năm 2013; đưa các quy định về quyền con người vào cuộc sống một cách hiệu quả, thiết thực, phù hợp điều kiện kinh tế, văn hóa, xã hội của Việt Nam và các điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

Hai là, Chú trọng và đẩy mạnh hơn nữa cải cách tư pháp, cải cách hành chính; mở rộng, tăng cường dân chủ ở cơ sở.

Ba là, tích cực, chủ động bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, nền dân chủ xã hội chủ nghĩa, thể chế Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa và kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta. Đồng thời, chủ động, tích cực tham gia và đóng góp trực tiếp vào việc định hình giá trị cũng như luật pháp về vấn đề quyền con người trong quan hệ quốc tế; cần tăng cường đối thoại để nâng cao sự hiểu biết lẫn nhau, từng bước thu hẹp bất đồng và những sự hiểu biết khác nhau giữa Việt Nam với các đối tác quốc tế trong vấn đề dân chủ, quyền con người.

Thứ tư là, đổi mới nội dung, phương thức đấu tranh có hiệu quả trên lĩnh vực quyền con người. Đa dạng hóa các hình thức đấu tranh trên cơ sở giữ vững quan điểm và nguyên tắc; mềm dẻo, linh hoạt, nhân văn trong phương pháp, công khai, minh bạch, dân chủ, góp phần tạo dư luận xã hội lành mạnh, đồng thuận.

Thứ năm là, tiếp tục nâng cao năng lực của đội ngũ chuyên môn, chuyên trách (tư tưởng, lý luận, thông tin, truyền thông, văn hóa, ngoại giao, an ninh chính trị, bảo vệ chính trị nội bộ); đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức xã hội, thông tin đối ngoại về thành tựu bảo vệ, bảo đảm quyền con người, quyền công dân qua hơn 35 năm đổi mới.

Thứ sáu là, ngăn chặn, xử lý nghiêm minh các hành vi vi phạm pháp luật, chống phá, gây mất ổn định chính trị - xã hội tại Việt Nam. Đồng thời, chủ động công bố rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng cả ở trong nước và quốc tế.

Thứ bảy là, tăng cường công tác đấu tranh, phản bác quan điểm, luận điệu của các thế lực thù địch xuyên tạc tình hình nhân quyền ở Việt Nam. Xem đây là nhiệm vụ quan trọng, phải được tiến hành thường xuyên, liên tục góp phần đập tan âm mưu chống phá nước ta thông qua việc lợi dụng vấn đề nhân quyền, là nội dung không tách rời của cuộc đấu tranh chống “diễn biến hoà bình” của các thế lực thù địch, là nhiệm vụ của cả hệ thống chính trị dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của cấp uỷ. Các cơ quan, ban, ngành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ được giao và bằng phương tiện truyền thông (trang thông tin điện tử, mạng xã hội...), song song với việc đẩy mạnh tuyên truyền về thành tựu nhân quyền đã đạt được, cần tăng cường khai thác các nội dung xuyên tạc các đối tượng chống đối thường lợi dụng về vấn đề nhân quyền để trên cơ sở đó nghiên cứu, xây dựng nội dung đấu tranh, phản bác đảm bảo vạch trần, làm sáng tỏ âm mưu hèn hạ của kẻ địch. … Phát huy vai trò của cơ quan báo chí chính thống trong thông tin, tuyên truyền về thành tựu nhân quyền và đấu tranh, phản bác luận điệu sai trái, xuyên tạc của các thế lực thù địch về nhân quyền./.

 

Phạm Hữu Lợi,

Trường Tiểu học Hòa An 3

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ II-năm 2023. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

 

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

(1) Theo Nghị quyết số 68/NQ-CP, ngày 1-7-2021, của Chính phủ, “Về một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch COVID-19” hay gói hỗ trợ trị giá 38.000 tỷ đồng theo Nghị quyết số 116/NQ-CP, của Chính phủ, ngày 24-9-2021, “Về chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động bị ảnh hưởng bởi đại dịch COVID-19 từ Quỹ Bảo hiểm thất nghiệp”...

(2) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 2016, tr. 76

(3) Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII, Nxb. Chính trị quốc gia Sự thật, Hà Nội, 2021, t. 1, tr. 27 – 28

(4) Theo Quyết định số 1309/QĐ-TTg, ngày 5-9-2017, của Thủ tướng Chính phủ, về “Phê duyệt đề án đưa nội dung quyền con người vào chương trình giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân” và Quyết định số 16/QĐ-TTg, ngày 2-3-2018, của Thủ tướng Chính phủ, về “Đề án nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền về quyền con người ở Việt Nam”.

(5) https://www.hrw.org/vi/world-report/2021/country-chapters/377412.

(6) https://www.voatiengviet.com/a/ph%C3%BAc-tr%C3%.

(7) Hồng Phú - Nguyễn Huân: Cảnh giác với thủ đoạn lợi dụng biểu tình tại Cuba để kích động chống phá, http://cand.com.vn/, ngày 19-7-2021.

(8) Lam Sơn: Human Rights Watch: tổ chức đội lốt nhân quyền, https://nhandan.com.vn/, ngày 22-10-2012.

(9) Đoàn Dân: Chỉ số phát triển con người của Việt Nam tăng vượt bậc, https://nhandan.vn/, ngày 25-12-2020.

(10) Nguyễn Thanh Tuấn: Tác động của kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế đến vấn đề dân chủ, nhân quyền ở nước ta hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử, ngày 16-4-2014.

(11) Huyền Chi: Việt Nam - quốc gia truyền cảm hứng về phát triển con người, http://cand.com.vn/, ngày 1-1-2021.

(12) Tường Duy Kiên: Đấu tranh chống các luận điệu xuyên tạc, phủ nhận thành quả về dân chủ, nhân quyền ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản số 979 (12-2021).

(13) Nguyễn Thanh Tuấn: Nhận diện và đấu tranh với âm mưu, thủ đoạn chống phá của các thế lực thù địch trên lĩnh vực quyền con người ở Việt Nam hiện nay, Tạp chí Cộng sản điện tử, số 409, ngày 15-1-2019.

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>