Gương học Bác ngành tòa án

27/08/2018 | 08:57 GMT+7

Thấm nhuần lời Bác dạy đối với ngành tòa án nhân dân (TAND): “Phụng công, thủ pháp, chí công, vô tư”, TAND hai cấp trong tỉnh thường xuyên tổ chức quán triệt, triển khai tới các cán bộ, thẩm phán, thư ký nêu cao tính tự giác, chủ động học tập, rèn luyện, qua đó xuất hiện nhiều tấm gương tiêu biểu.

Chị Trịnh Thị Bích Hạnh nhận quyết định bổ nhiệm thẩm phán trung cấp của Chủ tịch nước.

Kiên trì, nhẫn nại với án hành chính

Lần đầu tiên tiếp xúc với chị Trịnh Thị Bích Hạnh, Phó Chánh tòa Hành chính, TAND tỉnh, điều làm phóng viên ấn tượng nhất là sự giản dị và khiêm nhường, bởi chị ít nói về mình. Trò chuyện về nghề nghiệp, về cuộc sống gia đình, chị mới dần dần trải lòng.

Năm 2003, chị tốt nghiệp Khoa luật, Trường Đại học Cần Thơ và trúng tuyển cuộc thi công chức ngành tòa án. Sau khi được phân công về công tác tại TAND tỉnh HậuGiang và TAND thành ph V Thanh, ch tri qua các vị trí công tác thư ký, thẩm phán. Ở vị trí nào chị cũng để lại dấu ấn khá đậm nét về một nữ thẩm phán yêu nghề, cống hiến hết mình cho sự nghiệp tòa án.

Công việc của thẩm phán được ví như cái “máy đa năng”, khi phải xét xử tất cả các loại án từ dân sự, hình sự, đến hành chính, hôn nhân gia đình,... và chị cũng không ngoại lệ. Khi được phân công phụ trách Tòa Hành chính, TAND tỉnh thì khó khăn lại nhân lên gấp bội. Bởi đặc thù của những vụ án hành chính thường rất phức tạp, phải đứng giữa để… phân xử chuyện “con kiến kiện củ khoai” (đối tượng khởi kiện thường là người dân, đối tượng bị kiện là người đứng đầu các cơ quan hành chính nhà nước). Có những vụ án bức xúc kéo dài nhiều năm, với hàng ngàn bút lục, khiến chị không khỏi lo lắng... Và khi mỗi bản án được tuyên, nhận được sự đồng thuận của các bên thì đó là thành công lớn.

Chị Hạnh chia sẻ: “Bản thân tôi luôn thấm nhuần lời dạy của Bác và học theo Bác trong sự kiên trì, nhẫn nại đối với công việc. Án hành chính có đặc thù riêng, trong các vụ việc thụ lý, lúc nào tôi cũng cố gắng động viên, phân tích, hòa giải giữa các bên trên cơ sở các quy định của pháp luật để các bên tìm được sự đồng thuận, giảm bớt căng thẳng”.

Nhờ kiên trì, nhẫn nại mà nhiều năm qua, cá nhân chị đạt được thành tích đáng ghi nhận khi tỷ lệ hòa giải thành các vụ án hành chính đạt khá cao.

Trong cơ quan, mọi người biết đến chị Hạnh là người gương mẫu và làm việc rất khoa học. Với chị, để có thể thực hiện hiệu quả công việc, chìa khóa của thành công, chị luôn có một nguyên tắc bất di, bất dịch, đó là: “Luôn thận trọng, kiên trì trong công việc; thường xuyên rèn luyện bản lĩnh, kỹ năng, nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ và hiểu biết xã hội”.

Thư ký trẻ năng động

Vào ngành từ năm 2011, được phân công công tác tại TAND tỉnh, chị Nguyễn Thị Phương, thư ký Tòa Dân sự, TAND tỉnh luôn không ngừng học hỏi và nỗ lực làm việc để cố gắng hoàn thành tốt nhất nhiệm vụ được giao.

Với nhiệm vụ thư ký, tham gia giúp việc cho thẩm phán các loại án: hôn nhân và gia đình, kinh doanh - thương mại, dân sự,… chị Phương luôn chịu khó học hỏi những người đi trước và nghiên cứu sâu tài liệu, đề xuất với thẩm phán phương hướng giải quyết án thích hợp, đúng pháp luật.

Theo chị Phương, là một cán bộ thì việc tu dưỡng và rèn luyện đạo đức theo gương Bác phải được thực hiện thường xuyên và suốt đời. Tuy nhiên, nói thì dễ, làm được hay không là do sự nỗ lực học tập và tinh thần trách nhiệm đối với công việc của mỗi người.

Do đó, dù sống và làm việc trong môi trường có nhiều áp lực nhưng chị Phương đã học tập được ở Bác đức tính kiên trì, vượt khó và tinh thần trách nhiệm đối với Nhân dân.

Với đặc thù công việc thường xuyên phải tiếp xúc với người dân, vì vậy chị luôn học cách khéo léo trong tiếp xúc, ứng xử, giải thích cặn kẽ cho người dân hiểu. Nhiều lúc do bức xúc, người dân có những lời nói nặng nề, chị Phương luôn bình tĩnh lắng nghe và tìm cách thuyết phục.

Chị Phương bộc bạch: “Thông qua sinh hoạt chuyên đề học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh trong chi bộ hàng tháng, tôi rút ra được rất nhiều bài học quý và cố gắng ngày càng rèn luyện bản thân, phấn đấu tốt hơn với nhiệm vụ được giao. Tôi tâm đắc nhất lời Bác dạy thanh niên: Việc đáng làm thì khó mấy cũng phải quyết tâm làm cho kỳ được; quyết tâm làm gương về mọi mặt, siêng năng, tiết kiệm, trong sạch”.

Với tinh thần làm việc như vậy, chị Phương, chị Hạnh luôn nhủ lòng sẽ tiếp tục phát huy và ngày càng hoàn thiện bản thân để góp phần làm đẹp thêm hình ảnh của người cán bộ tòa án trong lòng Nhân dân; sẵn sàng đóng góp sức trẻ, luôn nhiệt huyết với nghề để xứng đáng với niềm tin yêu của lãnh đạo, đồng nghiệp….

Bài, ảnh: ĐÌNH BẢO

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>