Thứ Năm, ngày 16/05/2024 | 08:43
Palestine đã và đang nỗ lực ngoại giao để trở thành thành viên Liên Hiệp Quốc, với mong muốn nâng cao uy tín trên trường quốc tế và khôi phục đất nước.
Palestine đang nỗ lực để được LHQ công nhận tư cách thành viên đầy đủ. Nguồn: THE NATION
Với tỷ lệ áp đảo 143 phiếu thuận, 9 phiếu chống và 25 phiếu trắng, tối ngày 10-5, Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã thông qua nghị quyết ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức. Nghị quyết tuyên bố Nhà nước Palestine đủ tư cách trở thành thành viên chính thức của LHQ, đồng thời khuyến nghị Hội đồng Bảo an xem xét ủng hộ tiến trình này.
Dù chỉ mang tính biểu tượng, song việc Đại hội đồng thông qua nghị quyết có ý nghĩa to lớn đối với quy chế và hoạt động của Palestine. Theo đó, Palestine sẽ được hưởng nhiều quyền hạn hơn kể từ khóa họp toàn thể sắp tới của Đại hội đồng (tháng 9-2024), như đưa ra tuyên bố thay mặt một nhóm; trình các đề xuất và sửa đổi hay đề xuất các nội dung trong chương trình nghị sự tạm thời tại các phiên họp thường kỳ hoặc bất thường...
Tuy nhiên, do chưa là thành viên đầy đủ, Palestine vẫn sẽ không được quyền ứng cử và bầu cử vào các cơ quan của LHQ như Hội đồng Bảo an hay Hội đồng Kinh tế và Xã hội (ECOSOC).
Lịch sử ghi nhận, từ năm 1974, Đại hội đồng LHQ thông qua Nghị quyết 3237 công nhận Tổ chức Giải phóng Palestine (PLO) làm thành viên quan sát.
Tới tháng 11-2012, Đại hội đồng tiếp tục thông qua nghị quyết trao cho Nhà nước Palestine quy chế “thành viên quan sát” tại LHQ.
Hiến chương LHQ quy định việc kết nạp các thành viên mới do Đại hội đồng quyết định căn cứ theo một nghị quyết đề nghị của Hội đồng Bảo an, nơi thành viên xin gia nhập cần nhận được 9/15 phiếu ủng hộ của Hội đồng Bảo an và không có ủy viên thường trực nào phủ quyết. Palestine sau đó cần nhận được sự ủng hộ của 2/3 số thành viên Đại hội đồng LHQ để trở thành thành viên chính thức.
Mới đây nhất, ngày 18-4, Mỹ, Ủy viên thường trực của Hội đồng Bảo an LHQ đã dùng quyền phủ quyết để một lần nữa ngăn chặn nghị quyết của Hội đồng Bảo an liên quan tới việc ủng hộ Palestine trở thành thành viên chính thức của LHQ.
Sở dĩ đa số các quốc gia gần đây ủng hộ Palestine là thành viên của LHQ bởi vì họ quan ngại sâu sắc đến tình hình xung đột và nhân đạo tại Dải Gaza trước các diễn biến mới phức tạp gần đây và nguy cơ leo thang thành cuộc chiến tranh khu vực. Điều này đồng nghĩa sẽ có nhiều người dân vô tội phải đổ máu và ly hương. Mong muốn của những người yêu chuộng hòa bình là Israel và Hamas ngồi vào bàn đàm phán và đạt được lệnh ngừng bắn tiến tới hòa bình cho vùng đất này. Do vậy, việc thông qua nghị quyết kết nạp Palestine làm thành viên đầy đủ của LHQ, góp phần thúc đẩy thực hiện giải pháp “hai nhà nước” nhằm đạt được hòa bình lâu dài và bền vững ở Trung Đông.
Căng thẳng giữa Israel và Palestine bắt đầu từ giữa thế kỷ 20 và kéo dài cho đến nay. Tuy nhiên, tùy từng lúc căng thẳng có những cung bậc khác nhau nhưng xung đột chưa bao giờ chấm dứt ở vùng đất này.
Nhiều tổ chức quốc tế và các quốc gia liên quan đã nỗ lực tìm kiếm giải pháp hòa bình nhưng kết quả mang lại không mấy khả quan. Hầu hết các quốc gia liên quan nhận định, giải pháp khả thi đã và đang thực hiện có hiệu quả là tiến hành cái gọi là “giải pháp hai nhà nước”. Theo đó một nhà nước Palestine độc lập sẽ được ra đời và tồn tại song song cùng với Nhà nước Israel được thành lập từ năm 1948.
