ĐBSCL cần năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới

12/06/2023 | 06:55 GMT+7

(HG) - Tại TP.Cần Thơ, Bộ Xây dựng phối hợp với UBND thành phố Cần Thơ, Báo Xây dựng vừa tổ chức Diễn đàn “Triển vọng đầu tư xây dựng hạ tầng - Phát triển kinh tế ĐBSCL”. Tham dự diễn đàn có ông Phan Đức Hiếu, Ủy viên Thường trực, Ủy ban Kinh tế Quốc hội; Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn; lãnh đạo các tỉnh, khu vực ĐBSCL; đại biểu đại diện các bộ, ngành, ngân hàng và các chuyên gia kinh tế, nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự. Về phía tỉnh Hậu Giang, dự có ông Nguyễn Văn Hòa, Phó Chủ tịch UBND tỉnh.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn phát biểu tại Diễn đàn.

Để phát triển bền vững, theo PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, nguyên Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam, vùng cần những năng lực tư duy mới, cách tiếp cận phát triển mới cần tăng cường năng lực chống chịu.

Ông Nguyễn Văn Hòa (thứ 2 từ trái sang phải), Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hậu Giang tham dự hội nghị.

Giữ đất, giữ nước theo hướng thuận thiên. Nguồn lực tiếp tục nuôi dưỡng cấu trúc kinh tế - xã hội hiện có, để tiếp tục phát triển. Đô thị hóa đang cần nhiều vật liệu, các con sông bị ảnh hưởng do khai thác cát. Xây dựng hạ tầng tính đến bảo tồn để ĐBSCL phát triển bền vững, xứng tầm. Tầm nhìn dựa trên hai giải pháp chiến lược chính là quản lý thách thức và tạo giá trị. Phát triển vùng ĐBSCL thành trung tâm kinh tế nông nghiệp bền vững; hình thành các hành lang kinh tế và chuỗi đô thị động lực; tạo dựng môi trường sống bền vững, chất lượng sống tốt cho người dân gắn với bảo tồn tài nguyên, hệ sinh thái...

PGS.TS Trần Đình Thiên, Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, Nguyên viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam.

Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Tường Văn cho rằng, ĐBSCL là khu vực có vị thế hết sức quan trọng và có nhiều tiềm năng, lợi thế phát triển kinh tế toàn diện. Chính vì vậy, quy hoạch tổng thể quốc gia thời kỳ 2021-2030 đặt mục tiêu đến năm 2030 của khu vực là mức tăng trưởng bình quân phải đạt khoảng 6,5-7%/năm. Do đó, phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật là điều kiện thiết yếu và cấp bách. Trong đó, việc củng cố, hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật góp phần kích thích đầu tư, tạo thuận lợi cho việc xây dựng, mở rộng các đô thị, khu công nghiệp. Từ đó thúc đẩy thị trường phát triển, làm gia tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh và lưu thông hàng hóa trong nền kinh tế, tạo động lực cho quá trình phân bố lại dân cư, lao động. Thứ trưởng khẳng định, các ý kiến trao đổi, thảo luận, tham luận tại Diễn đàn, sẽ góp phần quan trọng để Bộ Xây dựng và các bộ, ngành có liên quan nghiên cứu, xây dựng, hoàn thiện hệ thống chính sách cho phát triển Vùng ĐBSCL cũng như cải thiện và nâng cao hiệu quả thực thi chính sách vùng hiện có trong thời gian tới.

Tin, ảnh: MỘNG TOÀN

Viết bình luận mới
Tin cùng chuyên mục
Các tin khác
Xem thêm >>