TÁC ĐỘNG CỦA MẠNG XÃ HỘI VÀ CÔNG TÁC ĐẤU TRANH BẢO VỆ NỀN TẢNG TƯ TƯỞNG CỦA ĐẢNG TRONG TÌNH HÌNH MỚI

06/10/2023 | 23:43 GMT+7

Ngày nay,  sự phát triển của công nghệ thông tin và các ứng dụng trên không gian mạng đã làm thay đổi bộ mặt của xã hội do tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo. Vì vậy, đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá nền tảng tư tưởng của Đảng hòng lật đổ chế độ. Để tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng trong tình hình mới thì mỗi cán bộ, đảng viên cần phải đấu tranh phản bác các quan điểm, những luận điệu xuyên tạc sai trái của các thế lực thù địch trên mặt trận tư tưởng; tạo lòng tin trong Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước; quyết tâm bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, bảo vệ công cuộc đổi mới của đất nước và hội nhập quốc tế, giữ vững môi trường hòa bình, ổn định để phát triển đất nước phồn vinh.

Với sự phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đã mở ra cho nhân loại một kỷ nguyên mới về Khoa học và Công nghệ với nhiều cơ hội phát triển trên mọi lĩnh vực: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của mỗi quốc gia và xuyên quốc gia. Nhưng bên cạnh đó, cũng không ít những khó khăn và thách thức phía trước. Tuy nhiên, trong bài viết này, xin đề cập đến một trong những lĩnh vực phát triển của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 là Tác động của Không gian mạng ảnh hưởng đến hệ tư tưởng xã hội ” .

Ngày nay, không gian mạng đang phát triển mạnh mẽ, tạo ra nhiều lợi ích đối với các quốc gia, dân tộc trên toàn thế giới do mang tính truyền thông, tính giải trí, tính kinh tế cùng tính chính trị cao. Song, lại dễ vận dụng nên được phổ biến và được nhiều người sử dụng và yêu thích. Tuy nhiên, do có tính mở, với đặc trưng tự do, đa dạng, bình đẳng, nhiều khi bị xóa nhoà ranh giới giữa thực và ảo, vì vậy không gian mạng mang đến không ít thách thức đối với việc bảo vệ nền tảng tư tưởng của mỗi quốc gia. Chúng đã và đang trở thành công cụ hàng đầu để các thế lực thù địch lợi dụng chống phá. Đây thực sự là một mặt trận quan trọng và không thể buông lỏng. Đấu tranh tư tưởng trên không gian mạng hiện nay là nhiệm vụ trọng yếu của mỗi quốc gia, đòi hỏi người tham gia không gian mạng phải luôn nhận thức đầy đủ và thật bản lĩnh, trách nhiệm với dân tộc, đất nước để tránh những luận điệu xuyên tạc, chống phá của các thế lực thù địch ẩn mình dưới vỏ bọc mị dân.

Tại Việt Nam, với dân số 98.928.502 người (theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc vào ngày 19/06/2022), tỷ lệ người sử dụng internet chiếm trên 70,3% dân số (theo số liệu từ của Trung tâm Internet Việt Nam; ngày 19/12/2021). Trong đó, có khoảng 94% người dùng với mục đích sử dụng mạng xã hội. Các mạng xã hội được người dùng Việt Nam sử dụng phổ biến là Facebook, Zalo, Youtube, Instagram..., nhiều nhất là mạng xã hội Facebook với hơn 60 triệu người dùng (đứng thứ 7 thế giới). Đây chính là điều kiện, cơ hội thuận lợi cho người tham gia mạng xã hội sẽ được kết nối với các mối quan hệ trong cộng đồng, hòa nhập quốc tế, thân thiện môi trường, không bị rào cản vị trí địa lý; giúp cập nhật kiến thức, thông tin, tin tức, cải thiện kỹ năng sống; giúp quảng cáo, quảng bá kinh doanh, tiết kiệm kinh phí, thời gian, sức lao động; là nơi để khuyến khích, phát huy tài năng và giải trí, thư giản, chia sẻ cảm xúc.... Tuy nhiên, đây cũng là môi trường thuận lợi cho các thế lực thù địch phản động và các phần tử cơ hội chính trị dùng để gieo rắc, truyền bá, kích động dưới nhiều hình thức để tác động đến tư tưởng người tham gia mạng xã hội hòng chống phá những quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nước ta trong quá trình xây dựng CNXH hoặc thổi phồng những hạn chế trong quản lý, những sơ hở, thiếu sót trong thực hiện chính sách, pháp luật ... nhằm tạo ra sự hoang mang, hoài nghi, suy giảm lòng tin của cán bộ, đảng viên và Nhân dân vào sự lãnh đạo của Đảng, sự điều hành, quản lý của Nhà nước. Từ đó, tranh thủ lôi kéo, cổ vũ cho những phần tử chống đối, đặc biệt là giới trẻ với những hứa hẹn tài trợ, giúp đỡ về tài chính, tài trợ học bổng... để tạo dựng lực lượng chống đối từ bên trong, kết hợp với các thế lực thù địch từ bên ngoài hòng đợi chờ thời cơ sẽ lật đỗ chính quyền.