Mặc dù “giải pháp hai nhà nước” vẫn vấp phải không ít sự phản đối ở cả hai phe. Nó đã đem đến sự chia rẽ sâu sắc giữa người Israel với người Palestine trong hàng thập kỷ. Tuy nhiên, giới quan sát cho rằng, chỉ có thực thi nghiêm túc giải pháp này dưới sự giám sát của LHQ thì xung đột ở Dải Gaza mới hy vọng hạ nhiệt.
HN tổng hợp
07:04 01/11/2024
Các cuộc thương lượng giữa Israel với các bên liên quan nhằm hạ nhiệt chiến sự ở cả hai mặt trận Gaza và Lebanon, đang có những dấu hiệu tích cực.
08:20 31/10/2024
Lần đầu tiên trong 15 năm, liên minh do đảng cầm quyền Dân chủ Tự do (LDP) lãnh đạo đã mất đa số ghế trong Quốc hội Nhật đã tạo ra dư luận trái chiều.
05:51 30/10/2024
Việc Quân đội Ấn Độ và Trung Quốc rút quân khỏi vùng tranh chấp biên giới đã là tín hiệu vui của cộng đồng dân cư hai quốc gia này tại vùng biên giới.
07:30 29/10/2024
Chảo lửa Trung Đông tiếp tục nóng lên khi Tel Aviv cho rằng những ai đe dọa Israel sẽ phải trả giá đắt; còn Iran tuyên bố sẽ đáp trả quyết liệt hành động gây hấn mới nhất của Israel khiến 4 quân nhân Iran tử thương.
06:01 25/10/2024
Giao tranh đang lan rộng khiến Dải Gaza không chốn bình yên, người dân đang lâm vào khủng hoảng nhân đạo trầm trọng.
07:22 24/10/2024
Gọi Hàn Quốc là “kẻ thù” kết hợp với nhiều động thái gia tăng căng thẳng, Triều Tiên đã đẩy hai nước đến bên bờ vực chiến tranh.
08:03 23/10/2024
Cuộc đua vào ghế Tổng thống Mỹ giữa Harris - Trump đã vào giai đoạn cuối bằng những hành động quyết liệt từ cả hai phía, với mong muốn sẽ là người thắng cuộc.
06:55 22/10/2024
Bộ trưởng Quốc phòng các nước thuộc Nhóm 7 nước công nghiệp phát triển (G7) đã nhóm họp tại thành phố Napoli, Italia để thảo luận tình hình căng thẳng hiện nay tại Trung Đông cũng như xung đột tại Ukraine.
08:33 21/10/2024
Đông Nam Á có thể phải đối mặt với lượng mưa lớn hơn bình thường trong những tháng tới.
07:26 18/10/2024
Xung đột Nga - Ukraine chưa có dấu hiệu hạ nhiệt, với lợi thế thuộc về Matxcơva nhưng Mỹ và phương Tây vẫn nỗ lực hỗ trợ cho Kiev khiến giao tranh ngày càng ác liệt hơn.
07:29 01/11/2024
Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) xã Lương Tâm, huyện Long Mỹ đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình 5 không, 3 sạch”, qua đó góp phần nâng cao ý thức của hội viên, phụ nữ trong thực hiện 8 tiêu chí của cuộc vận động này.
07:28 01/11/2024
Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm 2024, được Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh phát động thực hiện từ ngày 17-10 đến 18-11. Phóng viên Báo Hậu Giang có cuộc trao đổi với ông Trần Văn Chính (ảnh), Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh, về ý nghĩa, mục tiêu của Tháng cao điểm “Vì người nghèo” năm nay.
07:27 01/11/2024
Hỏa Lựu - Vị Thanh là vùng đất trẻ, do vậy các lễ hội cũng thiếu bề dày truyền thống. Phần lớn, mang theo từ quê hương bản quán người khẩn hoang về đây.
07:26 01/11/2024
Cử tri Hậu Giang kiến nghị đến các bộ, ngành chức năng liên quan bổ sung vào Luật Bảo hiểm Y tế quy định về việc thanh toán chi phí vận chuyển người bệnh từ tuyến tỉnh lên tuyến trên; quy định rõ ràng về việc tiếp nhận trẻ khuyết tật tại các trường mầm non… nhằm đảm bảo quyền lợi và sự công bằng cho người dân trong tiếp cận dịch vụ y tế và giáo dục.