Nhận định được điều này, Đảng ta đã xác định, cuộc đấu tranh chống quan điểm sai trái, thù địch thực chất là cuộc đấu tranh giữa hai ý thức hệ xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa; là cuộc đấu tranh lâu dài, phức tạp, ngày càng diễn ra quyết liệt. Chính vì vậy; trong các văn kiện Đại hội ở thời kỳ đổi mới, Đảng đều nhấn mạnh và khẳng định: "Đảng chủ động và kiên quyết phê phán những quan điểm sai trái, bác bỏ những luận điệu phản động, góp phần làm thất bại mọi mưu toan “diễn biến hòa bình,” bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch”... và thực tiễn suốt hơn 90 năm qua đã cho thấy Đảng Cộng sản Việt Nam đã luôn kiên trì, kiên định với nền tảng tư tưởng của Đảng và luôn kiên quyết đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch để bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ. Sự kiên trì, kiên định và kiên quyết ấy chính là những bài học kinh nghiệm quý báu cho mỗi cơ quan, đơn vị, tổ chức; mỗi cán bộ, đảng viên khi tham gia bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch. Vì thế, Ngày 22/10/2018, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã ký ban hành Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, về tăng cường bảo vệ nền tảng tư tưởng của Ðảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Cụ thể là những năm qua, Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, chính sách chỉ đạo công tác bảo vệ an ninh mạng và phòng, chống hoạt động lợi dụng internet, mạng xã hội chống phá nước ta, đặc biệt là Luật An toàn thông tin mạng năm 2016 và Luật An ninh mạng năm 2018 đã lần lượt ra đời để bảo vệ nền tảng, tư tưởng của Đảng. Nhiều đối tượng đã bị xử lý nghiêm theo quy định của Pháp luật. Đây là lời cảnh tỉnh cho những kẻ coi thường pháp luật lợi dụng mạng xã hội để chống phá Đảng, Nhà nước.

Để thực hiện những chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm quyết tâm bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng; Theo tôi, mỗi cán bộ, đảng viên cần tập trung làm tốt một số giải pháp sau:

Một là; Tiếp tục nâng cao nhận thức, trách nhiệm, tạo sự thống nhất, quyết tâm cao trong đội ngũ cán bộ, đảng viên và cả hệ thống chính trị trong bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch; coi đây là nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên trong công tác xây dựng Đảng, xây dựng chính quyền gắn với việc phòng ngừa, ngăn chặn các biểu hiện suy thoái chính trị, tư tưởng, đạo đức, lối sống, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa” trong nội bộ. Cùng với đó, đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục để mỗi cán bộ, đảng viên tự giác đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch và trách nhiệm của mỗi cán bộ, đảng viên là thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả Nghị quyết 35.

Hai là; Tăng cường gắn kết hơn nữa giữa việc thực hiện Chỉ thị số 28-CT/TW ngày 16/9/2013 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường công tác đảm bảo an toàn thông tin mạng, Chỉ thị số 15/CT-TTg, ngày 17/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường công tác đảm bảo an ninh và an toàn thông tin mạng trong tình hình mới và Thông báo số 17/TB-VPTW ngày 23/8/2016 của Thường trực Ban Bí thư về biện pháp cấp bách bảo đảm an ninh, an toàn thông tin mạng; nhất là Nghị quyết số 35-NQ/TW của Bộ Chính trị, Nghị quyết Hội nghị Trung ương 4 khóa XII về xây dựng, chỉnh đốn Đảng, Chỉ thị số 05-CT/TW “Về học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh”, Quy định số 08-QĐ/TW, ngày 25-10-2018, của Ban Chấp hành Trung ương, “Về trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên”…

 Tiếp tục quán triệt và tổ chức triển khai thật tốt các văn bản chỉ đạo này, xem đây là sự định hướng chiến lược quan trọng trong việc đấu tranh bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng.

Ba là; Tiếp tục đổi mới mạnh mẽ công tác tư tưởng, lý luận theo hướng khoa học, thiết thực, kịp thời, hiệu quả; nâng cao tính chiến đấu, tính thuyết phục trong tuyên truyền, giáo dục chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, cương lĩnh, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Coi trọng lấy gương “người tốt, việc tốt” để tuyên truyền, giáo dục, tạo hiệu ứng tích cực, ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng suy thoái tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống trong một bộ phận cán bộ, đảng viên. Xử lý nghiêm các vi phạm chuẩn mực đạo đức cách mạng của đảng viên, đồng thời cổ vũ, biểu dương các tấm gương đạo đức để tạo ảnh hưởng lan tỏa trong Đảng và xã hội.

Bốn là; Tổ chức tốt cuộc đấu tranh vạch trần những quan điểm sai trái, xuyên tạc, phủ nhận chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cho mọi tầng lớp nhân dân, trước hết là cán bộ, đảng viên nhận rõ mục tiêu sâu xa của các quan điểm sai trái. Tích cực chống lại các khuynh hướng đem đối lập tư tưởng Hồ Chí Minh với chủ nghĩa Mác - Lê-nin, hòng phủ nhận vai trò của cả chủ nghĩa Mác - Lê-nin và tư tưởng Hồ Chí Minh đối với cách mạng Việt Nam. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu và truyền bá chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh một cách có hệ thống, bài bản, đi vào chiều sâu.

Năm là; Chủ động nắm bắt tình hình diễn biến tư tưởng, dư luận xã hội; xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc nảy sinh; tăng cường đoàn kết, thống nhất trong Đảng, tạo sự đồng thuận trong xã hội. Phát huy vai trò của các cơ quan báo chí trong đấu tranh vạch trần bản chất, âm mưu, thủ đoạn thâm độc của các thế lực thù địch, phản động, góp phần định hướng dư luận xã hội. Mặt khác, mỗi cơ quan, đơn vị cần duy trì tốt chuyên trang “Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng”, “Đấu tranh phản bác luận điệu sai trái, thù địch”, chuyên mục chống “diễn biến hòa bình”, “tự diễn biến”, “tự chuyển hóa”. Cùng với đó, cấp ủy, chính quyền các cấp cần tích cực thông tin và tăng cường đối thoại với nhân dân; chủ động, linh hoạt tham gia giải quyết các vấn đề của xã hội.

Sáu là; Tăng cường trau dồi kiến thức, nâng cao trình độ lý luận, chuyên môn, bồi dưỡng lý luận Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước cho đội ngũ cán bộ chủ chốt; bảo đảm việc học tập các môn lý luận chính trị được tiến hành một cách thực chất hơn, để người học nắm được những nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh, làm cơ sở xem xét, phân tích, đánh giá thấu đáo các vấn đề chính trị – xã hội diễn ra trong đời sống hiện thực. Mặt khác, xử lý nghiêm các tổ chức đảng, đảng viên vi phạm Cương lĩnh chính trị, Ðiều lệ Ðảng, Nghị quyết, Chỉ thị, Quy định của Ðảng. Các tổ chức đảng và cán bộ, đảng viên phải chấp hành nghiêm kỷ luật phát ngôn; nghiêm cấm để lộ bí mật của Ðảng, Nhà nước, lan truyền những thông tin sai lệch hoặc có nội dung xấu, xuyên tạc, vu khống, kích động…, làm nguy hại an ninh quốc gia.

Bảy là; Thường xuyên cập nhật thông tin, phát huy tích cực vai trò của các cơ quan báo chí, xuất bản. Chủ động tham mưu cho Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các cơ quan chức năng, các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ viễn thông, internet trong nước xây dựng phương án phòng ngừa, đấu tranh ngăn chặn các trang mạng phản động.

Tám là; Xây dựng phong cách văn hóa khi tham gia trên không gian mạng; Với những nội dung sau:

- Chấp hành nghiêm chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về quản lý MXH; Tuyệt đối không được lợi dụng MXH để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật.

- Không sử dụng MXH để khai thác, tuyên truyền các thông tin chưa được kiểm chứng, phiến diện, một chiều ảnh hưởng đến hoạt động công vụ.

            văn hóa, đúng chuẩn mực đạo đức gia đình và xã hội, thuần phong mỹ tục, truyền thống tốt đẹp của dân tộc.

- Biết quan tâm, lắng nghe, chia sẻ, thông cảm đến người khác. Không nên đưa ra những nhận xét, bình luận vội vàng, không đúng hoặc ác ý.

            MXH. Khuyến khích những thông tin tích cực, giá trị phù hợp với văn hóa, đạo đức của người Việt Nam.

- Nên tiếp cận những thông tin chính thống, bổ ích; không để bị sa vào những thông tin thất thiệt, tiêu cực.

- Thực hiện tốt công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý nghiêm các hành vi vi phạm trong sử dụng MXH theo quy định pháp luật. Ngăn chặn mọi thông tin xấu, độc hại, sai sự thật, phản cảm trên MXH.

Với những giải pháp nêu trên, tuy có nhiều khó khăn, thử thách nhưng có thể khẳng định rằng, việc chủ động đấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch là nhiệm vụ thường xuyên, quan trọng đối với cấp ủy, tổ chức đảng, của cả hệ thống chính trị và trước hết là mỗi cán bộ, đảng viên khi sử dụng mạng xã hội cần tỉnh táo với “một cái đầu lạnh, một trái tim nóng” và luôn kiên định về lập trường tư tưởng, vững vàng về bản lĩnh chính trị, đồng sức, đồng lòng; nhất định góp phần thắng lợi trongđấu tranh phản bác các quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới” .

Lương Nam Quốc, VP. HĐND và UBND huyện Phụng Hiệp.

 

* Bài viết được đăng phục vụ dự thi Giải Báo chí cấp tỉnh về xây dựng Đảng (Búa liềm vàng) lần thứ II-năm 2023. Tòa soạn không tham gia biên tập, tôn trọng tuyệt đối chính kiến, nội dung, hình ảnh bài viết đã được cơ quan chủ quản thống nhất thông qua.

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>